Hoạt động chiến đấu phòng không rất quan trọng trong chiến tranh hiện đại, phương Tây từng cố tình đề cao “lý thuyết về sự kém hiệu quả của hệ thống tên lửa phòng không”; tuy nhiên qua cuộc chiến tổng lực ở chiến trường Ukraine, cho thấy nhận thức của các nhà lý luận quân sự phương Tây phải xem xét lại.Các hệ thống tên lửa phòng không đã chứng tỏ được giá trị trong thực chiến của cả Nga và Ukraine. Đáng chú ý là vào đầu tháng 1/2025, Nga sử dụng hệ thống tên lửa phòng không S-400, bắn hạ một máy bay chiến đấu Su-27 nữa của Ukraine.Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới phát triển tên lửa phòng không, đồng thời cũng tích cực phát triển hệ thống tên lửa phòng không. Hiện nay, vũ khí phòng không chủ lực của Quân đội Nga, là hệ thống tên lửa phòng không S-400. Hệ thống này đã đạt được nhiều kết quả trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.Trong bản tin chiến đấu do Bộ Quốc phòng Nga công bố ngày 2/1, cho biết trong 24 giờ qua, họ đã bắn hạ 1 máy bay chiến đấu Su-27, 6 tên lửa HIMARS và 97 UAV của Không quân Ukraine. Điều này có nghĩa là hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga đã có khởi đầu tốt đẹp vào năm 2025. Thời điểm này là đầu năm 2025, hệ thống phòng không S-400 của Nga tiếp tục “lập chiến công”, khi tiếp tục bắn hạ chiến đấu cơ Su-27 trên bầu trời Ukraine. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên hệ thống tên lửa phòng không S-400 bắn hạ máy bay chiến đấu của Ukraine. Kết quả trước đó là vụ bắn rơi máy bay chiến đấu Su-27 đầu tiên có thể bắt nguồn từ tháng đầu tiên của cuộc xung đột Nga-Ukraine. Do Lực lượng Không quân Ukraine không dám dùng chiến đấu cơ tấn công xuyên biên giới, nên những vụ bắn hạ như vậy thường xảy ra ở mức cực cao, khi máy bay Ukraine bị bắn hạ, cách khu vực biên giới ít nhất 100 km.Có nhiều số liệu thống kê chưa đầy đủ trong kết quả do Nga công bố, và nhiều kết quả không thể xác nhận trên thực tế. Nhưng theo ước tính, số vụ tên lửa Nga bắn rơi máy bay chiến đấu của Ukraine, có thể nhiều hơn so với báo cáo công khai. Gần đây, một máy bay chiến đấu F-16 của lực lượng Không quân Ukraine đã bị bắn hạ trên bầu trời Zaporozhye. Kết quả này không thể tìm thấy trong các báo cáo chiến đấu của Nga, nhưng giới chuyên môn cho rằng, có thể Quân đội Nga có yêu cầu khắt Kherson đối với thông tin chiến trường và sẽ không báo cáo nếu không thể xác nhận.Phân tích tình hình chiến đấu thực tế, hệ thống tên lửa phòng không S-400 đã đạt được mục tiêu nghiên cứu và phát triển ban đầu. Nó có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách cực xa, tức là xa hơn 200 km một cách hiệu quả mà không cần sử dụng máy bay chiến đấu.Có thể thấy phần lớn không phận của Ukraine đã bị lực lượng phòng không, không quân Nga khống chế. Do vậy, các hoạt động của Không quân Ukraine đã bị hạn chế nghiêm trọng kể từ khi chiến tranh giữa hai nước bắt đầu. Hiện các chiến đấu cơ của Ukraine khi cất cánh, phải bay cực thấp, thậm chí sát mặt đất để tránh đòn tấn công của lực lượng phòng không, không quân Nga.Nga không chỉ tăng cường đáng kể năng lực phòng thủ mà còn tìm ra cách đối phó với hệ thống tên lửa phòng không của Ukraine, đó là sử dụng số lượng lớn máy bay không người lái cảm tử. Vào ngày 1/1, Quân đội Nga đã sử dụng UAV Geran-2 để tiến hành các cuộc không kích vào các mục tiêu Ukraine vào lúc nửa đêm và đạt được thành công đáng kể. Những chiếc UAV tự sát Geran-2 của Nga có nguồn gốc từ UAV Shahed-136 của Iran, nhưng đã được Nga hiện đại hóa, khiến việc đánh chặn của lực lượng phòng không Ukraine khó khăn hơn. Hơn nữa, UAV Geran-2 được Nga sử dụng lần này còn có dải đèn nhiều màu sắc, mang tính chất trình diễn rõ ràng.Nguyên nhân then chốt dẫn đến thành công trong việc sử dụng UAV Geran-2 của Quân đội Nga là số lượng lấn át chất lượng. Dù Ukraine có nhiều hệ thống tên lửa phòng không được NATO hỗ trợ, nhưng việc đánh chặn UAV Geran-2 bằng tên lửa là chi phí quá cao.Một chiếc UAV Geran-2 của Nga có giá chỉ khoảng 10.000 USD, nhưng để bắn chặn thì phải dùng tên lửa phòng không có giá cả triệu USD. Hiện nay, Nga có thể tổ chức UAV tự sát tấn công liên tục, mà không có “ngày nghỉ”, khiến lực lượng phòng không Ukraine căng thẳng và tổn thất. Nguyên nhân chính là do Ukraine không thể sản xuất tên lửa phòng không, mà trông chờ vào nguồn viện trợ của phương Tây.Như vậy có thể khẳng định, hệ thống tên lửa phòng không vẫn là vũ khí không thể thiếu và có vai trò hết sức quan trọng trong tác chiến hiện đại. Việc nhấn mạnh đơn giản tính hiệu quả thấp của nó chỉ là trò chơi chữ. Trong thực tế chiến đấu đã chứng minh rằng, không có hệ thống tên lửa phòng không là sai lầm lớn nhất. (Nguồn ảnh: Bulgarian Military, Topwar, TASS).
Hoạt động chiến đấu phòng không rất quan trọng trong chiến tranh hiện đại, phương Tây từng cố tình đề cao “lý thuyết về sự kém hiệu quả của hệ thống tên lửa phòng không”; tuy nhiên qua cuộc chiến tổng lực ở chiến trường Ukraine, cho thấy nhận thức của các nhà lý luận quân sự phương Tây phải xem xét lại.
Các hệ thống tên lửa phòng không đã chứng tỏ được giá trị trong thực chiến của cả Nga và Ukraine. Đáng chú ý là vào đầu tháng 1/2025, Nga sử dụng hệ thống tên lửa phòng không S-400, bắn hạ một máy bay chiến đấu Su-27 nữa của Ukraine.
Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới phát triển tên lửa phòng không, đồng thời cũng tích cực phát triển hệ thống tên lửa phòng không. Hiện nay, vũ khí phòng không chủ lực của Quân đội Nga, là hệ thống tên lửa phòng không S-400. Hệ thống này đã đạt được nhiều kết quả trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.
Trong bản tin chiến đấu do Bộ Quốc phòng Nga công bố ngày 2/1, cho biết trong 24 giờ qua, họ đã bắn hạ 1 máy bay chiến đấu Su-27, 6 tên lửa HIMARS và 97 UAV của Không quân Ukraine. Điều này có nghĩa là hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga đã có khởi đầu tốt đẹp vào năm 2025.
Thời điểm này là đầu năm 2025, hệ thống phòng không S-400 của Nga tiếp tục “lập chiến công”, khi tiếp tục bắn hạ chiến đấu cơ Su-27 trên bầu trời Ukraine. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên hệ thống tên lửa phòng không S-400 bắn hạ máy bay chiến đấu của Ukraine.
Kết quả trước đó là vụ bắn rơi máy bay chiến đấu Su-27 đầu tiên có thể bắt nguồn từ tháng đầu tiên của cuộc xung đột Nga-Ukraine. Do Lực lượng Không quân Ukraine không dám dùng chiến đấu cơ tấn công xuyên biên giới, nên những vụ bắn hạ như vậy thường xảy ra ở mức cực cao, khi máy bay Ukraine bị bắn hạ, cách khu vực biên giới ít nhất 100 km.
Có nhiều số liệu thống kê chưa đầy đủ trong kết quả do Nga công bố, và nhiều kết quả không thể xác nhận trên thực tế. Nhưng theo ước tính, số vụ tên lửa Nga bắn rơi máy bay chiến đấu của Ukraine, có thể nhiều hơn so với báo cáo công khai.
Gần đây, một máy bay chiến đấu F-16 của lực lượng Không quân Ukraine đã bị bắn hạ trên bầu trời Zaporozhye. Kết quả này không thể tìm thấy trong các báo cáo chiến đấu của Nga, nhưng giới chuyên môn cho rằng, có thể Quân đội Nga có yêu cầu khắt Kherson đối với thông tin chiến trường và sẽ không báo cáo nếu không thể xác nhận.
Phân tích tình hình chiến đấu thực tế, hệ thống tên lửa phòng không S-400 đã đạt được mục tiêu nghiên cứu và phát triển ban đầu. Nó có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách cực xa, tức là xa hơn 200 km một cách hiệu quả mà không cần sử dụng máy bay chiến đấu.
Có thể thấy phần lớn không phận của Ukraine đã bị lực lượng phòng không, không quân Nga khống chế. Do vậy, các hoạt động của Không quân Ukraine đã bị hạn chế nghiêm trọng kể từ khi chiến tranh giữa hai nước bắt đầu. Hiện các chiến đấu cơ của Ukraine khi cất cánh, phải bay cực thấp, thậm chí sát mặt đất để tránh đòn tấn công của lực lượng phòng không, không quân Nga.
Nga không chỉ tăng cường đáng kể năng lực phòng thủ mà còn tìm ra cách đối phó với hệ thống tên lửa phòng không của Ukraine, đó là sử dụng số lượng lớn máy bay không người lái cảm tử. Vào ngày 1/1, Quân đội Nga đã sử dụng UAV Geran-2 để tiến hành các cuộc không kích vào các mục tiêu Ukraine vào lúc nửa đêm và đạt được thành công đáng kể.
Những chiếc UAV tự sát Geran-2 của Nga có nguồn gốc từ UAV Shahed-136 của Iran, nhưng đã được Nga hiện đại hóa, khiến việc đánh chặn của lực lượng phòng không Ukraine khó khăn hơn. Hơn nữa, UAV Geran-2 được Nga sử dụng lần này còn có dải đèn nhiều màu sắc, mang tính chất trình diễn rõ ràng.
Nguyên nhân then chốt dẫn đến thành công trong việc sử dụng UAV Geran-2 của Quân đội Nga là số lượng lấn át chất lượng. Dù Ukraine có nhiều hệ thống tên lửa phòng không được NATO hỗ trợ, nhưng việc đánh chặn UAV Geran-2 bằng tên lửa là chi phí quá cao.
Một chiếc UAV Geran-2 của Nga có giá chỉ khoảng 10.000 USD, nhưng để bắn chặn thì phải dùng tên lửa phòng không có giá cả triệu USD. Hiện nay, Nga có thể tổ chức UAV tự sát tấn công liên tục, mà không có “ngày nghỉ”, khiến lực lượng phòng không Ukraine căng thẳng và tổn thất. Nguyên nhân chính là do Ukraine không thể sản xuất tên lửa phòng không, mà trông chờ vào nguồn viện trợ của phương Tây.
Như vậy có thể khẳng định, hệ thống tên lửa phòng không vẫn là vũ khí không thể thiếu và có vai trò hết sức quan trọng trong tác chiến hiện đại. Việc nhấn mạnh đơn giản tính hiệu quả thấp của nó chỉ là trò chơi chữ. Trong thực tế chiến đấu đã chứng minh rằng, không có hệ thống tên lửa phòng không là sai lầm lớn nhất. (Nguồn ảnh: Bulgarian Military, Topwar, TASS).