Trang quân sự hàng đầu của Nga là Topwar đã đưa tin, tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (VDE 2024), Việt Nam đã công khai hệ thống phòng không cải tiến S-125-VT với nhiều tính năng mới nổi trội so với hệ thống nguyên bản do Liên Xô chế tạo. Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân.Topwar cho biết, Công ty Vietel của Việt Nam đã đưa phiên bản hiện đại hóa của hệ thống tên lửa phòng không S-125 Pechora do Liên Xô phát triển và chế tạo, được đặt tên là S-125-VT. Trong khi vẫn giữ lại tên lửa nguyên bản, nó có tầm bắn tối đa tới 30 km và cải thiện độ chính xác khi bắn lên tới 90%, khi tiêu diệt các mục tiêu lớn như máy bay. Quá trình hiện đại hóa tổ hợp S-125-VT đã được Viettel làm chủ hoàn toàn công nghệ. Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân.S-125-VT có tính năng vượt trội so với phiên bản tiêu chuẩn của tổ hợp S-125 Pechora, thậm chí có một vài tính năng tăng gấp vài lần. Đạn tên lửa S-125-VT có tốc độ tối đa 800 m/giây, có thể tiêu diệt cùng lúc 2 mục tiêu với cự ly sát thương cực đại lên đến 30 km. Xác suất tiêu diệt máy bay tiêm kích lên đến 90%. Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân.Một trong những tính năng đáng chú ý nhất của hệ thống tên lửa phòng không S-125-VT là xe điều khiển UNK-VT, đóng vai trò như trái tim của tổ hợp S-125-VT, có khả năng phóng đồng thời hai tên lửa vào các mục tiêu khác nhau bằng hệ thống dẫn đường nâng cấp. Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân.Một trong những thành phần quan trọng của hệ thống phòng không S-125-VT là đài radar dẫn bắn UNV-VT đã được Công ty Viettel hiện đại hóa, có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách lên tới 90 km trong điều kiện bị gây nhiễu nặng và dẫn bắn đồng thời cho nhiều tên lửa vào các mục tiêu khác nhau. Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân.Hệ thống radar dẫn bắn UNV-VT của tổ hợp S-125-VT được cải tiến sâu, đáp ứng khả năng hoạt động tốt trong môi trường áp chế điện tử mạnh mẽ. S-125-VT được thiết kế để tiêu diệt các phương tiện tấn công đường không, tiêu diệt hiệu quả mục tiêu bay thấp, mục tiêu có kích thước nhỏ trong điều kiện nhiễu phức tạp. Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân.Ngoài radar trinh sát, một bộ phận quan sát quang điện tự động được tích hợp vào hệ thống để phát hiện các mục tiêu bay thấp và vận hành hệ thống phòng không ngay cả trong điều kiện radar bị hỏng hoặc gây nhiễu. Tầm phát hiện máy bay bay thấp của hệ thống quang điện trong điều kiện thời tiết tốt là trên 10km. Ảnh: Viettel.Topwar đánh giá, không giống như phiên bản tiêu chuẩn, cần hơn 90 phút để triển khai và thu hồi, hệ thống S-125-VT cải tiến có thể được triển khai hoặc thu gọn chỉ trong 20 phút. Điều này đạt được thông qua việc chuyển các thiết bị phụ trợ, bao gồm cả radar, sang các bệ di động và sử dụng các cơ cấu thủy lực nâng hạ, giúp giảm thời gian triển khai, thu hồi. Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân.Để bảo đảm nguồn điện cho hệ thống S-125-VT, xe cung cấp điện PDU UNV-VT sẽ cung cấp điện cho toàn bộ tổ hợp chiến đấu. Ngoài ra trong điều kiện luyện tập thời bình, hệ thống có thể đấu nối với hệ thống điện dân dụng 3 pha, giúp tiết kiệm kinh phí. Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân.Sau khi nâng cấp cải tiến, hệ thống phòng không S-125-VT có thể hoạt động chiến đấu độc lập hoặc trong đội hình cụm phòng không, tiêu diệt các mục tiêu bay, đặc biệt là các mục tiêu bay thấp, mục tiêu có kích thước nhỏ trong điều kiện nhiễu phức tạp. Ngoài ra, tổ hợp này có khả tấn công các mục tiêu trên mặt đất, mặt nước nếu cần. Ảnh: Viettel. Ngoài hệ thống tên lửa phòng không S-125-VT, Công ty Viettel còn cải tiến pháo phòng không S60 với hệ thống điều khiển hỏa lực tự động, được gọi là AZP, để tiêu diệt các mục tiêu bay, bảo vệ các cơ sở chiến lược quan trọng. Ảnh: Viettel.Hệ thống phòng không AZP bao gồm radar, thiết bị quang điện và hệ thống quản lý chiến đấu, để phối hợp tối ưu giữa các đơn vị phòng không khác nhau. Tổ hợp hoạt động chủ yếu ở cự ly ngắn, độ chính xác theo dõi mục tiêu là 0,1°, thời gian phản ứng để đánh chặn mục tiêu là 4 giây, với các chế độ bắn hoàn toàn tự động, ít cần sự can thiệp của con người. Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân. Pháo phòng không S-60, là loại pháo tự động, sử dụng nòng đơn cỡ 57 mm, do Liên Xô phát triển và được đưa vào sử dụng từ đầu thập niên 1950; hiện tiếp tục được một số nước sử dụng, trong đó có Việt Nam. Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân. Loại pháo phòng không này đã phát huy tốt tính năng kỹ chiến thuật, được bộ đội phòng không Việt Nam sử dụng bắn rơi nhiều máy bay chiến đấu phản lực của Không quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Tốc độ bắn của pháo đạt tới 105-120 phát/phút, tầm bắn hiệu quả lên tới 6 nghìn mét khi nhắm mục tiêu bằng radar hoặc lên tới 4 nghìn m khi sử dụng hệ thống kính ngắm quang học. Sơ tốc của đạn là 1.000 mét/giây. Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân. S-60 được sử dụng rộng rãi như một phần của hệ thống phòng không đa tầng ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên pháo phòng không S-60 cũng bộc lộ những điểm yếu trong chiến tranh hiện đại, nhất là hệ thống ngắm bắn, do vậy việc nâng cấp loại pháo phòng không này là tất yếu. Ảnh: Viettel.Việt Nam đi theo con đường tận dụng khả năng hỏa lực của pháo S-60, kết hợp với radar hiện đại, phần mềm điều khiển và bắn tự động; do vậy góp phần nâng cao hiệu quả chiến đấu rõ rệt, giảm những sai sót trong bám, bắt mục tiêu, cũng như thời cơ tiêu diệt. Ảnh: Báo Nhân dân.Bạn đọc Nga có nickname Vadim S viết: “Giá rẻ, đơn giản, phù hợp trong tiêu diệt trực thăng và UAV”. Còn nickname MMM-642 viết: “Thật thú vị khi họ có thể kết hợp thiết bị điện tử (thiết bị định vị) với cơ học (cơ chế hoạt động của pháo S-60). Hiệu quả chống tên lửa hành trình và UAV của loại pháo này rất hiệu quả”. Ảnh: Báo Nhân dân.
Trang quân sự hàng đầu của Nga là Topwar đã đưa tin, tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (VDE 2024), Việt Nam đã công khai hệ thống phòng không cải tiến S-125-VT với nhiều tính năng mới nổi trội so với hệ thống nguyên bản do Liên Xô chế tạo. Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân.
Topwar cho biết, Công ty Vietel của Việt Nam đã đưa phiên bản hiện đại hóa của hệ thống tên lửa phòng không S-125 Pechora do Liên Xô phát triển và chế tạo, được đặt tên là S-125-VT. Trong khi vẫn giữ lại tên lửa nguyên bản, nó có tầm bắn tối đa tới 30 km và cải thiện độ chính xác khi bắn lên tới 90%, khi tiêu diệt các mục tiêu lớn như máy bay. Quá trình hiện đại hóa tổ hợp S-125-VT đã được Viettel làm chủ hoàn toàn công nghệ. Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân.
S-125-VT có tính năng vượt trội so với phiên bản tiêu chuẩn của tổ hợp S-125 Pechora, thậm chí có một vài tính năng tăng gấp vài lần. Đạn tên lửa S-125-VT có tốc độ tối đa 800 m/giây, có thể tiêu diệt cùng lúc 2 mục tiêu với cự ly sát thương cực đại lên đến 30 km. Xác suất tiêu diệt máy bay tiêm kích lên đến 90%. Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân.
Một trong những tính năng đáng chú ý nhất của hệ thống tên lửa phòng không S-125-VT là xe điều khiển UNK-VT, đóng vai trò như trái tim của tổ hợp S-125-VT, có khả năng phóng đồng thời hai tên lửa vào các mục tiêu khác nhau bằng hệ thống dẫn đường nâng cấp. Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân.
Một trong những thành phần quan trọng của hệ thống phòng không S-125-VT là đài radar dẫn bắn UNV-VT đã được Công ty Viettel hiện đại hóa, có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách lên tới 90 km trong điều kiện bị gây nhiễu nặng và dẫn bắn đồng thời cho nhiều tên lửa vào các mục tiêu khác nhau. Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân.
Hệ thống radar dẫn bắn UNV-VT của tổ hợp S-125-VT được cải tiến sâu, đáp ứng khả năng hoạt động tốt trong môi trường áp chế điện tử mạnh mẽ. S-125-VT được thiết kế để tiêu diệt các phương tiện tấn công đường không, tiêu diệt hiệu quả mục tiêu bay thấp, mục tiêu có kích thước nhỏ trong điều kiện nhiễu phức tạp. Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân.
Ngoài radar trinh sát, một bộ phận quan sát quang điện tự động được tích hợp vào hệ thống để phát hiện các mục tiêu bay thấp và vận hành hệ thống phòng không ngay cả trong điều kiện radar bị hỏng hoặc gây nhiễu. Tầm phát hiện máy bay bay thấp của hệ thống quang điện trong điều kiện thời tiết tốt là trên 10km. Ảnh: Viettel.
Topwar đánh giá, không giống như phiên bản tiêu chuẩn, cần hơn 90 phút để triển khai và thu hồi, hệ thống S-125-VT cải tiến có thể được triển khai hoặc thu gọn chỉ trong 20 phút. Điều này đạt được thông qua việc chuyển các thiết bị phụ trợ, bao gồm cả radar, sang các bệ di động và sử dụng các cơ cấu thủy lực nâng hạ, giúp giảm thời gian triển khai, thu hồi. Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân.
Để bảo đảm nguồn điện cho hệ thống S-125-VT, xe cung cấp điện PDU UNV-VT sẽ cung cấp điện cho toàn bộ tổ hợp chiến đấu. Ngoài ra trong điều kiện luyện tập thời bình, hệ thống có thể đấu nối với hệ thống điện dân dụng 3 pha, giúp tiết kiệm kinh phí. Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân.
Sau khi nâng cấp cải tiến, hệ thống phòng không S-125-VT có thể hoạt động chiến đấu độc lập hoặc trong đội hình cụm phòng không, tiêu diệt các mục tiêu bay, đặc biệt là các mục tiêu bay thấp, mục tiêu có kích thước nhỏ trong điều kiện nhiễu phức tạp. Ngoài ra, tổ hợp này có khả tấn công các mục tiêu trên mặt đất, mặt nước nếu cần. Ảnh: Viettel.
Ngoài hệ thống tên lửa phòng không S-125-VT, Công ty Viettel còn cải tiến pháo phòng không S60 với hệ thống điều khiển hỏa lực tự động, được gọi là AZP, để tiêu diệt các mục tiêu bay, bảo vệ các cơ sở chiến lược quan trọng. Ảnh: Viettel.
Hệ thống phòng không AZP bao gồm radar, thiết bị quang điện và hệ thống quản lý chiến đấu, để phối hợp tối ưu giữa các đơn vị phòng không khác nhau. Tổ hợp hoạt động chủ yếu ở cự ly ngắn, độ chính xác theo dõi mục tiêu là 0,1°, thời gian phản ứng để đánh chặn mục tiêu là 4 giây, với các chế độ bắn hoàn toàn tự động, ít cần sự can thiệp của con người. Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân.
Pháo phòng không S-60, là loại pháo tự động, sử dụng nòng đơn cỡ 57 mm, do Liên Xô phát triển và được đưa vào sử dụng từ đầu thập niên 1950; hiện tiếp tục được một số nước sử dụng, trong đó có Việt Nam. Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân.
Loại pháo phòng không này đã phát huy tốt tính năng kỹ chiến thuật, được bộ đội phòng không Việt Nam sử dụng bắn rơi nhiều máy bay chiến đấu phản lực của Không quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Tốc độ bắn của pháo đạt tới 105-120 phát/phút, tầm bắn hiệu quả lên tới 6 nghìn mét khi nhắm mục tiêu bằng radar hoặc lên tới 4 nghìn m khi sử dụng hệ thống kính ngắm quang học. Sơ tốc của đạn là 1.000 mét/giây. Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân.
S-60 được sử dụng rộng rãi như một phần của hệ thống phòng không đa tầng ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên pháo phòng không S-60 cũng bộc lộ những điểm yếu trong chiến tranh hiện đại, nhất là hệ thống ngắm bắn, do vậy việc nâng cấp loại pháo phòng không này là tất yếu. Ảnh: Viettel.
Việt Nam đi theo con đường tận dụng khả năng hỏa lực của pháo S-60, kết hợp với radar hiện đại, phần mềm điều khiển và bắn tự động; do vậy góp phần nâng cao hiệu quả chiến đấu rõ rệt, giảm những sai sót trong bám, bắt mục tiêu, cũng như thời cơ tiêu diệt. Ảnh: Báo Nhân dân.
Bạn đọc Nga có nickname Vadim S viết: “Giá rẻ, đơn giản, phù hợp trong tiêu diệt trực thăng và UAV”. Còn nickname MMM-642 viết: “Thật thú vị khi họ có thể kết hợp thiết bị điện tử (thiết bị định vị) với cơ học (cơ chế hoạt động của pháo S-60). Hiệu quả chống tên lửa hành trình và UAV của loại pháo này rất hiệu quả”. Ảnh: Báo Nhân dân.