Huyện Đan Phượng, với các xã ven sông như Trung Châu, Đồng Tháp, Hồng Hà, Liên Hồng, từ lâu nổi tiếng là vùng trồng phật thủ lớn nhất miền Bắc. Sau cơn bão Yagi, những vườn cây giờ đây đã phủ xanh trở lại, tuy nhiên cây lại thưa quả, thậm chí không cho quả khiến không khí nơi đây trầm lắng hơn bao giờ hết.Trung bình, mỗi cây phật thủ đến vụ thu hoạch sẽ cho từ 40 - 70 quả, nhưng cơn bão Yagi đã khiến nước sông Hồng dâng cao, ngập úng suốt nhiều ngày. Nước ngập khiến quả bị thối, rụng và gây tổn thương cho bộ rễ cây. Giờ đây, nhiều cây chỉ mọc lại được vài quả non, thưa thớt, không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường, trong khi người dân phải đối mặt với thiệt hại nặng nề và chi phí phục hồi lớn.Anh Tạ Đăng Lợi, một hộ dân trồng phật thủ lâu năm tại xã Trung Châu cho biết, gia đình anh sở hữu 300 gốc phật thủ trên một mẫu đất. Cơn bão lũ vừa qua đã gây thiệt hại lớn cho gia đình anh. “10% số cây trong vườn tôi chết hẳn, trong khi 90% số cây còn lại gần như hỏng hết quả. Mỗi năm, vào vụ Tết, tôi thu về khoảng 500 triệu đồng, nhưng năm nay may mắn lắm mới thu được 50 triệu đồng”, anh Lợi chia sẻ.Dẫu vậy, thay vì buông xuôi, người dân nơi đây vẫn kiên trì, nỗ lực vượt qua khó khăn. “Sau lũ, chúng tôi cắt tỉa cành hỏng, xử lý đất, bổ sung phân bón để cây phục hồi. Dù không kịp cho vụ Tết năm nay, nhưng hy vọng cây sẽ khỏe lại và cho nhiều quả vào mùa sau”, anh Lợi cho hay.Tương tự, gia đình anh Nguyễn Tài Chiến, một nông dân khác tại xã Trung Châu, cũng chịu thiệt hại nặng nề. Gia đình anh trồng 500 cây phật thủ, trong đó 100 cây đã chết hẳn, tổng số quả còn khoảng 10% sống để bán hàng Tết. “Phật thủ là loại cây khó tính, nhưng nếu chăm sóc đúng cách, cây vẫn phục hồi tốt và cho nhiều quả. Tôi tin rằng với sự chăm chút cẩn thận, mùa vụ tới người nông dân sẽ được bù đắp cho những thiệt hại năm nay”, anh Chiến nói.Việc khôi phục vườn phật thủ sau bão đòi hỏi rất nhiều công sức và chi phí. Người dân phải tiến hành nhiều công đoạn và thời gian để cải tạo cây.Phật thủ có hình dáng đặc biệt giống bàn tay Phật, được xem là biểu tượng của sự che chở, bảo vệ và mang lại bình an, tài lộc. Để có một quả phật thủ đẹp, cây cần được chăm sóc cẩn thận trong ít nhất 3 năm, từ khâu uốn cành, tỉa cành cho đến điều chỉnh thời điểm ra hoa, kết trái. Năm nay, người dân chỉ có thể dựa vào số quả ít ỏi còn sót lại để bù đắp phần nào thiệt hại.Cơn lũ lịch sử vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều xã trồng phật thủ ven sông Hồng. Các xã Hồng Hà, Liên Hồng, Đồng Tháp, nước lũ dâng cao, ngập úng suốt nhiều ngày khiến nhiều vườn phật thủ bị thối rễ và bị huỷ hoại hoàn toàn khiến nguồn cung phật thủ năm nay khan hiếm.
Huyện Đan Phượng, với các xã ven sông như Trung Châu, Đồng Tháp, Hồng Hà, Liên Hồng, từ lâu nổi tiếng là vùng trồng phật thủ lớn nhất miền Bắc. Sau cơn bão Yagi, những vườn cây giờ đây đã phủ xanh trở lại, tuy nhiên cây lại thưa quả, thậm chí không cho quả khiến không khí nơi đây trầm lắng hơn bao giờ hết.
Trung bình, mỗi cây phật thủ đến vụ thu hoạch sẽ cho từ 40 - 70 quả, nhưng cơn bão Yagi đã khiến nước sông Hồng dâng cao, ngập úng suốt nhiều ngày. Nước ngập khiến quả bị thối, rụng và gây tổn thương cho bộ rễ cây. Giờ đây, nhiều cây chỉ mọc lại được vài quả non, thưa thớt, không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường, trong khi người dân phải đối mặt với thiệt hại nặng nề và chi phí phục hồi lớn.
Anh Tạ Đăng Lợi, một hộ dân trồng phật thủ lâu năm tại xã Trung Châu cho biết, gia đình anh sở hữu 300 gốc phật thủ trên một mẫu đất. Cơn bão lũ vừa qua đã gây thiệt hại lớn cho gia đình anh. “10% số cây trong vườn tôi chết hẳn, trong khi 90% số cây còn lại gần như hỏng hết quả. Mỗi năm, vào vụ Tết, tôi thu về khoảng 500 triệu đồng, nhưng năm nay may mắn lắm mới thu được 50 triệu đồng”, anh Lợi chia sẻ.
Dẫu vậy, thay vì buông xuôi, người dân nơi đây vẫn kiên trì, nỗ lực vượt qua khó khăn. “Sau lũ, chúng tôi cắt tỉa cành hỏng, xử lý đất, bổ sung phân bón để cây phục hồi. Dù không kịp cho vụ Tết năm nay, nhưng hy vọng cây sẽ khỏe lại và cho nhiều quả vào mùa sau”, anh Lợi cho hay.
Tương tự, gia đình anh Nguyễn Tài Chiến, một nông dân khác tại xã Trung Châu, cũng chịu thiệt hại nặng nề. Gia đình anh trồng 500 cây phật thủ, trong đó 100 cây đã chết hẳn, tổng số quả còn khoảng 10% sống để bán hàng Tết. “Phật thủ là loại cây khó tính, nhưng nếu chăm sóc đúng cách, cây vẫn phục hồi tốt và cho nhiều quả. Tôi tin rằng với sự chăm chút cẩn thận, mùa vụ tới người nông dân sẽ được bù đắp cho những thiệt hại năm nay”, anh Chiến nói.
Việc khôi phục vườn phật thủ sau bão đòi hỏi rất nhiều công sức và chi phí. Người dân phải tiến hành nhiều công đoạn và thời gian để cải tạo cây.
Phật thủ có hình dáng đặc biệt giống bàn tay Phật, được xem là biểu tượng của sự che chở, bảo vệ và mang lại bình an, tài lộc. Để có một quả phật thủ đẹp, cây cần được chăm sóc cẩn thận trong ít nhất 3 năm, từ khâu uốn cành, tỉa cành cho đến điều chỉnh thời điểm ra hoa, kết trái. Năm nay, người dân chỉ có thể dựa vào số quả ít ỏi còn sót lại để bù đắp phần nào thiệt hại.
Cơn lũ lịch sử vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều xã trồng phật thủ ven sông Hồng. Các xã Hồng Hà, Liên Hồng, Đồng Tháp, nước lũ dâng cao, ngập úng suốt nhiều ngày khiến nhiều vườn phật thủ bị thối rễ và bị huỷ hoại hoàn toàn khiến nguồn cung phật thủ năm nay khan hiếm.