Sau khi giới chức Nga xác nhận Triều Tiên đã điều động lực lượng đặc biệt tới hỗ trợ Quân đội Nga trong cuộc chiến trên chiến tuyến Nga-Ukraine, truyền thông Nga, Ukraine và phương Tây liên tiếp đưa tin nhiều chi tiết về sự tham gia của Quân đội Triều Tiên trong cuộc chiến.Điều đáng chú ý là cả truyền thông Nga và Ukraine đều ngạc nhiên trước sự dũng cảm của Quân đội Triều Tiên trong chiến đấu, họ tin rằng những người lính đến từ Đông Á này cũng lạnh lùng với kẻ thù như đối với chính mình. "Tôi chưa bao giờ thấy những người lính dũng cảm như vậy".Cách đây vài tuần, truyền thông Ukraine đã công bố một đoạn video về cuộc xung đột ở tiền tuyến Kursk, cho rằng đây là cảnh chiến đấu thực tế do UAV của Ukraine quay, trong trận đánh mà lực lượng đặc biệt Triều Tiên tham gia tái chiếm làng Plekhovo, ở quận Sudzhansky, thuộc tỉnh Kursk của Nga.Trong video, chiến thuật của binh sĩ Triều Tiên rất khác so với Quân đội Nga (RFAF). Khi Quân đội Triều Tiên được huấn luyện trên thao trường khắc nghiệt ở Đông Á, khi vượt qua bãi mìn, họ đã không tiến lên giống như đội hình của quân Nga.Thay vì dùng hỏa lực không quân, pháo binh bắn phá chuẩn bị nhiều ngày như của RFAF, lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên tự tin với tốc độ vượt trội, đã nhanh chóng vượt qua bãi mìn rộng, theo đội hình chiến đấu một hàng dọc trên băng tuyết. Các động tác chiến thuật của họ rất quyết đoán và thành thạo.Phải nói rằng, chiến thuật này của Quân đội Triều Tiên có yêu cầu rất cao về tổ chức và ý chí chiến đấu của binh lính, đòi hỏi các binh sĩ tham gia phải anh dũng, không sợ hy sinh trước các bãi mìn và hỏa lực bắn phủ đầu của đối phương.Còn Quân đội Ukraine (AFU) rõ ràng đã mất cảnh giác, khi lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên vượt qua bãi mìn, trước khi vội vàng nổ súng đánh chặn. Lúc này, màn trình diễn chiến đấu của lính Triều Tiên một lần nữa rất ấn tượng.Đoạn video cho thấy lính Triều Tiên sử dụng đội hình chiến thuật "tam tam chế" của Quân đội Trung Quốc. Nhóm ba người tách ra và tấn công nhanh chóng trên đường đi, mặc dù có binh sĩ Triều Tiên đã bị trúng đạn hy sinh và bị thương, nhưng ngay lập tức có người kéo những bị thương về sau. Những đồng đội còn lại lập tức vào vị trí, tiếp tục thành lập tổ chiến đấu ba người tiến lên.Khi nói đến chiến thuật “tam tam chế (tổ 3 người)”, những người yêu thích quân sự chắc hẳn đã quen thuộc với nó; đây là nguyên tắc chiến thuật cổ điển, do Quân đội Trung Quốc phát triển trong chiến tranh giải phóng, Nguyên soái Lâm Bưu là người đầu tiên đề xuất nó trong lực lượng kháng chiến Đông Bắc.Hiểu một cách đơn giản, chiến thuật tổ 3 người, đó là các đơn vị chiến đấu cấp phân đội, được chia thành các tổ chiến đấu, mỗi tổ ba người, và họ lợi dụng địa hình, địa vật, áp sát mục tiêu theo hình chữ Z trong chiến đấu. Nguyên tắc chiến thuật này tránh được nguy cơ thương vong do tập trung binh lính, khiến địch không thể sử dụng hỏa lực như súng máy, hỏa lực pháo hay lựu đạn để ngăn chặn, từ đó giảm thương vong. Trong thời kỳ “Viện Triều kháng Mỹ (1950 – 1953)”, Quân đội Trung Quốc đã sát cánh cùng Quân đội Triều Tiên, chiến thuật "tam tam chế” đã phát huy khả năng trên chiến trường Triều Tiên, góp phần làm giảm lợi thế về hỏa lực của Quân đội Mỹ, đặc biệt là giảm thương vong cho liên quân Trung - Triều.Quân đội Triều Tiên cũng rất coi trọng chiến thuật “tam tam chế” và luôn coi đây là chiến thuật chủ yếu trong chiến đấu tiến công địch phòng ngự trong công sự. Không ngờ, vài chục năm sau, trên chiến trường châu Âu xa xôi, lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên lại một lần nữa sử dụng chiến thuật kinh điển của Quân đội Trung Quốc.Theo truyền thông Nga, lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên chỉ mất 2 tiếng rưỡi để tiêu diệt 300 quân phòng thủ Ukraine với tốc độ cực nhanh và chiếm đóng thành công làng Plekhovo. Hơn nữa, những người lính Triều Tiên này chỉ sử dụng vũ khí bộ binh, không được pháo binh hoặc Không quân Nga yểm trợ.Bạn phải biết rằng, RFAF tổ chức các trận tấn công tương tự, trước tiên họ phải sử dụng pháo binh “cày xới” trận địa của đối phương tới mức “mềm nát”, tức là khả năng chống trả của đối phương tới mức không thể gây nguy hại, lúc này bộ binh được xe tăng và xe chiến đấu bộ binh dẫn dắt, mới từ từ tiến lên. Do vậy, chỉ khi pháo binh của RFAF chuyển làn, quân Ukraine mới chui ở hầm trú ẩn và vào vị trí chiến đấu. Ngày nay, Quân đội Triều Tiên rõ ràng không tuân theo thông lệ. Họ không cần pháo binh hay không quân tiến hành hỏa lực chuẩn bị. Họ thậm chí không cần tấn công ban đêm, mà thực hiện tấn công vào ban ngày bằng vũ khí bộ binh và dạy cho AFU bài học về chiến thuật “tam tam chế”. Tinh thần quả cảm của lính Triều Tiên cũng khiến Ukraine và các nước NATO đứng sau nhìn vào hiệu quả chiến đấu của Quân đội Triều Tiên với sự ngưỡng mộ. Phải nói rằng, Quân đội Triều Tiên học được chiến thuật từ Quân đội Trung Quốc, nhưng tinh thần chiến đấu mới là linh hồn của trận đánh; do vậy có thể khẳng định, công tác chính trị tư tưởng của Quân đội Triều Tiên được tiến hành rất tốt. (Nguồn ảnh: Topwar, Ukrinform, Kyiv Post).
Sau khi giới chức Nga xác nhận Triều Tiên đã điều động lực lượng đặc biệt tới hỗ trợ Quân đội Nga trong cuộc chiến trên chiến tuyến Nga-Ukraine, truyền thông Nga, Ukraine và phương Tây liên tiếp đưa tin nhiều chi tiết về sự tham gia của Quân đội Triều Tiên trong cuộc chiến.
Điều đáng chú ý là cả truyền thông Nga và Ukraine đều ngạc nhiên trước sự dũng cảm của Quân đội Triều Tiên trong chiến đấu, họ tin rằng những người lính đến từ Đông Á này cũng lạnh lùng với kẻ thù như đối với chính mình. "Tôi chưa bao giờ thấy những người lính dũng cảm như vậy".
Cách đây vài tuần, truyền thông Ukraine đã công bố một đoạn video về cuộc xung đột ở tiền tuyến Kursk, cho rằng đây là cảnh chiến đấu thực tế do UAV của Ukraine quay, trong trận đánh mà lực lượng đặc biệt Triều Tiên tham gia tái chiếm làng Plekhovo, ở quận Sudzhansky, thuộc tỉnh Kursk của Nga.
Trong video, chiến thuật của binh sĩ Triều Tiên rất khác so với Quân đội Nga (RFAF). Khi Quân đội Triều Tiên được huấn luyện trên thao trường khắc nghiệt ở Đông Á, khi vượt qua bãi mìn, họ đã không tiến lên giống như đội hình của quân Nga.
Thay vì dùng hỏa lực không quân, pháo binh bắn phá chuẩn bị nhiều ngày như của RFAF, lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên tự tin với tốc độ vượt trội, đã nhanh chóng vượt qua bãi mìn rộng, theo đội hình chiến đấu một hàng dọc trên băng tuyết. Các động tác chiến thuật của họ rất quyết đoán và thành thạo.
Phải nói rằng, chiến thuật này của Quân đội Triều Tiên có yêu cầu rất cao về tổ chức và ý chí chiến đấu của binh lính, đòi hỏi các binh sĩ tham gia phải anh dũng, không sợ hy sinh trước các bãi mìn và hỏa lực bắn phủ đầu của đối phương.
Còn Quân đội Ukraine (AFU) rõ ràng đã mất cảnh giác, khi lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên vượt qua bãi mìn, trước khi vội vàng nổ súng đánh chặn. Lúc này, màn trình diễn chiến đấu của lính Triều Tiên một lần nữa rất ấn tượng.
Đoạn video cho thấy lính Triều Tiên sử dụng đội hình chiến thuật "tam tam chế" của Quân đội Trung Quốc. Nhóm ba người tách ra và tấn công nhanh chóng trên đường đi, mặc dù có binh sĩ Triều Tiên đã bị trúng đạn hy sinh và bị thương, nhưng ngay lập tức có người kéo những bị thương về sau. Những đồng đội còn lại lập tức vào vị trí, tiếp tục thành lập tổ chiến đấu ba người tiến lên.
Khi nói đến chiến thuật “tam tam chế (tổ 3 người)”, những người yêu thích quân sự chắc hẳn đã quen thuộc với nó; đây là nguyên tắc chiến thuật cổ điển, do Quân đội Trung Quốc phát triển trong chiến tranh giải phóng, Nguyên soái Lâm Bưu là người đầu tiên đề xuất nó trong lực lượng kháng chiến Đông Bắc.
Hiểu một cách đơn giản, chiến thuật tổ 3 người, đó là các đơn vị chiến đấu cấp phân đội, được chia thành các tổ chiến đấu, mỗi tổ ba người, và họ lợi dụng địa hình, địa vật, áp sát mục tiêu theo hình chữ Z trong chiến đấu. Nguyên tắc chiến thuật này tránh được nguy cơ thương vong do tập trung binh lính, khiến địch không thể sử dụng hỏa lực như súng máy, hỏa lực pháo hay lựu đạn để ngăn chặn, từ đó giảm thương vong.
Trong thời kỳ “Viện Triều kháng Mỹ (1950 – 1953)”, Quân đội Trung Quốc đã sát cánh cùng Quân đội Triều Tiên, chiến thuật "tam tam chế” đã phát huy khả năng trên chiến trường Triều Tiên, góp phần làm giảm lợi thế về hỏa lực của Quân đội Mỹ, đặc biệt là giảm thương vong cho liên quân Trung - Triều.
Quân đội Triều Tiên cũng rất coi trọng chiến thuật “tam tam chế” và luôn coi đây là chiến thuật chủ yếu trong chiến đấu tiến công địch phòng ngự trong công sự. Không ngờ, vài chục năm sau, trên chiến trường châu Âu xa xôi, lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên lại một lần nữa sử dụng chiến thuật kinh điển của Quân đội Trung Quốc.
Theo truyền thông Nga, lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên chỉ mất 2 tiếng rưỡi để tiêu diệt 300 quân phòng thủ Ukraine với tốc độ cực nhanh và chiếm đóng thành công làng Plekhovo. Hơn nữa, những người lính Triều Tiên này chỉ sử dụng vũ khí bộ binh, không được pháo binh hoặc Không quân Nga yểm trợ.
Bạn phải biết rằng, RFAF tổ chức các trận tấn công tương tự, trước tiên họ phải sử dụng pháo binh “cày xới” trận địa của đối phương tới mức “mềm nát”, tức là khả năng chống trả của đối phương tới mức không thể gây nguy hại, lúc này bộ binh được xe tăng và xe chiến đấu bộ binh dẫn dắt, mới từ từ tiến lên. Do vậy, chỉ khi pháo binh của RFAF chuyển làn, quân Ukraine mới chui ở hầm trú ẩn và vào vị trí chiến đấu.
Ngày nay, Quân đội Triều Tiên rõ ràng không tuân theo thông lệ. Họ không cần pháo binh hay không quân tiến hành hỏa lực chuẩn bị. Họ thậm chí không cần tấn công ban đêm, mà thực hiện tấn công vào ban ngày bằng vũ khí bộ binh và dạy cho AFU bài học về chiến thuật “tam tam chế”.
Tinh thần quả cảm của lính Triều Tiên cũng khiến Ukraine và các nước NATO đứng sau nhìn vào hiệu quả chiến đấu của Quân đội Triều Tiên với sự ngưỡng mộ. Phải nói rằng, Quân đội Triều Tiên học được chiến thuật từ Quân đội Trung Quốc, nhưng tinh thần chiến đấu mới là linh hồn của trận đánh; do vậy có thể khẳng định, công tác chính trị tư tưởng của Quân đội Triều Tiên được tiến hành rất tốt. (Nguồn ảnh: Topwar, Ukrinform, Kyiv Post).