Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Defence Expo 2024 – VDE 2024), Việt Nam đã giới thiệu hàng loạt vũ khí mới do Việt Nam tự phát triển hoặc cải tiến từ những mẫu vũ khí cũ có sẵn trong biên chế, trong đó có nhiều vũ khí lục quân.Sản phẩm nổi bật của vũ khí lục quân trong VDE 2024 là xe chiến đấu bộ binh XCB-01 mới được Việt Nam phát triển. Trang Topwar của Nga cho biết, xe chiến đấu bộ binh XCB-01, được thiết kế bằng cách sử dụng các công nghệ hiện đại hơn, “vượt trội hơn BMP-1 ở một số khía cạnh”.Đặc biệt là hệ thống thông tin liên lạc trên XCB-01 hiệu quả hơn, khi sử dụng đài vô tuyến VRU12/S 50W và vệ tinh VIS do Công ty Viettel phát triển. Ngoài ra XCB-01 cũng được trang bị các khí tài phòng thủ tiên tiến hơn, như hệ thống phát hiện mối đe dọa với những vũ khí dẫn đường bằng laser. Xe chiến đấu bộ binh XCB-01 có tổ lái gồm ba người và có thể chở tối đa 8 binh sĩ với đủ trang bị chiến đấu. Trọng lượng chiến đấu của xe là 14,85 tấn, kích thước: dài 6,95 m, rộng 3,25 m và cao 2,50 m. Đồng thời, XCB-01 vẫn giữ lại các thiết kế chính của xe chiến đấu bộ binh BMP-1 của Liên Xô, khi sử dụng động cơ UTD-20 công suất 300 mã lực, pháo 73 mm 2A28 Grom với cớ số đạn 40 viên và tên lửa chống tăng có điều khiển Malyutka.Topwar cũng cho rằng, trên thực tế, xe chiến đấu bộ binh XCB-01 chỉ là bản nâng cấp nhẹ của BMP-1, chủ yếu thay thế hệ thống liên lạc cũ bằng hệ thống liên lạc mới mà thôi.Tuy nhiên, sự ra đời của chiếc xe chiến đấu bộ binh XCB-01 cũng được nhiều độc giả Nga bình luận, trong đó nickname Бережливый cho rằng, “Việt Nam dường như đã nhận ra rằng, vũ khí, trang bị sản xuất trong nước vẫn là chìa khóa cho độc lập về quốc phòng”.Còn nickname Big_Rocket_does_Bang thì viết, “Trên thực tế, hiện nay không có xe chiến đấu bộ binh nào là an toàn trước UAV FPV. Nhưng thật chủ quan khi cho rằng, chiếc xe chiến đấu bộ binh Bradley tốt hơn BMP-3, BTR-82A hay BMP-1. Việt Nam nhận thức được điều đó, thay vì phát triển và sản xuất xe chiến đấu bộ binh đắt tiền, họ đang đầu tư sản xuất hàng loạt UAV”.Bên cạnh xe chiến đấu bộ binh XCB-01, ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam đang tiến hành hiện đại hóa hạn chế xe tăng bơi hạng nhẹ PT-76B. Loại phương tiện này đã được đưa vào biên chế trong quân đội từ 67 năm trước. Tuy nhiên, Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn chưa tìm được “người kế nhiệm” của loại vũ khí này.Trước đó chuyên trang quốc phòng Altair cho biết, đã có lúc Bộ Quốc phòng Việt Nam cân nhắc mua pháo tự hành Sprut của Nga, trang bị cho lực lượng đổ bộ đường không, nhưng có khả năng lựa chọn này đã bị “bỏ rơi”.Xe tăng hạng nhẹ PT-76 vẫn được sử dụng ở nhiều nước châu Á, đặc biệt là Indonesia và Bangladesh. Chỉ riêng ở Việt Nam, vào thời điểm cao nhất nguồn cung cấp đã có hơn 500 chiếc. Một đặc điểm nổi bật của nó là có khả năng bơi ở những khu vực nước nông.PT-76B là biến thể của xe tăng PT-76, được trang bị pháo D-56TS. Trang Topwar của Nga cũng cho rằng, việc hiện đại hóa loại xe này của Việt Nam còn rất hạn chế; bao gồm việc thay thế một số thành phần bằng các sản phẩm chế tạo trong nước, để dễ dàng bảo trì và tăng tuổi thọ sử dụng, nhưng việc cải tiến không ảnh hưởng đến khả năng chiến đấu của xe.Những cải tiến đang chú ý nhất là lắp đặt máy đo khoảng cách laser và máy ngắm ảnh nhiệt, cũng như hệ thống điều khiển hỏa lực, giúp pháo thủ ngắm bắn nhanh chóng và chính xác hơn. Đồng thời thay thế toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc cũ analog, bằng hệ thống thông tin liên lạc kỹ thuật số, do Công ty Viettel Việt Nam phát triển.Theo Viện Quốc tế Nghiên cứu chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại Anh quốc cho biết, Quân đội Việt Nam hiện có 300 chiếc PT-76 đang phục vụ, cùng 320 xe tăng lội nước K-63 có xuất xứ từ Trung Quốc, có thiết kế giống xe tăng hạng nhẹ PT-76.Cải tiến xe tăng bơi hạng nhẹ PT-76B của Việt Nam cũng được cư dân mạng Nga nhiệt tình bình luận, nickname Soldatov V viết rằng, “Việt Nam không mua pháo tự hành Sprut, rất có thể vì lý do chính trị hoặc do giá Sprut của Nga quá đắt”.Còn nickname Mikhail cho rằng, “tôi nghĩ phương án tự nâng cấp cũng có thể là phù hợp với Quân đội Việt Nam, vì pháo tự hành Sprut vẫn còn mới lạ và đắt đỏ, nên người Việt Nam cần duy trì những chiếc PT-76 hiện có”.Nickname Konnick thì cho rằng:“Tôi nghĩ mọi thứ đơn giản hơn, vì vũ khí này vẫn đủ cho nhu cầu hiện tại và thời gian sử dụng của nó vẫn chưa hết, đó là lý do tại sao họ chưa bức xúc mua mới... Dù họ hiểu rằng PT-76 đã cũ, nhưng họ có thể tự nâng cấp bằng phụ tùng trong nước”. Nickname Bobik012 viết rằng, “PT-76 sử dụng pháo cỡ nòng 76,2 mm; chuyển sang BMP-3 với pháo 100 mm sẽ được hưởng lợi về cả về hỏa lực và khả năng bảo vệ. Tuy nhiên điều kiện địa hình ở Việt Nam có nhiều rừng rậm và đầm lầy, nên chưa chắc những chiếc BMP-3 đã phù hợp. Những chiếc PT76 nổi tiếng hoạt động tốt trong chiến tranh, nên Quân đội Việt Nam tiếp tục khai thác sử dụng”. (Nguồn ảnh: QĐND, Sputnik, QPVN).
Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Defence Expo 2024 – VDE 2024), Việt Nam đã giới thiệu hàng loạt vũ khí mới do Việt Nam tự phát triển hoặc cải tiến từ những mẫu vũ khí cũ có sẵn trong biên chế, trong đó có nhiều vũ khí lục quân.
Sản phẩm nổi bật của vũ khí lục quân trong VDE 2024 là xe chiến đấu bộ binh XCB-01 mới được Việt Nam phát triển. Trang Topwar của Nga cho biết, xe chiến đấu bộ binh XCB-01, được thiết kế bằng cách sử dụng các công nghệ hiện đại hơn, “vượt trội hơn BMP-1 ở một số khía cạnh”.
Đặc biệt là hệ thống thông tin liên lạc trên XCB-01 hiệu quả hơn, khi sử dụng đài vô tuyến VRU12/S 50W và vệ tinh VIS do Công ty Viettel phát triển. Ngoài ra XCB-01 cũng được trang bị các khí tài phòng thủ tiên tiến hơn, như hệ thống phát hiện mối đe dọa với những vũ khí dẫn đường bằng laser.
Xe chiến đấu bộ binh XCB-01 có tổ lái gồm ba người và có thể chở tối đa 8 binh sĩ với đủ trang bị chiến đấu. Trọng lượng chiến đấu của xe là 14,85 tấn, kích thước: dài 6,95 m, rộng 3,25 m và cao 2,50 m.
Đồng thời, XCB-01 vẫn giữ lại các thiết kế chính của xe chiến đấu bộ binh BMP-1 của Liên Xô, khi sử dụng động cơ UTD-20 công suất 300 mã lực, pháo 73 mm 2A28 Grom với cớ số đạn 40 viên và tên lửa chống tăng có điều khiển Malyutka.
Topwar cũng cho rằng, trên thực tế, xe chiến đấu bộ binh XCB-01 chỉ là bản nâng cấp nhẹ của BMP-1, chủ yếu thay thế hệ thống liên lạc cũ bằng hệ thống liên lạc mới mà thôi.
Tuy nhiên, sự ra đời của chiếc xe chiến đấu bộ binh XCB-01 cũng được nhiều độc giả Nga bình luận, trong đó nickname Бережливый cho rằng, “Việt Nam dường như đã nhận ra rằng, vũ khí, trang bị sản xuất trong nước vẫn là chìa khóa cho độc lập về quốc phòng”.
Còn nickname Big_Rocket_does_Bang thì viết, “Trên thực tế, hiện nay không có xe chiến đấu bộ binh nào là an toàn trước UAV FPV. Nhưng thật chủ quan khi cho rằng, chiếc xe chiến đấu bộ binh Bradley tốt hơn BMP-3, BTR-82A hay BMP-1. Việt Nam nhận thức được điều đó, thay vì phát triển và sản xuất xe chiến đấu bộ binh đắt tiền, họ đang đầu tư sản xuất hàng loạt UAV”.
Bên cạnh xe chiến đấu bộ binh XCB-01, ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam đang tiến hành hiện đại hóa hạn chế xe tăng bơi hạng nhẹ PT-76B. Loại phương tiện này đã được đưa vào biên chế trong quân đội từ 67 năm trước. Tuy nhiên, Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn chưa tìm được “người kế nhiệm” của loại vũ khí này.
Trước đó chuyên trang quốc phòng Altair cho biết, đã có lúc Bộ Quốc phòng Việt Nam cân nhắc mua pháo tự hành Sprut của Nga, trang bị cho lực lượng đổ bộ đường không, nhưng có khả năng lựa chọn này đã bị “bỏ rơi”.
Xe tăng hạng nhẹ PT-76 vẫn được sử dụng ở nhiều nước châu Á, đặc biệt là Indonesia và Bangladesh. Chỉ riêng ở Việt Nam, vào thời điểm cao nhất nguồn cung cấp đã có hơn 500 chiếc. Một đặc điểm nổi bật của nó là có khả năng bơi ở những khu vực nước nông.
PT-76B là biến thể của xe tăng PT-76, được trang bị pháo D-56TS. Trang Topwar của Nga cũng cho rằng, việc hiện đại hóa loại xe này của Việt Nam còn rất hạn chế; bao gồm việc thay thế một số thành phần bằng các sản phẩm chế tạo trong nước, để dễ dàng bảo trì và tăng tuổi thọ sử dụng, nhưng việc cải tiến không ảnh hưởng đến khả năng chiến đấu của xe.
Những cải tiến đang chú ý nhất là lắp đặt máy đo khoảng cách laser và máy ngắm ảnh nhiệt, cũng như hệ thống điều khiển hỏa lực, giúp pháo thủ ngắm bắn nhanh chóng và chính xác hơn. Đồng thời thay thế toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc cũ analog, bằng hệ thống thông tin liên lạc kỹ thuật số, do Công ty Viettel Việt Nam phát triển.
Theo Viện Quốc tế Nghiên cứu chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại Anh quốc cho biết, Quân đội Việt Nam hiện có 300 chiếc PT-76 đang phục vụ, cùng 320 xe tăng lội nước K-63 có xuất xứ từ Trung Quốc, có thiết kế giống xe tăng hạng nhẹ PT-76.
Cải tiến xe tăng bơi hạng nhẹ PT-76B của Việt Nam cũng được cư dân mạng Nga nhiệt tình bình luận, nickname Soldatov V viết rằng, “Việt Nam không mua pháo tự hành Sprut, rất có thể vì lý do chính trị hoặc do giá Sprut của Nga quá đắt”.
Còn nickname Mikhail cho rằng, “tôi nghĩ phương án tự nâng cấp cũng có thể là phù hợp với Quân đội Việt Nam, vì pháo tự hành Sprut vẫn còn mới lạ và đắt đỏ, nên người Việt Nam cần duy trì những chiếc PT-76 hiện có”.
Nickname Konnick thì cho rằng:“Tôi nghĩ mọi thứ đơn giản hơn, vì vũ khí này vẫn đủ cho nhu cầu hiện tại và thời gian sử dụng của nó vẫn chưa hết, đó là lý do tại sao họ chưa bức xúc mua mới... Dù họ hiểu rằng PT-76 đã cũ, nhưng họ có thể tự nâng cấp bằng phụ tùng trong nước”.
Nickname Bobik012 viết rằng, “PT-76 sử dụng pháo cỡ nòng 76,2 mm; chuyển sang BMP-3 với pháo 100 mm sẽ được hưởng lợi về cả về hỏa lực và khả năng bảo vệ. Tuy nhiên điều kiện địa hình ở Việt Nam có nhiều rừng rậm và đầm lầy, nên chưa chắc những chiếc BMP-3 đã phù hợp. Những chiếc PT76 nổi tiếng hoạt động tốt trong chiến tranh, nên Quân đội Việt Nam tiếp tục khai thác sử dụng”. (Nguồn ảnh: QĐND, Sputnik, QPVN).