Theo hãng thông tấn Sputnik, tổ hợp tên lửa phòng không S-300 của Quân đội Ukraine còn nằm lại ở Crimea sẽ được cất giữ và bảo quản, Quân đội Nga không có nhu cầu sử dụng chúng. Hiện Crimea đã được bảo vệ bởi nhiều hệ thống phòng không hiện đại khác, như tổ hợp tên lửa S-400 có tính năng kỹ chiến thuật vượt xa S-300.Việc Quân đội Nga không thèm sử dụng các tổ hợp tên lửa S-300 của Quân đội Ukraine tại Crimea có lẽ là do nước Nga có quá nhiều S-300, và họ chẳng cần thêm. Ước tính, lực lượng phòng không Nga hiện có 768 bệ phóng tổ hợp tên lửa S-300PMU nâng cấp và 185 bệ phóng S-300V/V4. Họ đang dần thay thế số S-300 này bằng S-400 và S-500.Bên cạnh đó, phiên bản tên lửa S-300 mà Ukraine sở hữu – S-300PS được cho là đã lỗi thời, và đã không còn hoạt động trong Quân đội Nga nhiều năm qua.Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine chủ yếu nhận được các tổ hợp tên lửa phòng không S-300PS và S-300V. Phiên bản ở Crimea có khả năng cao là S-300PS được giới thiệu năm 1985.Một đơn vị S-300PS thường gồm radar giám sát 36D6, hệ thống kiểm soát hỏa lực 30N6 và các phương tiện phóng tự hành 5P85S.Phiên bản S-300PS với các radar, xe phóng tên lửa, xe chỉ huy đều đặt trên khung gầm cơ sở MAZ-7910 8x8 bánh cho khả năng cơ động cao.S-300PS sử dụng tên lửa 5V55R mới tăng tầm chiến đấu tối đa lên 90 km (56 dặm) và phương thức dẫn đường điều khiển radar bán chủ động (SARH).Trong ảnh là xe phóng tự hành của tổ hợp tên lửa S-300 trong Quân đội Ukraine.
Theo hãng thông tấn Sputnik, tổ hợp tên lửa phòng không S-300 của Quân đội Ukraine còn nằm lại ở Crimea sẽ được cất giữ và bảo quản, Quân đội Nga không có nhu cầu sử dụng chúng. Hiện Crimea đã được bảo vệ bởi nhiều hệ thống phòng không hiện đại khác, như tổ hợp tên lửa S-400 có tính năng kỹ chiến thuật vượt xa S-300.
Việc Quân đội Nga không thèm sử dụng các tổ hợp tên lửa S-300 của Quân đội Ukraine tại Crimea có lẽ là do nước Nga có quá nhiều S-300, và họ chẳng cần thêm. Ước tính, lực lượng phòng không Nga hiện có 768 bệ phóng tổ hợp tên lửa S-300PMU nâng cấp và 185 bệ phóng S-300V/V4. Họ đang dần thay thế số S-300 này bằng S-400 và S-500.
Bên cạnh đó, phiên bản tên lửa S-300 mà Ukraine sở hữu – S-300PS được cho là đã lỗi thời, và đã không còn hoạt động trong Quân đội Nga nhiều năm qua.
Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine chủ yếu nhận được các tổ hợp tên lửa phòng không S-300PS và S-300V. Phiên bản ở Crimea có khả năng cao là S-300PS được giới thiệu năm 1985.
Một đơn vị S-300PS thường gồm radar giám sát 36D6, hệ thống kiểm soát hỏa lực 30N6 và các phương tiện phóng tự hành 5P85S.
Phiên bản S-300PS với các radar, xe phóng tên lửa, xe chỉ huy đều đặt trên khung gầm cơ sở MAZ-7910 8x8 bánh cho khả năng cơ động cao.
S-300PS sử dụng tên lửa 5V55R mới tăng tầm chiến đấu tối đa lên 90 km (56 dặm) và phương thức dẫn đường điều khiển radar bán chủ động (SARH).
Trong ảnh là xe phóng tự hành của tổ hợp tên lửa S-300 trong Quân đội Ukraine.