Việc Không quân Iran tiếp nhận số chiến đấu cơ Su-35 của Nga, đặt ra những câu hỏi về tương lai của phi đội F-14 Tomcat, chiến đấu cơ mang tính biểu tượng của Iran. Loại chiến đấu cơ nổi danh thời Chiến tranh Lạnh này, không chỉ là xương sống của Không quân Iran trong nhiều thập kỷ, mà còn trở thành biểu tượng của khả năng vượt qua các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt.Sự xuất hiện của Su-35 Flanker-E báo hiệu một bước ngoặt đối với Không quân Cộng hòa Hồi giáo Iran (IRIAF). Với các đợt giao hàng bổ sung dự kiến, Tehran sẽ loại bỏ dần những chiếc F-14 trong vài năm tới, một sự chuyển đổi phản ánh cả khả năng tồn tại đang suy yếu của Tomcat, trước ưu thế công nghệ của Flanker-E.Su-35 không chỉ được kỳ vọng sẽ thay thế các máy bay chiến đấu cũ của Mỹ, mà còn vượt trội hơn chúng ở hầu hết mọi tính năng. Được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, radar Irbis-E mạnh mẽ và động cơ đẩy vector, Su-35 cung cấp cấu hình hiệu suất chiến đấu, mà F-14, ngay cả trong thời kỳ đỉnh cao, cũng khó có thể sánh kịp.Tuy nhiên, sự thay đổi này không chỉ đơn thuần là vấn đề thay thế một máy bay này bằng một máy bay khác. F-14 Tomcat đã là nền tảng của chiến lược Không quân Iran kể từ khi mua của Mỹ vào giữa thập niên 1970. Bất chấp những thách thức do lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ, sau cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979 gây ra, Iran vẫn duy trì được hoạt động của đội bay F-14 trong nhiều thập kỷ, nhờ sự sáng tạo và đổi mới.Kỹ thuật sao chép, khai thác phụ tùng ở những máy bay không còn sử dụng và trên thị trường chợ đen, đã giúp Iran duy trì phi đội Tomcat hoạt động, mặc dù số lượng và chất lượng đã giảm đi. Phi đội này đã tham gia nhiều hoạt động chiến đấu trong cuộc Chiến tranh Iran-Iraq và tiếp tục tuần tra không phận Iran trong những thập kỷ tiếp theo.Tuy nhiên F-14 không phải là “trường sinh bất lão”, thời gian và nhiệm vụ đã làm lão hóa những chiếc F-14. Việc bảo dưỡng những máy bay cũ này ngày càng trở nên khó khăn hơn, khi phụ tùng thay thế ngày càng khan hiếm và khoảng cách công nghệ giữa máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư và hệ thống phòng không hiện đại ngày càng lớn.Mặc dù Iran đã có những bước tiến đáng kể, trong việc nâng cấp phi đội Tomcat của mình bằng các hệ thống vũ khí và thiết bị điện tử hàng không mới. Nhưng những biện pháp tạm thời này vẫn không thể bù đắp hoàn toàn cho những hạn chế của một chiếc máy bay được thiết kế vào cuối thập niên 1960 và sản xuất vào giữa thập niên 1970.Đặc biệt là việc Tehran có cơ hội tiếp cận chiến đấu cơ Su-35 của Nga; chiến đấu cơ này với khả năng cơ động siêu việt, hiệu suất tốc độ cao và tích hợp vũ khí tiên tiến sẽ là người kế nhiệm xứng đáng phi đội F-14 của IRIAF.Ngoài ra, Su-35 còn được kỳ vọng không chỉ đóng vai trò là máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không, mà còn là vũ khí răn đe đối với các đối thủ trong khu vực và là đối trọng với máy bay tiên tiến của phương Tây hoạt động ở vùng Vịnh.Sự xuất hiện Su-35 trong IRIAF nhấn mạnh sự chuyển hướng của Iran theo hướng đa dạng hóa lực lượng không quân, giảm sự phụ thuộc vào số chiến đấu cơ do Mỹ sản xuất và áp dụng các giải pháp thay thế của Nga và nội địa, để xây dựng một lực lượng mạnh mẽ và có năng lực hơn.Nguồn gốc của phi đội F-14A và những chiến đấu cơ có nguồn gốc Mỹ của IRIAF, đó là vào giữa thập niên 1970, trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh đang ở đỉnh cao và sự thay đổi liên minh ở Trung Đông, Cộng hòa Hồi giáo Iran - lúc đó là đồng minh chủ chốt của Mỹ, dưới sự cai trị của Shah Mohammad Reza Pahlavi - đã sở hữu một trong những máy bay chiến đấu tiên tiến nhất thời bấy giờ, đó là F-14 Tomcat.Iran cũng là quốc gia nước ngoài duy nhất sở hữu chiến đấu cơ F-14A. Việc Iran có được những chiếc máy bay chiến đấu cơ thế hệ 4 đầu tiên này và vai trò của chúng trong Không quân Iran, cũng như chúng là xương sống của IRIAF, trong nhiều thập kỷ sau cuộc cách mạng, là câu chuyện về âm mưu địa chính trị, sự khéo léo trong kỹ thuật và khả năng phục hồi chiến lược.Đối với Iran, chiến đấu cơ F-14A không chỉ là một vũ khí đơn thuần, nó là minh chứng cho khả năng thích ứng và vượt qua những thách thức do lệnh trừng phạt quốc tế và sự cô lập về công nghệ của đất nước này. Đối với phần còn lại của thế giới, F-14 của Iran là lời nhắc nhở về sự phức tạp của địa chính trị, công nghệ và khả năng phục hồi đã định hình nên Trung Đông hiện đại.Tuy nhiên, việc IRIAF loại bỏ F-14 sẽ không dễ dàng, vì chiến đấu cơ này đã tạo dựng được vị thế gần như là huyền thoại ở Iran phần lớn là nhờ vào những thành công của nó trong thập niên 1980, khi nó được cho là đã ghi công hàng chục lần, tiêu diệt máy bay Iraq trên không.Các phi công và thợ kỹ thuật của Iran đã có nhiều kinh nghiệm hoạt động xung quanh F-14, và sự ra đi của nó sẽ đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên đối với IRIAF. Hơn nữa, việc thay thế vai trò đánh chặn tầm xa của F-14A, một tính năng chủ yếu gắn liền với sự kết hợp độc đáo của nó với tên lửa AIM-54 Phoenix, có thể đặt ra những thách thức, ngay cả với các hệ thống tiên tiến của Su-35.Hiện tại, sự cùng tồn tại của F-14 và Su-35 có thể đại diện cho giai đoạn chuyển tiếp đối với IRIAF, trong đó những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc tích hợp máy bay chiến đấu Nga, có thể định hướng cho việc mua sắm và học thuyết hoạt động của Không quân Iran trong tương lai.Nhưng có một vấn đề đừng nhầm lẫn đó là, sự xuất hiện của Su-35 là một bước ngoặt, khi ngày càng nhiều Su-35 đi vào hoạt động, Không quân Iran đang chuẩn bị phát triển thành một lực lượng hiện đại, đa năng, sẽ định hình nên cán cân chiến lược của khu vực trong những năm tới. Cái bóng của F-14 có thể rất lớn, nhưng IRIAF sẽ phải cất bỏ sang một bên, để sức mạnh Không quân Iran cất cánh sang một chương mới. (Nguồn ảnh: IRNA, Al Jazeera, Wikipedia).
Việc Không quân Iran tiếp nhận số chiến đấu cơ Su-35 của Nga, đặt ra những câu hỏi về tương lai của phi đội F-14 Tomcat, chiến đấu cơ mang tính biểu tượng của Iran. Loại chiến đấu cơ nổi danh thời Chiến tranh Lạnh này, không chỉ là xương sống của Không quân Iran trong nhiều thập kỷ, mà còn trở thành biểu tượng của khả năng vượt qua các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt.
Sự xuất hiện của Su-35 Flanker-E báo hiệu một bước ngoặt đối với Không quân Cộng hòa Hồi giáo Iran (IRIAF). Với các đợt giao hàng bổ sung dự kiến, Tehran sẽ loại bỏ dần những chiếc F-14 trong vài năm tới, một sự chuyển đổi phản ánh cả khả năng tồn tại đang suy yếu của Tomcat, trước ưu thế công nghệ của Flanker-E.
Su-35 không chỉ được kỳ vọng sẽ thay thế các máy bay chiến đấu cũ của Mỹ, mà còn vượt trội hơn chúng ở hầu hết mọi tính năng. Được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, radar Irbis-E mạnh mẽ và động cơ đẩy vector, Su-35 cung cấp cấu hình hiệu suất chiến đấu, mà F-14, ngay cả trong thời kỳ đỉnh cao, cũng khó có thể sánh kịp.
Tuy nhiên, sự thay đổi này không chỉ đơn thuần là vấn đề thay thế một máy bay này bằng một máy bay khác. F-14 Tomcat đã là nền tảng của chiến lược Không quân Iran kể từ khi mua của Mỹ vào giữa thập niên 1970. Bất chấp những thách thức do lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ, sau cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979 gây ra, Iran vẫn duy trì được hoạt động của đội bay F-14 trong nhiều thập kỷ, nhờ sự sáng tạo và đổi mới.
Kỹ thuật sao chép, khai thác phụ tùng ở những máy bay không còn sử dụng và trên thị trường chợ đen, đã giúp Iran duy trì phi đội Tomcat hoạt động, mặc dù số lượng và chất lượng đã giảm đi. Phi đội này đã tham gia nhiều hoạt động chiến đấu trong cuộc Chiến tranh Iran-Iraq và tiếp tục tuần tra không phận Iran trong những thập kỷ tiếp theo.
Tuy nhiên F-14 không phải là “trường sinh bất lão”, thời gian và nhiệm vụ đã làm lão hóa những chiếc F-14. Việc bảo dưỡng những máy bay cũ này ngày càng trở nên khó khăn hơn, khi phụ tùng thay thế ngày càng khan hiếm và khoảng cách công nghệ giữa máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư và hệ thống phòng không hiện đại ngày càng lớn.
Mặc dù Iran đã có những bước tiến đáng kể, trong việc nâng cấp phi đội Tomcat của mình bằng các hệ thống vũ khí và thiết bị điện tử hàng không mới. Nhưng những biện pháp tạm thời này vẫn không thể bù đắp hoàn toàn cho những hạn chế của một chiếc máy bay được thiết kế vào cuối thập niên 1960 và sản xuất vào giữa thập niên 1970.
Đặc biệt là việc Tehran có cơ hội tiếp cận chiến đấu cơ Su-35 của Nga; chiến đấu cơ này với khả năng cơ động siêu việt, hiệu suất tốc độ cao và tích hợp vũ khí tiên tiến sẽ là người kế nhiệm xứng đáng phi đội F-14 của IRIAF.
Ngoài ra, Su-35 còn được kỳ vọng không chỉ đóng vai trò là máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không, mà còn là vũ khí răn đe đối với các đối thủ trong khu vực và là đối trọng với máy bay tiên tiến của phương Tây hoạt động ở vùng Vịnh.
Sự xuất hiện Su-35 trong IRIAF nhấn mạnh sự chuyển hướng của Iran theo hướng đa dạng hóa lực lượng không quân, giảm sự phụ thuộc vào số chiến đấu cơ do Mỹ sản xuất và áp dụng các giải pháp thay thế của Nga và nội địa, để xây dựng một lực lượng mạnh mẽ và có năng lực hơn.
Nguồn gốc của phi đội F-14A và những chiến đấu cơ có nguồn gốc Mỹ của IRIAF, đó là vào giữa thập niên 1970, trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh đang ở đỉnh cao và sự thay đổi liên minh ở Trung Đông, Cộng hòa Hồi giáo Iran - lúc đó là đồng minh chủ chốt của Mỹ, dưới sự cai trị của Shah Mohammad Reza Pahlavi - đã sở hữu một trong những máy bay chiến đấu tiên tiến nhất thời bấy giờ, đó là F-14 Tomcat.
Iran cũng là quốc gia nước ngoài duy nhất sở hữu chiến đấu cơ F-14A. Việc Iran có được những chiếc máy bay chiến đấu cơ thế hệ 4 đầu tiên này và vai trò của chúng trong Không quân Iran, cũng như chúng là xương sống của IRIAF, trong nhiều thập kỷ sau cuộc cách mạng, là câu chuyện về âm mưu địa chính trị, sự khéo léo trong kỹ thuật và khả năng phục hồi chiến lược.
Đối với Iran, chiến đấu cơ F-14A không chỉ là một vũ khí đơn thuần, nó là minh chứng cho khả năng thích ứng và vượt qua những thách thức do lệnh trừng phạt quốc tế và sự cô lập về công nghệ của đất nước này. Đối với phần còn lại của thế giới, F-14 của Iran là lời nhắc nhở về sự phức tạp của địa chính trị, công nghệ và khả năng phục hồi đã định hình nên Trung Đông hiện đại.
Tuy nhiên, việc IRIAF loại bỏ F-14 sẽ không dễ dàng, vì chiến đấu cơ này đã tạo dựng được vị thế gần như là huyền thoại ở Iran phần lớn là nhờ vào những thành công của nó trong thập niên 1980, khi nó được cho là đã ghi công hàng chục lần, tiêu diệt máy bay Iraq trên không.
Các phi công và thợ kỹ thuật của Iran đã có nhiều kinh nghiệm hoạt động xung quanh F-14, và sự ra đi của nó sẽ đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên đối với IRIAF. Hơn nữa, việc thay thế vai trò đánh chặn tầm xa của F-14A, một tính năng chủ yếu gắn liền với sự kết hợp độc đáo của nó với tên lửa AIM-54 Phoenix, có thể đặt ra những thách thức, ngay cả với các hệ thống tiên tiến của Su-35.
Hiện tại, sự cùng tồn tại của F-14 và Su-35 có thể đại diện cho giai đoạn chuyển tiếp đối với IRIAF, trong đó những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc tích hợp máy bay chiến đấu Nga, có thể định hướng cho việc mua sắm và học thuyết hoạt động của Không quân Iran trong tương lai.
Nhưng có một vấn đề đừng nhầm lẫn đó là, sự xuất hiện của Su-35 là một bước ngoặt, khi ngày càng nhiều Su-35 đi vào hoạt động, Không quân Iran đang chuẩn bị phát triển thành một lực lượng hiện đại, đa năng, sẽ định hình nên cán cân chiến lược của khu vực trong những năm tới. Cái bóng của F-14 có thể rất lớn, nhưng IRIAF sẽ phải cất bỏ sang một bên, để sức mạnh Không quân Iran cất cánh sang một chương mới. (Nguồn ảnh: IRNA, Al Jazeera, Wikipedia).