Rạng sáng 19/3, bầu trời tại Belgorod bừng lên ánh lửa từ những vụ nổ của xe quét mìn UR-77. Cảnh tượng giống như một màn pháo hoa rực rỡ, nhưng ẩn chứa bên trong là sự chết chóc. Ảnh minh họa: Moscow Times200 binh sĩ cảm tử Ukraine, dưới sự che phủ của màn đêm, đã vượt qua bãi mìn, mở cuộc tập kích bất ngờ vào lãnh thổ Nga theo chiến thuật “vây Ngụy cứu Triệu” mà họ kỳ vọng sẽ giải vây mặt trận Kursk - Sumy. Ảnh: Bộ Quốc phòng UkraineThế nhưng, chiến dịch Belgorod được Kiev đặt nhiều hy vọng này lại trở thành thảm kịch, thiêu rụi hàng triệu USD vũ khí chỉ trong vài giờ ngắn ngủi. Ảnh: Bộ Quốc phòng NgaXe quét mìn UR-77 – cỗ máy khổng lồ trị giá 18 triệu USD, vốn được Ukraine kỳ vọng là mũi dao xuyên thủng phòng tuyến Nga – lại trở thành minh chứng cho sự thất bại nặng nề. Chỉ sau 27 phút, hành lang rộng trăm mét đã bị UAV tấn công-trinh sát của Nga phát hiện, biến thành cái bẫy chết chóc đối với binh sĩ Ukraine. Ảnh: Top WarTrong khi đó, những chiếc xe tăng M1A2 lại sa lầy trong những đầm lầy biên giới, không thể nhúc nhích. Cùng lúc đó, nhà máy chế tạo xe tăng Omsk của Nga vẫn đang sản xuất T-90M với tốc độ 38 chiếc mỗi ngày. Sự chênh lệch công nghiệp áp đảo này khiến đơn vị thiết giáp Ukraine đột nhập Belgorod trở thành những mục tiêu di động dưới làn mưa đạn pháo của Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng NgaNếu cuộc tập kích của Ukraine là một canh bạc, thì cuộc “siết chặt công nghệ” của Nga chính là đòn chí mạng trong ván cược này. Khi các chỉ huy Ukraine vẫn đang sử dụng bộ đàm mã hóa để triển khai chiến thuật, lực lượng tác chiến điện tử của Hạm đội Caspi đã giải mã toàn bộ tần số liên lạc của họ. Trong cuộc chiến thông tin này, Ukraine hoàn toàn rơi vào thế bất lợi. Ảnh: Bộ Quốc phòng NgaĐêm 19/3, phi đội Su-34 xuất hiện trong màn đêm như những bóng ma, thả bom nhiệt nhôm chính xác xuống lực lượng Ukraine đang cố gắng phá vây. Biển lửa 1.500°C ngay lập tức biến 12 xe bọc thép do Mỹ viện trợ thành đống sắt vụn. Cú đánh áp đảo này khiến hệ thống Starlink cũng trở nên vô dụng. Trong cuộc chiến công nghệ này, Ukraine hoàn toàn rơi vào thế bị động. Ảnh: Bộ Quốc phòng NgaNếu công nghệ và sức mạnh công nghiệp là yếu tố quyết định thắng bại, thì sự ổn định của chuỗi hậu cần lại là chìa khóa giúp duy trì chiến tranh. Tuy nhiên, trong cuộc tập kích này, điểm yếu chí mạng của Ukraine lại chính là chuỗi hậu cần. Ảnh: RIA NovostiMỗi binh sĩ Ukraine chỉ có thể mang theo số lượng nhỏ tư trang, đạn dược trong khi đó nhiệm vụ tác chiến ở Belgorod là không xác định về mặt thời gian. Trong khi đó, pháo binh Nga có thể tiêu thụ tới 3.000 quả đạn 152mm mỗi ngày, tạo ra hỏa lực áp đảo khiến Ukraine không thể chống đỡ. Ảnh: ReutersKhoảng cách về hậu cần này đã định sẵn rằng chiến thuật "vây Ngụy cứu Triệu" của Ukraine chỉ có thể trở thành một cuộc tấn công cảm tử bi thương. Ảnh: TASS
Rạng sáng 19/3, bầu trời tại Belgorod bừng lên ánh lửa từ những vụ nổ của xe quét mìn UR-77. Cảnh tượng giống như một màn pháo hoa rực rỡ, nhưng ẩn chứa bên trong là sự chết chóc. Ảnh minh họa: Moscow Times
200 binh sĩ cảm tử Ukraine, dưới sự che phủ của màn đêm, đã vượt qua bãi mìn, mở cuộc tập kích bất ngờ vào lãnh thổ Nga theo chiến thuật “vây Ngụy cứu Triệu” mà họ kỳ vọng sẽ giải vây mặt trận Kursk - Sumy. Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine
Thế nhưng, chiến dịch Belgorod được Kiev đặt nhiều hy vọng này lại trở thành thảm kịch, thiêu rụi hàng triệu USD vũ khí chỉ trong vài giờ ngắn ngủi. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Xe quét mìn UR-77 – cỗ máy khổng lồ trị giá 18 triệu USD, vốn được Ukraine kỳ vọng là mũi dao xuyên thủng phòng tuyến Nga – lại trở thành minh chứng cho sự thất bại nặng nề. Chỉ sau 27 phút, hành lang rộng trăm mét đã bị UAV tấn công-trinh sát của Nga phát hiện, biến thành cái bẫy chết chóc đối với binh sĩ Ukraine. Ảnh: Top War
Trong khi đó, những chiếc xe tăng M1A2 lại sa lầy trong những đầm lầy biên giới, không thể nhúc nhích. Cùng lúc đó, nhà máy chế tạo xe tăng Omsk của Nga vẫn đang sản xuất T-90M với tốc độ 38 chiếc mỗi ngày. Sự chênh lệch công nghiệp áp đảo này khiến đơn vị thiết giáp Ukraine đột nhập Belgorod trở thành những mục tiêu di động dưới làn mưa đạn pháo của Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Nếu cuộc tập kích của Ukraine là một canh bạc, thì cuộc “siết chặt công nghệ” của Nga chính là đòn chí mạng trong ván cược này. Khi các chỉ huy Ukraine vẫn đang sử dụng bộ đàm mã hóa để triển khai chiến thuật, lực lượng tác chiến điện tử của Hạm đội Caspi đã giải mã toàn bộ tần số liên lạc của họ. Trong cuộc chiến thông tin này, Ukraine hoàn toàn rơi vào thế bất lợi. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Đêm 19/3, phi đội Su-34 xuất hiện trong màn đêm như những bóng ma, thả bom nhiệt nhôm chính xác xuống lực lượng Ukraine đang cố gắng phá vây. Biển lửa 1.500°C ngay lập tức biến 12 xe bọc thép do Mỹ viện trợ thành đống sắt vụn. Cú đánh áp đảo này khiến hệ thống Starlink cũng trở nên vô dụng. Trong cuộc chiến công nghệ này, Ukraine hoàn toàn rơi vào thế bị động. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Nếu công nghệ và sức mạnh công nghiệp là yếu tố quyết định thắng bại, thì sự ổn định của chuỗi hậu cần lại là chìa khóa giúp duy trì chiến tranh. Tuy nhiên, trong cuộc tập kích này, điểm yếu chí mạng của Ukraine lại chính là chuỗi hậu cần. Ảnh: RIA Novosti
Mỗi binh sĩ Ukraine chỉ có thể mang theo số lượng nhỏ tư trang, đạn dược trong khi đó nhiệm vụ tác chiến ở Belgorod là không xác định về mặt thời gian. Trong khi đó, pháo binh Nga có thể tiêu thụ tới 3.000 quả đạn 152mm mỗi ngày, tạo ra hỏa lực áp đảo khiến Ukraine không thể chống đỡ. Ảnh: Reuters
Khoảng cách về hậu cần này đã định sẵn rằng chiến thuật "vây Ngụy cứu Triệu" của Ukraine chỉ có thể trở thành một cuộc tấn công cảm tử bi thương. Ảnh: TASS