Nhằm ứng phó với các cuộc tấn công trên không liên tục của lực lượng Nga, mới đây Bộ Quốc phòng Ukraine đã công bố một hệ thống phòng không di động sáng tạo. Bước phát triển này cho thấy những nỗ lực không ngừng của ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine. Ảnh WikipediaHệ thống phòng không mới này tích hợp tên lửa không đối không R-73 của Nga vào các nền tảng xe HMMWV (Humvee), một loại xe đa năng cơ động cao do Mỹ cung cấp. Sự kết hợp hoàn hảo này đã tạo ra một giải pháp có tính cơ động cao và hiệu quả, nhằm chống lại các mối đe dọa trên không như máy bay không người lái và tên lửa. Ảnh The War ZoneTrong bối cảnh không phận của Ukraine liên tục bị máy bay không người lái, tên lửa và các mối đe dọa trên không khác của Nga nhắm tới, gây ra thiệt hại đáng kể cho cơ sở hạ tầng và khu vực dân sự. Nguồn cung hạn chế từ các đồng minh châu Âu và Mỹ, đã buộc Ukraine phải tìm kiếm các giải pháp thay thế để tăng cường khả năng phòng thủ của mình. Ảnh mil.in.uaR-73, được NATO gọi là AA-11 Archer, là tên lửa tầm ngắn dẫn đường bằng hồng ngoại, ban đầu được thiết kế để chiến đấu không đối không. Được phát triển vào cuối thế kỷ 20, tên lửa này đã trở thành vũ khí chính cho nhiều máy bay chiến đấu của Liên Xô, bao gồm MiG-29 và Su-27. Ảnh WikipediaTên lửa R-73 dài khoảng 2,9 mét, đường kính 170 mm và sải cánh 510 mm. Tên lửa nặng khoảng 105 kg và có thể đạt tốc độ lên tới 3.000 km/h. Tầm hoạt động của tên lửa lên tới 30 km và được trang bị đầu đạn phân mảnh nổ mạnh nặng 7,4 kg. Ảnh WikipediaNgoài ra, R-73 sử dụng đầu dò hồng ngoại để dẫn đường, có khả năng phát hiện mục tiêu lệch tới 40 độ so với đường tâm của tên lửa. Đầu dò hồng ngoại cho phép nhắm mục tiêu thụ động, giảm khả năng bị radar của đối phương phát hiện.Quá trình chuyển đổi R-73 từ tên lửa không đối không sang tên lửa đất đối không liên quan đến một số sửa đổi kỹ thuật. Việc lắp đặt bệ phóng tên lửa R-73 vào xe HMMWV mang lại khả năng cơ động cao, cho phép triển khai nhanh chóng để ứng phó với các mối đe dọa. Hệ thống theo dõi quang học và radar mặt đất sẽ giúp bù đắp cho việc thiếu dẫn đường radar trên không.Bên cạnh đó, hệ thống bắn của tên lửa R-73 cũng được điều chỉnh để phù hợp với các thông số phóng trên mặt đất, đảm bảo trình tự nhắm mục tiêu và tấn công chính xác. Hơn nữa, các điều chỉnh kỹ thuật được thực hiện để đảm bảo đầu dò và hệ thống đẩy của tên lửa hoạt động tối ưu trong điều kiện phóng từ mặt đất, có tính đến các yếu tố như góc phóng và sự thay đổi nhiệt độ.Việc triển khai hệ thống phòng không di động này mang lại nhiều lợi thế chiến lược. Giải pháp này tiết kiệm chi phí, tận dụng được kho tên lửa và nền tảng xe hiện có, do đó giảm thiểu gánh nặng tài chính so với việc mua hệ thống mới. Tính di động của hệ thống cho phép nó triển khai để bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng và ứng phó với bối cảnh đe dọa thay đổi.Trước đó, Ukraine cũng vận hành hệ thống phòng không AN/TWQ-1 Avenger do Mỹ cung cấp, dựa trên xe HMMWV và sử dụng tên lửa FIM-92 Stinger. Những phát triển này hứa hẹn sẽ nâng cao phạm vi bao phủ và khả năng phục hồi tổng thể của mạng lưới phòng không Ukraine.Sáng kiến này minh họa cho cách thích ứng của Ukraine đối với chiến tranh hiện đại, kết hợp giữa viện trợ quân sự phương Tây với công nghệ thời Liên Xô để tạo ra hệ thống phòng thủ hiệu quả chống lại các mối đe dọa trên không tinh vi.Không những thế, những sáng kiến này cũng nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về sự đổi mới liên tục và tính đột phá trong quốc phòng, đặc biệt là khi phải đối mặt với những mối đe doạ dai dẳng, tiên tiến về mặt công nghệ.
Nhằm ứng phó với các cuộc tấn công trên không liên tục của lực lượng Nga, mới đây Bộ Quốc phòng Ukraine đã công bố một hệ thống phòng không di động sáng tạo. Bước phát triển này cho thấy những nỗ lực không ngừng của ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine. Ảnh Wikipedia
Hệ thống phòng không mới này tích hợp tên lửa không đối không R-73 của Nga vào các nền tảng xe HMMWV (Humvee), một loại xe đa năng cơ động cao do Mỹ cung cấp. Sự kết hợp hoàn hảo này đã tạo ra một giải pháp có tính cơ động cao và hiệu quả, nhằm chống lại các mối đe dọa trên không như máy bay không người lái và tên lửa. Ảnh The War Zone
Trong bối cảnh không phận của Ukraine liên tục bị máy bay không người lái, tên lửa và các mối đe dọa trên không khác của Nga nhắm tới, gây ra thiệt hại đáng kể cho cơ sở hạ tầng và khu vực dân sự. Nguồn cung hạn chế từ các đồng minh châu Âu và Mỹ, đã buộc Ukraine phải tìm kiếm các giải pháp thay thế để tăng cường khả năng phòng thủ của mình. Ảnh mil.in.ua
R-73, được NATO gọi là AA-11 Archer, là tên lửa tầm ngắn dẫn đường bằng hồng ngoại, ban đầu được thiết kế để chiến đấu không đối không. Được phát triển vào cuối thế kỷ 20, tên lửa này đã trở thành vũ khí chính cho nhiều máy bay chiến đấu của Liên Xô, bao gồm MiG-29 và Su-27. Ảnh Wikipedia
Tên lửa R-73 dài khoảng 2,9 mét, đường kính 170 mm và sải cánh 510 mm. Tên lửa nặng khoảng 105 kg và có thể đạt tốc độ lên tới 3.000 km/h. Tầm hoạt động của tên lửa lên tới 30 km và được trang bị đầu đạn phân mảnh nổ mạnh nặng 7,4 kg. Ảnh Wikipedia
Ngoài ra, R-73 sử dụng đầu dò hồng ngoại để dẫn đường, có khả năng phát hiện mục tiêu lệch tới 40 độ so với đường tâm của tên lửa. Đầu dò hồng ngoại cho phép nhắm mục tiêu thụ động, giảm khả năng bị radar của đối phương phát hiện.
Quá trình chuyển đổi R-73 từ tên lửa không đối không sang tên lửa đất đối không liên quan đến một số sửa đổi kỹ thuật. Việc lắp đặt bệ phóng tên lửa R-73 vào xe HMMWV mang lại khả năng cơ động cao, cho phép triển khai nhanh chóng để ứng phó với các mối đe dọa. Hệ thống theo dõi quang học và radar mặt đất sẽ giúp bù đắp cho việc thiếu dẫn đường radar trên không.
Bên cạnh đó, hệ thống bắn của tên lửa R-73 cũng được điều chỉnh để phù hợp với các thông số phóng trên mặt đất, đảm bảo trình tự nhắm mục tiêu và tấn công chính xác. Hơn nữa, các điều chỉnh kỹ thuật được thực hiện để đảm bảo đầu dò và hệ thống đẩy của tên lửa hoạt động tối ưu trong điều kiện phóng từ mặt đất, có tính đến các yếu tố như góc phóng và sự thay đổi nhiệt độ.
Việc triển khai hệ thống phòng không di động này mang lại nhiều lợi thế chiến lược. Giải pháp này tiết kiệm chi phí, tận dụng được kho tên lửa và nền tảng xe hiện có, do đó giảm thiểu gánh nặng tài chính so với việc mua hệ thống mới. Tính di động của hệ thống cho phép nó triển khai để bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng và ứng phó với bối cảnh đe dọa thay đổi.
Trước đó, Ukraine cũng vận hành hệ thống phòng không AN/TWQ-1 Avenger do Mỹ cung cấp, dựa trên xe HMMWV và sử dụng tên lửa FIM-92 Stinger. Những phát triển này hứa hẹn sẽ nâng cao phạm vi bao phủ và khả năng phục hồi tổng thể của mạng lưới phòng không Ukraine.
Sáng kiến này minh họa cho cách thích ứng của Ukraine đối với chiến tranh hiện đại, kết hợp giữa viện trợ quân sự phương Tây với công nghệ thời Liên Xô để tạo ra hệ thống phòng thủ hiệu quả chống lại các mối đe dọa trên không tinh vi.
Không những thế, những sáng kiến này cũng nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về sự đổi mới liên tục và tính đột phá trong quốc phòng, đặc biệt là khi phải đối mặt với những mối đe doạ dai dẳng, tiên tiến về mặt công nghệ.