Ngày 29/5 vừa qua, biên đội 5 chiếc tiêm kích Rafale do Ấn Độ đặt mua đã thực hiện thành công chuyến bay từ nơi sản xuất ở Pháp về căn cứ Không quân ở miền bắc nước này. Không lâu sau sự kiện, truyền thông Hoa Kỳ đã đưa ra những phân tích khá khách quan về việc lí do mà mẫu chiến đấu cơ hiện đại của Pháp này không được nhiều khách hàng trên thế giới ưu chuộng.
Ảnh: Tiêm kích Rafale mới vừa được bàn giao cho Không quân Ấn ĐộTiêm kích Rafale là một trong ba tiêm kích còn được sản xuất tại Châu Âu hiện nay và là loại chiến đấu cơ duy nhất được Pháp sản xuất trong thời điểm hiện tại. Đây là sản phẩm của công ty Dassault thiết kế với mục đích thay thế cho những chiếc Mirage-2000 đã cũ phục vụ trong Không quân Pháp một thời gian dài.
Ảnh: Máy bay tiêm kích Rafale của Không quân Qatar.Đây được coi là tiêm kích thế hệ 4+, thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1986 và chính thức đưa vào sử dụng trong Không quân Pháp từ năm 2001. Máy bay chiến đấu này sử dụng động cơ M88 có hiệu suất khá kém, khiến tốc độ tối đa của nó là không quá cao (chỉ đạt Mach 1.8) và có trọng lượng gần bằng với trọng lượng máy bay F-18C Hornet của Mỹ.
Ảnh: Tiêm kích Rafale của Không quân Qatar.Rafale được tạo ra với mục đích chi phí sản xuất và vận hành thấp, đồng thời phải có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ không giỏi trong các hoạt động không chiến và cũng không quá xuất sắc trong việc cường kích mặt đất. Tất nhiên, khả năng thực hiện của nó là không thể so sánh được với những máy bay chiến đấu hạng nặng.Dù cho có kích thước nhỏ và nhiều thiết bị công nghệ còn hạn chế, đặc biệt là khi so sánh với mẫu tiêm kích F-35A của Mỹ trên thị trường, Rafale thua xa về thế hệ cũng như độ hiện đại nhưng lại có giá cả đắt đỏ hơn hẳn. Rafale có thể nói là một trong những máy bay chiến đấu đắt nhất trên thế giới hiện nay với giá trị 240 - 260 triệu USD mỗi chiếc. Điều này có thể lí giải do sự vận hành dây chuyền sản xuất Rafale quá nhỏ dẫn đến chi phí đội giá lên cao.
Ảnh: Biên đội tiêm kích Rafale lăn bánh trên đường băng.Một điều nữa cản trở sự thành công trong xuất khẩu của Rafale là hiệu suất chiến đấu quá kém. Điều này đồng nghĩa với việc các quốc gia muốn tìm kiếm một mẫu tiêm kích hạng nặng sẽ lựa chọn F-15 của Mỹ hoặc Su-35 của Nga, trong khi các quốc gia muốn tìm kiếm một mẫu tiêm kích hạng trung hoặc hạng nhẹ giá rẻ sẽ tìm đến F-16V, F-18E hoặc Mig-35.
Ảnh: Tiêm kích Rafale của Không quân Pháp.Do đó, Singapore và Hàn Quốc đã chọn cho mình mẫu F-15 mạnh mẽ, Ai Cập đã lựa chọn Su-35 và không tiếp tục mua thêm lô Rafale thứ hai. Trong khi Brazil, Oman, Morocco, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Kuwait đã từ chối mua Rafale. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp tuyên bố về việc Rafale thua thầu tại Morocco là vì máy bay quá phức tạp và đắt đỏ, sau đó Morocco đã lựa chọn mẫu F-16V rẻ hơn và vượt trội mẫu tiêm kích Pháp trên nhiều khía cạnh.
Ảnh: Biên đội Rafale với vũ khí mạnh mẽ.Không chỉ “ế ẩm” trên thị trường xuất khẩu, ba quốc gia đã mua Rafale cũng không hề mặn mà với mẫu máy bay này. Ai Cập đã đặt hàng 24 chiếc Rafale trong năm 2014, dù cho Pháp đã kỳ vọng rất lớn rằng quốc gia này sẽ mua tiếp lô Rafale thứ hai nhưng người Ai Cập đánh giá rằng mẫu tiêm kích này quá đắt đỏ nhưng hiệu quả lại vô cùng tầm thường. Họ đã lựa chọn mua các tiêm kích hạng nặng Su-35 của Nga để thay thế.
Ảnh: Biên đội Rafale của Không quân Pháp.Qatar là quốc gia thứ hai vận hành Rafale sau Ai Cập, rõ ràng là họ sẽ không tiếp tục đặt hàng loại tiêm kích này nữa. Thay vào đó, họ lựa chọn mẫu tiêm kích hạng nặng F-15QA - mẫu nâng cấp tiên tiến nhất của dòng F-15. Hiệu suất chiến đấu của F-15QA thì rõ ràng là vượt trội Rafale về mọi mặt trong khi chi phí lại rẻ hơn nhiều.
Ảnh: Biên đội Rafale tác chiếnVề phía Ấn Độ, là khách hàng thứ ba của Rafale, cũng là giảm số lượng đặt hàng từ 126 chiếc xuống chỉ còn 36 chiếc. Dự án mua sắm tốn kém này cũng dẫn đến một vụ bê bối lớn của quan chức Ấn Độ với cáo buộc tham nhũng trên quy mô lớn. Ấn Độ đã không có hào hứng gì về việc đặt mua thêm Rafale nhưng đang đàm phán tích cực để mua tiêm kích hạng trung Mig-35 và tiêm kích hạng nặng Su-57 từ Nga.
Ảnh: Tiêm kích Rafale của Ấn Độ.Và rào cản cuối cùng trong việc xuất khẩu Rafale đó chính là vị thế chính trị trên trường quốc tế. Mọi hợp đồng mua sắm vũ khí luôn đi kèm với những ảnh hưởng và quan hệ chính trị, trong khi Mỹ, Nga hay Anh có tiếng nói trong hội đồng quốc tế, Pháp được cho là có ảnh hưởng chính trị ít hơn so với khách hàng tiềm năng của mình. Cộng với việc hiệu suất chiến đấu kém và chi phí quá cao, Rafale thực sự đang gặp một bất lợi cực kỳ lớn trong việc có thể được mua sắm bởi bất kỳ quốc gia nào. Video Máy bay tiêm kích Rafale của Pháp - Nguồn: QPVN
Ngày 29/5 vừa qua, biên đội 5 chiếc tiêm kích Rafale do Ấn Độ đặt mua đã thực hiện thành công chuyến bay từ nơi sản xuất ở Pháp về căn cứ Không quân ở miền bắc nước này. Không lâu sau sự kiện, truyền thông Hoa Kỳ đã đưa ra những phân tích khá khách quan về việc lí do mà mẫu chiến đấu cơ hiện đại của Pháp này không được nhiều khách hàng trên thế giới ưu chuộng.
Ảnh: Tiêm kích Rafale mới vừa được bàn giao cho Không quân Ấn Độ
Tiêm kích Rafale là một trong ba tiêm kích còn được sản xuất tại Châu Âu hiện nay và là loại chiến đấu cơ duy nhất được Pháp sản xuất trong thời điểm hiện tại. Đây là sản phẩm của công ty Dassault thiết kế với mục đích thay thế cho những chiếc Mirage-2000 đã cũ phục vụ trong Không quân Pháp một thời gian dài.
Ảnh: Máy bay tiêm kích Rafale của Không quân Qatar.
Đây được coi là tiêm kích thế hệ 4+, thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1986 và chính thức đưa vào sử dụng trong Không quân Pháp từ năm 2001. Máy bay chiến đấu này sử dụng động cơ M88 có hiệu suất khá kém, khiến tốc độ tối đa của nó là không quá cao (chỉ đạt Mach 1.8) và có trọng lượng gần bằng với trọng lượng máy bay F-18C Hornet của Mỹ.
Ảnh: Tiêm kích Rafale của Không quân Qatar.
Rafale được tạo ra với mục đích chi phí sản xuất và vận hành thấp, đồng thời phải có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ không giỏi trong các hoạt động không chiến và cũng không quá xuất sắc trong việc cường kích mặt đất. Tất nhiên, khả năng thực hiện của nó là không thể so sánh được với những máy bay chiến đấu hạng nặng.
Dù cho có kích thước nhỏ và nhiều thiết bị công nghệ còn hạn chế, đặc biệt là khi so sánh với mẫu tiêm kích F-35A của Mỹ trên thị trường, Rafale thua xa về thế hệ cũng như độ hiện đại nhưng lại có giá cả đắt đỏ hơn hẳn. Rafale có thể nói là một trong những máy bay chiến đấu đắt nhất trên thế giới hiện nay với giá trị 240 - 260 triệu USD mỗi chiếc. Điều này có thể lí giải do sự vận hành dây chuyền sản xuất Rafale quá nhỏ dẫn đến chi phí đội giá lên cao.
Ảnh: Biên đội tiêm kích Rafale lăn bánh trên đường băng.
Một điều nữa cản trở sự thành công trong xuất khẩu của Rafale là hiệu suất chiến đấu quá kém. Điều này đồng nghĩa với việc các quốc gia muốn tìm kiếm một mẫu tiêm kích hạng nặng sẽ lựa chọn F-15 của Mỹ hoặc Su-35 của Nga, trong khi các quốc gia muốn tìm kiếm một mẫu tiêm kích hạng trung hoặc hạng nhẹ giá rẻ sẽ tìm đến F-16V, F-18E hoặc Mig-35.
Ảnh: Tiêm kích Rafale của Không quân Pháp.
Do đó, Singapore và Hàn Quốc đã chọn cho mình mẫu F-15 mạnh mẽ, Ai Cập đã lựa chọn Su-35 và không tiếp tục mua thêm lô Rafale thứ hai. Trong khi Brazil, Oman, Morocco, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Kuwait đã từ chối mua Rafale. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp tuyên bố về việc Rafale thua thầu tại Morocco là vì máy bay quá phức tạp và đắt đỏ, sau đó Morocco đã lựa chọn mẫu F-16V rẻ hơn và vượt trội mẫu tiêm kích Pháp trên nhiều khía cạnh.
Ảnh: Biên đội Rafale với vũ khí mạnh mẽ.
Không chỉ “ế ẩm” trên thị trường xuất khẩu, ba quốc gia đã mua Rafale cũng không hề mặn mà với mẫu máy bay này. Ai Cập đã đặt hàng 24 chiếc Rafale trong năm 2014, dù cho Pháp đã kỳ vọng rất lớn rằng quốc gia này sẽ mua tiếp lô Rafale thứ hai nhưng người Ai Cập đánh giá rằng mẫu tiêm kích này quá đắt đỏ nhưng hiệu quả lại vô cùng tầm thường. Họ đã lựa chọn mua các tiêm kích hạng nặng Su-35 của Nga để thay thế.
Ảnh: Biên đội Rafale của Không quân Pháp.
Qatar là quốc gia thứ hai vận hành Rafale sau Ai Cập, rõ ràng là họ sẽ không tiếp tục đặt hàng loại tiêm kích này nữa. Thay vào đó, họ lựa chọn mẫu tiêm kích hạng nặng F-15QA - mẫu nâng cấp tiên tiến nhất của dòng F-15. Hiệu suất chiến đấu của F-15QA thì rõ ràng là vượt trội Rafale về mọi mặt trong khi chi phí lại rẻ hơn nhiều.
Ảnh: Biên đội Rafale tác chiến
Về phía Ấn Độ, là khách hàng thứ ba của Rafale, cũng là giảm số lượng đặt hàng từ 126 chiếc xuống chỉ còn 36 chiếc. Dự án mua sắm tốn kém này cũng dẫn đến một vụ bê bối lớn của quan chức Ấn Độ với cáo buộc tham nhũng trên quy mô lớn. Ấn Độ đã không có hào hứng gì về việc đặt mua thêm Rafale nhưng đang đàm phán tích cực để mua tiêm kích hạng trung Mig-35 và tiêm kích hạng nặng Su-57 từ Nga.
Ảnh: Tiêm kích Rafale của Ấn Độ.
Và rào cản cuối cùng trong việc xuất khẩu Rafale đó chính là vị thế chính trị trên trường quốc tế. Mọi hợp đồng mua sắm vũ khí luôn đi kèm với những ảnh hưởng và quan hệ chính trị, trong khi Mỹ, Nga hay Anh có tiếng nói trong hội đồng quốc tế, Pháp được cho là có ảnh hưởng chính trị ít hơn so với khách hàng tiềm năng của mình. Cộng với việc hiệu suất chiến đấu kém và chi phí quá cao, Rafale thực sự đang gặp một bất lợi cực kỳ lớn trong việc có thể được mua sắm bởi bất kỳ quốc gia nào.
Video Máy bay tiêm kích Rafale của Pháp - Nguồn: QPVN