Lần đầu tiên vũ khí hạt nhân được sử dụng trong chiến tranh gây rúng động dư luận thế giới là khi Mỹ ném hai quả bom hạt nhân xuống 2 thành phố Hiroshima và Nagashaki của Nhật Bản trong các ngày 6 và 9/8/1945.Hậu quả là hàng trăm ngàn người dân Nhật Bản thiệt mạng và nhiều khu vực ở Hiroshima và Nagashaki gần như bị san phẳng do tác động của vụ nổ bom nguyên tử.Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, Mỹ tiếp tục tiến hành thử nghiệm hàng loạt vũ khí hạt nhân. Các đảo san hô Bikini và Enewetak thuộc Thái Bình Dương là những nơi được giới chức Mỹ lựa chọn làm nơi diễn ra các vụ thử nghiệm.Trong số này có việc, Mỹ thử nghiệm 2 quả bom hạt nhân Able và Baker nằm trong khuôn khổ chiến dịch Crossroads (tạm dịch: Ngã Tư) tại đảo san hô Bikvòng Bikini vào giữa năm 1946.Đây là những vụ nổ hạt nhân dưới nước đầu tiên trên thế giới. Mỹ thực hiện 2 vụ thử hạt nhân này để nghiên cứu ảnh hưởng của vũ khí hạt nhân lên các tàu hải quân.Hậu quả là đám mây do vụ nổ hạt nhân dưới nước gây ra bốc lên đem theo chất độc phóng xạ lên tầng bình lưu. Đám mây phóng xạ từ vụ nổ đã lơ lửng suốt nhiều ngày trước khi tan trên bầu trời.Những cơn mưa phóng xạ khiến người dân và động vật ở những hòn đảo lân cận bị nhiễm cường độ phóng xạ nghiêm trọng.Do vậy, đảo san hô Bikini và Enewetak không có cư dân sinh sống bởi mức độ phóng xạ trong đất cao hơn bình thường hàng chục lần.Mức độ phóng xạ vượt quá ngưỡng an toàn đối với con người nên không đảm bảo an toàn cho cuộc sống của cư dân.Thêm nữa, những năm gần đây, biến đối khí hậu khiến nước biển dâng cao khiến một số chuyên gia lo ngại các đồng vị phóng xạ có nguy cơ phát tán ra vùng biển Thái Bình Dương ngày càng nhiều cũng như đe dọa lây lan sang các vùng biển, đại dương xung quanh.Video: Chương trình hạt nhân quan trọng thế nào với Triều Tiên (nguồn: VTC1)
Lần đầu tiên vũ khí hạt nhân được sử dụng trong chiến tranh gây rúng động dư luận thế giới là khi Mỹ ném hai quả bom hạt nhân xuống 2 thành phố Hiroshima và Nagashaki của Nhật Bản trong các ngày 6 và 9/8/1945.
Hậu quả là hàng trăm ngàn người dân Nhật Bản thiệt mạng và nhiều khu vực ở Hiroshima và Nagashaki gần như bị san phẳng do tác động của vụ nổ bom nguyên tử.
Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, Mỹ tiếp tục tiến hành thử nghiệm hàng loạt vũ khí hạt nhân. Các đảo san hô Bikini và Enewetak thuộc Thái Bình Dương là những nơi được giới chức Mỹ lựa chọn làm nơi diễn ra các vụ thử nghiệm.
Trong số này có việc, Mỹ thử nghiệm 2 quả bom hạt nhân Able và Baker nằm trong khuôn khổ chiến dịch Crossroads (tạm dịch: Ngã Tư) tại đảo san hô Bikvòng Bikini vào giữa năm 1946.
Đây là những vụ nổ hạt nhân dưới nước đầu tiên trên thế giới. Mỹ thực hiện 2 vụ thử hạt nhân này để nghiên cứu ảnh hưởng của vũ khí hạt nhân lên các tàu hải quân.
Hậu quả là đám mây do vụ nổ hạt nhân dưới nước gây ra bốc lên đem theo chất độc phóng xạ lên tầng bình lưu. Đám mây phóng xạ từ vụ nổ đã lơ lửng suốt nhiều ngày trước khi tan trên bầu trời.
Những cơn mưa phóng xạ khiến người dân và động vật ở những hòn đảo lân cận bị nhiễm cường độ phóng xạ nghiêm trọng.
Do vậy, đảo san hô Bikini và Enewetak không có cư dân sinh sống bởi mức độ phóng xạ trong đất cao hơn bình thường hàng chục lần.
Mức độ phóng xạ vượt quá ngưỡng an toàn đối với con người nên không đảm bảo an toàn cho cuộc sống của cư dân.
Thêm nữa, những năm gần đây, biến đối khí hậu khiến nước biển dâng cao khiến một số chuyên gia lo ngại các đồng vị phóng xạ có nguy cơ phát tán ra vùng biển Thái Bình Dương ngày càng nhiều cũng như đe dọa lây lan sang các vùng biển, đại dương xung quanh.
Video: Chương trình hạt nhân quan trọng thế nào với Triều Tiên (nguồn: VTC1)