Vào ngày 28/3/2025, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova trả lời với báo chí rằng, bà khẳng định hai cường quốc phương Tây này đóng vai trò chủ chốt trong cuộc tấn công của Ukraine vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga. Ảnh ReutersTheo bà Zakharova, cuộc tấn công nhắm vào trạm đo khí đốt Sudzha ở vùng Kursk và đã phá hủy cơ sở này. Bà tiết lộ thêm rằng, cuộc tấn công của Ukraine được tiến hành bằng hệ thống HIMARS do Mỹ sản xuất, với sự hỗ trợ nhắm mục tiêu và dẫn đường từ vệ tinh Pháp và các chuyên gia Anh. Ảnh Wikipedia"Chúng tôi có lý do để tin rằng việc nhắm mục tiêu và điều hướng trong cuộc tấn công đã được hỗ trợ bằng vệ tinh của Pháp. Các chuyên gia Anh đã nhập tọa độ mục tiêu và phóng tên lửa và mệnh lệnh đến từ London", bà Zakharova bình luận về cuộc tấn công. Ảnh RedditNhững cáo buộc của bà Zakharova nếu được chứng minh có thể đánh dấu sự leo thang đáng kể, trong sự can dự của phương Tây vào cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra, làm dấy lên câu hỏi về vai trò của các đồng minh NATO trong một cuộc xung đột đã kéo dài hơn ba năm. Ảnh Bulgarian MilitaryHiện tại, cả chính phủ Anh và Pháp đều không đưa ra phản hồi ngay lập tức trước những cáo buộc từ phía người phát ngôn Bộ ngoại giao Nga, điều này khiến cộng đồng quốc tế phải đặt ra câu hỏi rằng liệu có sự tiếp tay đằng sau cho vụ tấn công của Ukraine. Ảnh WikipediaSự cố này xảy ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Nga và các quốc gia phương Tây ủng hộ Ukraine. Kể từ khi cuộc xung đột toàn diện bắt đầu từ tháng 2/2022, Vương quốc Anh và Pháp đã lên tiếng ủng hộ Kiev, cung cấp viện trợ quân sự và thúc đẩy các biện pháp mạnh mẽ hơn chống lại Moscow.Cả hai nước đều cung cấp cho Ukraine vũ khí tiên tiến, bao gồm tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh và tên lửa SCALP của Pháp, có khả năng tương tự như tên lửa đạn đạo ATACMS do Mỹ sản xuất. Những vũ khí này có thể phóng tên lửa tầm ngắn với dữ liệu vệ tinh dẫn đường chính xác.Bên cạnh đó, trạm đo khí đốt Sudzha nằm ở khu vực Kursk, vùng biên giới đã chứng kiến nhiều cuộc giao tranh dữ dội, nơi đây là một nút quan trọng trong mạng lưới năng lượng của Nga và là một phần của hệ thống đường ống vốn vận chuyển khí đốt tự nhiên đến châu Âu.Các nhà phân tích quân sự lưu ý rằng, khu vực Kursk đã trở thành tâm điểm trong những tháng gần đây. Lực lượng Ukraine đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ tại đó vào tháng 8/2024, chiếm giữ hơn 1.000 km2 lãnh thổ Nga, nhằm phá vỡ các tuyến tiếp tế của Moscow và Nga phải phân bổ lại lực lượng.Cuộc tấn công vào Sudzha có thể được coi là một nỗ lực của Ukraine nhằm làm suy yếu hệ thống hậu cần của Nga trong khu vực, mặc dù nó có nguy cơ làm leo thang thêm tình hình vốn đã bất ổn.Sự cố Sudzha diễn ra trong bối cảnh các bên đang đàm phán một thỏa thuận ngừng bắn về các mục tiêu năng lượng được làm trung gian giữa Mỹ và Nga hồi đầu tháng 3. Sau các cuộc đàm phán tại Saudi Arabia, Ukraine đã đồng ý tạm dừng 30 ngày các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga, một thỏa thuận được Tổng thống Volodymyr Zelensky ca ngợi là một bước đột phá ngoại giao.Cuộc tấn công vào Sudzha, diễn ra chỉ vài tuần sau đó, dường như vi phạm thỏa thuận. Không rõ liệu chính quyền Kiev có phải đã chấp thuận cho tiến hành cuộc tấn công này hay không hoặc nó có thể được thực hiện bởi các lực lượng có quan điểm cứng rắn trong quân đội. Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối bình luận về các cáo buộc chống lại các đồng minh của mình, chỉ tuyên bố rằng họ vẫn tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình.
Vào ngày 28/3/2025, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova trả lời với báo chí rằng, bà khẳng định hai cường quốc phương Tây này đóng vai trò chủ chốt trong cuộc tấn công của Ukraine vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga. Ảnh Reuters
Theo bà Zakharova, cuộc tấn công nhắm vào trạm đo khí đốt Sudzha ở vùng Kursk và đã phá hủy cơ sở này. Bà tiết lộ thêm rằng, cuộc tấn công của Ukraine được tiến hành bằng hệ thống HIMARS do Mỹ sản xuất, với sự hỗ trợ nhắm mục tiêu và dẫn đường từ vệ tinh Pháp và các chuyên gia Anh. Ảnh Wikipedia
"Chúng tôi có lý do để tin rằng việc nhắm mục tiêu và điều hướng trong cuộc tấn công đã được hỗ trợ bằng vệ tinh của Pháp. Các chuyên gia Anh đã nhập tọa độ mục tiêu và phóng tên lửa và mệnh lệnh đến từ London", bà Zakharova bình luận về cuộc tấn công. Ảnh Reddit
Những cáo buộc của bà Zakharova nếu được chứng minh có thể đánh dấu sự leo thang đáng kể, trong sự can dự của phương Tây vào cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra, làm dấy lên câu hỏi về vai trò của các đồng minh NATO trong một cuộc xung đột đã kéo dài hơn ba năm. Ảnh Bulgarian Military
Hiện tại, cả chính phủ Anh và Pháp đều không đưa ra phản hồi ngay lập tức trước những cáo buộc từ phía người phát ngôn Bộ ngoại giao Nga, điều này khiến cộng đồng quốc tế phải đặt ra câu hỏi rằng liệu có sự tiếp tay đằng sau cho vụ tấn công của Ukraine. Ảnh Wikipedia
Sự cố này xảy ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Nga và các quốc gia phương Tây ủng hộ Ukraine. Kể từ khi cuộc xung đột toàn diện bắt đầu từ tháng 2/2022, Vương quốc Anh và Pháp đã lên tiếng ủng hộ Kiev, cung cấp viện trợ quân sự và thúc đẩy các biện pháp mạnh mẽ hơn chống lại Moscow.
Cả hai nước đều cung cấp cho Ukraine vũ khí tiên tiến, bao gồm tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh và tên lửa SCALP của Pháp, có khả năng tương tự như tên lửa đạn đạo ATACMS do Mỹ sản xuất. Những vũ khí này có thể phóng tên lửa tầm ngắn với dữ liệu vệ tinh dẫn đường chính xác.
Bên cạnh đó, trạm đo khí đốt Sudzha nằm ở khu vực Kursk, vùng biên giới đã chứng kiến nhiều cuộc giao tranh dữ dội, nơi đây là một nút quan trọng trong mạng lưới năng lượng của Nga và là một phần của hệ thống đường ống vốn vận chuyển khí đốt tự nhiên đến châu Âu.
Các nhà phân tích quân sự lưu ý rằng, khu vực Kursk đã trở thành tâm điểm trong những tháng gần đây. Lực lượng Ukraine đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ tại đó vào tháng 8/2024, chiếm giữ hơn 1.000 km2 lãnh thổ Nga, nhằm phá vỡ các tuyến tiếp tế của Moscow và Nga phải phân bổ lại lực lượng.
Cuộc tấn công vào Sudzha có thể được coi là một nỗ lực của Ukraine nhằm làm suy yếu hệ thống hậu cần của Nga trong khu vực, mặc dù nó có nguy cơ làm leo thang thêm tình hình vốn đã bất ổn.
Sự cố Sudzha diễn ra trong bối cảnh các bên đang đàm phán một thỏa thuận ngừng bắn về các mục tiêu năng lượng được làm trung gian giữa Mỹ và Nga hồi đầu tháng 3. Sau các cuộc đàm phán tại Saudi Arabia, Ukraine đã đồng ý tạm dừng 30 ngày các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga, một thỏa thuận được Tổng thống Volodymyr Zelensky ca ngợi là một bước đột phá ngoại giao.
Cuộc tấn công vào Sudzha, diễn ra chỉ vài tuần sau đó, dường như vi phạm thỏa thuận. Không rõ liệu chính quyền Kiev có phải đã chấp thuận cho tiến hành cuộc tấn công này hay không hoặc nó có thể được thực hiện bởi các lực lượng có quan điểm cứng rắn trong quân đội. Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối bình luận về các cáo buộc chống lại các đồng minh của mình, chỉ tuyên bố rằng họ vẫn tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình.