Nghi lễ có tên tiếng bản địa là "Manene" được người Toraja thực hiện trước hoặc sau vụ thu hoạch tháng 8. Họ sẽ khai quật mộ các thành viên gia đình và làm sạch phần mộ. Nghi lễ này bắt nguồn từ niềm tin của cộng đồng Toraja về mối liên kết vô hạn giữa sự sống và cái chết. "Manene" được coi là lễ tang thứ hai và nhằm để ngăn thi thể phân hủy. Ảnh: AFP.“Đôi khi chúng tôi trò chuyện với họ và xin họ phù hộ cho chúng tôi có sức khỏe và sự thịnh vượng”, Rony Pasang, người vừa thực hiện nghi lễ Manene truyền thống với gia đình hôm 29/8, nói với AFP. Ông Pasang đã khai quật mộ một số thành viên trong gia đình, bao gồm cả bà và bà cố. Ông Pasang đã cùng với các con, cháu bày tỏ lòng kính trọng trước những xác ướp teo tóp. Ảnh: Shutterstock.Xác các thành viên trong gia đình ở làng Panggala được khai quật và phơi nắng cho khô trước khi mặc quần áo. Họ cũng tổ chức một bữa tiệc và dành một con lợn cho dịp này. Ảnh: AFP.Người dân trên đảo giao tiếp với các xác ướp như thể họ còn sống. Trước khi đặt xác ướp trở lại vào phần mộ cùng với nhiều món quà, họ cũng làm sạch phần mộ và thay quan tài cũ bằng quan tài mới được trang trí sặc sỡ, theo Mirror. Ảnh: PA.Cộng đồng Toraja có khoảng một triệu người, đa số theo đạo Cơ Đốc nhưng họ vẫn giữ nhiều nghi lễ và tín ngưỡng vật linh. Người Toraja có nhiều nghi lễ phức tạp dành cho người thân đã qua đời. Những người đã khuất được ướp xác bằng giấm chua và lá trà. Ngày nay, các gia đình thường tiêm dung dịch formaldehyde vào tử thi. Ảnh: PA.Các gia đình thường giữ xác ướp của những người thân mới qua đời trong nhà hàng tháng - đôi khi hàng năm - trong khi họ để tang người chết và tiết kiệm tiền cho nghi lễ chôn cất. Đôi khi họ sử dụng “Tongkonan” - ngôi nhà được thiết kế đặc biệt làm nơi chứa xác người chết trước khi chôn cất. Ảnh: PA.Vì quá coi trọng cái chết, coi đây như sự kiện quan trọng nhất của cuộc đời, những người Toraja thường nợ nần chồng chất để lo tổ chức đám tang. Họ luôn nỗ lực để coi người thân đã mất vẫn là một phần trong gia đình. Ảnh: PA.Eric Crystal Rante Allo, một người Toraja, từng nói với tờ Sydney Morning Herald: “Người Toraja tin rằng linh hồn của người chết đang tồn tại giữa chúng ta, những người đang sống. Họ đang tìm kiếm chúng ta và ban phước cho chúng ta. Đó là lý do trước khi nghi lễ chôn cất được thực hiện, những người mới qua đời được gọi là "makula", hoặc người mới ốm dậy, chưa chết. Người dân Toraja rất tôn trọng người đã khuất”. Ảnh: Shutterstock.Bartolomeus, nông dân trồng lúa thuộc cộng đồng Toraja, cho biết: “Nhiều người coi nghĩa địa là nơi đáng sợ. Thế nhưng, ở đây, nó giống như nhà của cha mẹ bạn. Không có cảm giác sợ hãi. Giống như khi bạn trở về nhà vào dịp lễ Giáng sinh, đó là cảm giác vui mừng khi gặp một người mà bạn đã lâu không gặp”. Ảnh: PA.Người Toraja ngày nay còn sử dụng điện thoại thông minh để chụp ảnh với xác ướp của người thân đã khuất. Họ cũng chào đón người ngoài gia đình và khách du lịch tham gia vào lễ hội này. Ảnh: AFP.
Nghi lễ có tên tiếng bản địa là "Manene" được người Toraja thực hiện trước hoặc sau vụ thu hoạch tháng 8. Họ sẽ khai quật mộ các thành viên gia đình và làm sạch phần mộ. Nghi lễ này bắt nguồn từ niềm tin của cộng đồng Toraja về mối liên kết vô hạn giữa sự sống và cái chết. "Manene" được coi là lễ tang thứ hai và nhằm để ngăn thi thể phân hủy. Ảnh: AFP.
“Đôi khi chúng tôi trò chuyện với họ và xin họ phù hộ cho chúng tôi có sức khỏe và sự thịnh vượng”, Rony Pasang, người vừa thực hiện nghi lễ Manene truyền thống với gia đình hôm 29/8, nói với AFP. Ông Pasang đã khai quật mộ một số thành viên trong gia đình, bao gồm cả bà và bà cố. Ông Pasang đã cùng với các con, cháu bày tỏ lòng kính trọng trước những xác ướp teo tóp. Ảnh: Shutterstock.
Xác các thành viên trong gia đình ở làng Panggala được khai quật và phơi nắng cho khô trước khi mặc quần áo. Họ cũng tổ chức một bữa tiệc và dành một con lợn cho dịp này. Ảnh: AFP.
Người dân trên đảo giao tiếp với các xác ướp như thể họ còn sống. Trước khi đặt xác ướp trở lại vào phần mộ cùng với nhiều món quà, họ cũng làm sạch phần mộ và thay quan tài cũ bằng quan tài mới được trang trí sặc sỡ, theo Mirror. Ảnh: PA.
Cộng đồng Toraja có khoảng một triệu người, đa số theo đạo Cơ Đốc nhưng họ vẫn giữ nhiều nghi lễ và tín ngưỡng vật linh. Người Toraja có nhiều nghi lễ phức tạp dành cho người thân đã qua đời. Những người đã khuất được ướp xác bằng giấm chua và lá trà. Ngày nay, các gia đình thường tiêm dung dịch formaldehyde vào tử thi. Ảnh: PA.
Các gia đình thường giữ xác ướp của những người thân mới qua đời trong nhà hàng tháng - đôi khi hàng năm - trong khi họ để tang người chết và tiết kiệm tiền cho nghi lễ chôn cất. Đôi khi họ sử dụng “Tongkonan” - ngôi nhà được thiết kế đặc biệt làm nơi chứa xác người chết trước khi chôn cất. Ảnh: PA.
Vì quá coi trọng cái chết, coi đây như sự kiện quan trọng nhất của cuộc đời, những người Toraja thường nợ nần chồng chất để lo tổ chức đám tang. Họ luôn nỗ lực để coi người thân đã mất vẫn là một phần trong gia đình. Ảnh: PA.
Eric Crystal Rante Allo, một người Toraja, từng nói với tờ Sydney Morning Herald: “Người Toraja tin rằng linh hồn của người chết đang tồn tại giữa chúng ta, những người đang sống. Họ đang tìm kiếm chúng ta và ban phước cho chúng ta. Đó là lý do trước khi nghi lễ chôn cất được thực hiện, những người mới qua đời được gọi là "makula", hoặc người mới ốm dậy, chưa chết. Người dân Toraja rất tôn trọng người đã khuất”. Ảnh: Shutterstock.
Bartolomeus, nông dân trồng lúa thuộc cộng đồng Toraja, cho biết: “Nhiều người coi nghĩa địa là nơi đáng sợ. Thế nhưng, ở đây, nó giống như nhà của cha mẹ bạn. Không có cảm giác sợ hãi. Giống như khi bạn trở về nhà vào dịp lễ Giáng sinh, đó là cảm giác vui mừng khi gặp một người mà bạn đã lâu không gặp”. Ảnh: PA.
Người Toraja ngày nay còn sử dụng điện thoại thông minh để chụp ảnh với xác ướp của người thân đã khuất. Họ cũng chào đón người ngoài gia đình và khách du lịch tham gia vào lễ hội này. Ảnh: AFP.