Sau nhiều năm xung đột ở Ukraine, lực lượng Nga đã phải chịu nhiều tổn thất trên chiến trường. Theo dữ liệu từ phương Tây, cho đến nay Moscow đã mất gần 800.000 người và hơn 11.000 ngìn xe tăng và xe bọc thép các loại. Ảnh The National Interest.Cơ quan Tình báo Quân đội Anh ước tính về cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine rằng: “Thiệt hại về thiết bị quân sự của Nga ở Ukraine vẫn đang tiếp tục gia tăng. Nga đã mất hơn 3.600 xe tăng chiến đấu chủ lực và gần 8.000 xe bọc thép kể từ tháng 2/2022 khi xung đột nổ ra”. Ảnh Reuters.Theo Oryx, trang web quân sự chuyên theo dõi và cập nhập tổn thất về vật chất của Nga kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột, Quân đội Nga đã mất khoảng 3.660 xe tăng chiến đấu chủ lực cùng 8.900 xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép chở quân. Ảnh: Wikipedia.Tuy nhiên, ước tính từ phía Ukraine về con số thiết hại của Nga còn cao hơn nhiều. Cụ thể, Bộ Quốc phòng Ukraine đánh giá rằng, lực lượng Nga đã mất khoảng 9.600 xe tăng chiến đấu chủ lực cùng 19.900 xe bọc thép chở quân và xe chiến đấu bộ binh. Ảnh: The Economist.Việc chịu tổn thất về phương tiện chiến đấu, cùng với việc thiếu hụt nhân sự được đào tạo bài bản, đã buộc các chỉ huy Nga phải quay lại với các chiến thuật cơ bản, thường phải trả giá bằng thương vong lớn. Ảnh: Reuters.Tuy nhiên, bất chấp những tổn thất, Quân đội Nga vẫn duy trì sức ép lớn trên toàn mặt trận, nhờ kho dự trữ khổng lồ các thiết bị quân sự từ thời Liên Xô. Việc duy trì dự trữ lớn đã cho phép Nga bổ sung các đội xe tăng và xe bọc thép, duy trì hoạt động của lực lượng trên bộ bất chấp những tổn thất nặng nề trong chiến đấu.Để giải quyết sự tiêu hao cực kỳ nặng nề ở tiền tuyến, Quân đội Nga đã phải dùng đến các hệ thống vũ khí và phương tiện lỗi thời. Trong đó có cả những hệ thống vũ khí được thiết kế vào cuối Thế chiến 2, như xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55.Ngoài các xe tăng chiến đấu từ Thế chiến thứ 2, còn có súng máy hạng nặng Degtyaryov từ Thế chiến 1; các khẩu pháo được chế tạo cách đây 80 năm và xe bọc thép chở quân, xe chiến đấu bộ binh từ những năm 1950 - 1960. Quân đội Nga đã gửi hàng ngàn hệ thống vũ khí cũ này ra tiền tuyến để lấp đầy khoảng trống do tổn thất trong chiến đấu.Gần 3 năm kể từ khi xung đột nổ ra trên mặt trận kéo dài hơn 900 km, Nga phải gánh chịu hàng ngàn lệnh trừng phạt từ phương Tây. Để tránh lệnh trừng phạt, Nga phải tìm đến nguồn cung từ các nước thứ ba cho những bộ phận như vi mạch và thiết bị viễn thông của phương Tây.Nga đã thay đổi chiến thuật chiến đấu, đẩy mạnh nỗ lực tân trang thiết bị cũ. Các nhà phân tích ước tính, với tốc độ sản xuất vũ khí hiện tại và nếu Ukraine vẫn tiếp tục nhận được viện trợ quân sự từ các nước đồng minh, thì Nga chỉ có đủ xe tăng để sử dụng thêm 2 năm nữa.Nhìn chung, kho dự trữ vũ khí thời Liên Xô đã giúp Quân đội Nga đứng vững, tính khả thi lâu dài của phương án này vẫn còn chưa chắc chắn. Nếu không có sự thay đổi lớn về năng lực sản xuất hoặc phát triển công nghệ mới, Quân đội Nga có thể bắt đầu trì trệ và gặp nhiều khó khăn trong tương lai. >>>Mời độc giả xem thêm video: Lộ diện UAV của Ukraine là "cơn ác mộng" đối với Quân đội Nga.
Sau nhiều năm xung đột ở Ukraine, lực lượng Nga đã phải chịu nhiều tổn thất trên chiến trường. Theo dữ liệu từ phương Tây, cho đến nay Moscow đã mất gần 800.000 người và hơn 11.000 ngìn xe tăng và xe bọc thép các loại. Ảnh The National Interest.
Cơ quan Tình báo Quân đội Anh ước tính về cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine rằng: “Thiệt hại về thiết bị quân sự của Nga ở Ukraine vẫn đang tiếp tục gia tăng. Nga đã mất hơn 3.600 xe tăng chiến đấu chủ lực và gần 8.000 xe bọc thép kể từ tháng 2/2022 khi xung đột nổ ra”. Ảnh Reuters.
Theo Oryx, trang web quân sự chuyên theo dõi và cập nhập tổn thất về vật chất của Nga kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột, Quân đội Nga đã mất khoảng 3.660 xe tăng chiến đấu chủ lực cùng 8.900 xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép chở quân. Ảnh: Wikipedia.
Tuy nhiên, ước tính từ phía Ukraine về con số thiết hại của Nga còn cao hơn nhiều. Cụ thể, Bộ Quốc phòng Ukraine đánh giá rằng, lực lượng Nga đã mất khoảng 9.600 xe tăng chiến đấu chủ lực cùng 19.900 xe bọc thép chở quân và xe chiến đấu bộ binh. Ảnh: The Economist.
Việc chịu tổn thất về phương tiện chiến đấu, cùng với việc thiếu hụt nhân sự được đào tạo bài bản, đã buộc các chỉ huy Nga phải quay lại với các chiến thuật cơ bản, thường phải trả giá bằng thương vong lớn. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, bất chấp những tổn thất, Quân đội Nga vẫn duy trì sức ép lớn trên toàn mặt trận, nhờ kho dự trữ khổng lồ các thiết bị quân sự từ thời Liên Xô. Việc duy trì dự trữ lớn đã cho phép Nga bổ sung các đội xe tăng và xe bọc thép, duy trì hoạt động của lực lượng trên bộ bất chấp những tổn thất nặng nề trong chiến đấu.
Để giải quyết sự tiêu hao cực kỳ nặng nề ở tiền tuyến, Quân đội Nga đã phải dùng đến các hệ thống vũ khí và phương tiện lỗi thời. Trong đó có cả những hệ thống vũ khí được thiết kế vào cuối Thế chiến 2, như xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55.
Ngoài các xe tăng chiến đấu từ Thế chiến thứ 2, còn có súng máy hạng nặng Degtyaryov từ Thế chiến 1; các khẩu pháo được chế tạo cách đây 80 năm và xe bọc thép chở quân, xe chiến đấu bộ binh từ những năm 1950 - 1960. Quân đội Nga đã gửi hàng ngàn hệ thống vũ khí cũ này ra tiền tuyến để lấp đầy khoảng trống do tổn thất trong chiến đấu.
Gần 3 năm kể từ khi xung đột nổ ra trên mặt trận kéo dài hơn 900 km, Nga phải gánh chịu hàng ngàn lệnh trừng phạt từ phương Tây. Để tránh lệnh trừng phạt, Nga phải tìm đến nguồn cung từ các nước thứ ba cho những bộ phận như vi mạch và thiết bị viễn thông của phương Tây.
Nga đã thay đổi chiến thuật chiến đấu, đẩy mạnh nỗ lực tân trang thiết bị cũ. Các nhà phân tích ước tính, với tốc độ sản xuất vũ khí hiện tại và nếu Ukraine vẫn tiếp tục nhận được viện trợ quân sự từ các nước đồng minh, thì Nga chỉ có đủ xe tăng để sử dụng thêm 2 năm nữa.
Nhìn chung, kho dự trữ vũ khí thời Liên Xô đã giúp Quân đội Nga đứng vững, tính khả thi lâu dài của phương án này vẫn còn chưa chắc chắn. Nếu không có sự thay đổi lớn về năng lực sản xuất hoặc phát triển công nghệ mới, Quân đội Nga có thể bắt đầu trì trệ và gặp nhiều khó khăn trong tương lai.
>>>Mời độc giả xem thêm video: Lộ diện UAV của Ukraine là "cơn ác mộng" đối với Quân đội Nga.