Năm 2020 là một năm mà Hải quân Trung Quốc được quân đội nước này tập trung "ưu tiên" đầu tư. Theo thống kê, sức mạnh hiện tại các tàu khu trục mặt nước, của Hải quân Trung Quốc, bao gồm 39 tàu khu tiên tiến và 9 tàu khu trục tối tân hơn.Các tàu khu trục tối tân theo cách gọi của lực lượng Hải quân Trung Quốc, là các tàu chiến hiệu suất cao như tàu khu trục Type-052C/D và Type-055. Việc sử dụng các radar quét mạng pha điện tử tần số kép, đã tăng gấp đôi hiệu suất của các tàu chiến trước đó; và sự cải thiện là lớn nhất, là khả năng phòng không khu vực.Tính đến nay, Hải quân Trung Quốc có 6 khu trục hạm Type-052C (tất cả đều đang trong biên chế). Có 25 tàu khu trục thuộc dòng Type-052D (15 trong số đó đã được biên chế). Có 8 tàu khu trục Type 055, trong đó tàu đầu tiên Nanchang, đã được đưa vào hoạt động.Các khu trục hạm tối tân hơn, có khoảng cách về sức mạnh toàn diện so với các khu trục hạm còn lại, nhưng xét về mặt bằng chung với hải quân một số quốc gia trong khu vực, thì chúng mạnh hơn và được xếp vào nhóm các khu trục hạm tiên tiến hơn.Hải quân Trung Quốc còn có 9 tàu khu trục, bao gồm 1 tàu 051B lớp Lữ Hải, 2 tàu 051C lớp Lữ Châu, 2 tàu 052B lớp Lữ Dương I và 4 tàu lớp Sovremenny. 9 tàu chiến này đều có khả năng phòng không khu vực nhất định, tuy khả năng chỉ thị đa mục tiêu không bằng 39 tàu khu trục tiên tiến, nhưng chúng cũng mạnh hơn nhiều so với các tàu chiến nước ngoài cùng cấp.Trên thực tế, đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm về sự phát triển hiện nay của Hải quân Trung Quốc. Hiện nay, hai tàu sân bay đã được đưa vào biên chế, dự kiến trong tương lai sẽ đóng thêm 2-3 chiếc nữa.Không chỉ có những tàu khu trục, Trung Quốc còn có 30 khinh hạm Type 054A, và 054B cải tiến, được coi là đã được thiết kế xong, và số lượng cuối cùng của nó có thể vượt quá con số 30 chiếc.Về phương tiện đổ bộ, Hải quân Trung Quốc có ba tàu tấn công đổ bộ mới Type-075 và chiếc thứ tư có thể đang được đóng. Tổng số tàu ngầm hạt nhân vượt quá 15 chiếc và thế hệ tàu ngầm hạt nhân tiếp theo cũng đang được phát triển và sẽ sớm ra mắt.Ngoài số tàu chiến này, Hải quân Trung Quốc cũng đang phát triển các tàu bảo đảm như tàu tiếp tế tích hợp, tàu hỗ trợ tác chiến nhanh, tàu trinh sát điện tử, tàu khảo sát đại dương, tàu huấn luyện và tàu cứu hộ tàu ngầm. Trong các cuộc hành quân viễn dương hay các trận chiến quy mô lớn, tầm quan trọng của các tàu bảo đảm này không kém gì các tàu chiến.Ngược lại, tốc độ phát triển của hải quân nước ngoài trong năm 2020 đã chậm lại rất nhiều, ngay cả hải quân số 1 thế giới là Mỹ, số lượng tàu chiến sẽ được hạ thủy trong năm nay cũng khá hạn chế. Hơn nữa, do dịch bệnh, nhiều thủy thủ tàu chiến của Hải quân Mỹ đã bị lây bệnh, làm ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng chiến đấu.Bên cạnh đó là do suy thoái kinh tế, đã làm ảnh hưởng đến khả năng tác chiến của Hải quân Mỹ và những biến động có thể xảy ra trong ngân sách giành cho đóng những tàu chiến mới; điều này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trong tương lai của Hải quân số 1 thế giới. Ảnh: Tàu chiến lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ. Do đó, xét từ những khía cạnh này, khi hải quân Trung Quốc đang tăng nhanh năng lực hải quân của họ, thì hải quân các nước khác tiếp tục có những khó khăn, và việc duy trì được chỗ đứng của mình được coi là tốt. Trong ba thập kỷ qua, Trung Quốc luôn đạt mức tăng trưởng hai con số trong chi tiêu quốc phòng. Trên thực tế, ngân sách quốc phòng đã tăng gấp sáu lần trong sáu thập kỷ qua, với trọng tâm là hiện đại hóa các lực lượng tác chiến và xây dựng khả năng triển khai sức mạnh - đặc biệt là Hải quân Trung Quốc.Những tham vọng về lãnh hải ở khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông, và đặc biệt là vấn đề Đài Loan, buộc Trung Quốc phải mạnh tay chi tiêu cho hải quân; có thể Trung Quốc không bao giờ đuổi kịp sức mạnh Hải quân Mỹ, nhưng với sức mạnh hiện tại, Trung Quốc thừa sức khoe "cơ bắp" với các nước nhỏ xung quanh và sẵn sàng đối đầu với một cuộc hải chiến tổng lực với Mỹ tại tây Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Topwar.
Năm 2020 là một năm mà Hải quân Trung Quốc được quân đội nước này tập trung "ưu tiên" đầu tư. Theo thống kê, sức mạnh hiện tại các tàu khu trục mặt nước, của Hải quân Trung Quốc, bao gồm 39 tàu khu tiên tiến và 9 tàu khu trục tối tân hơn.
Các tàu khu trục tối tân theo cách gọi của lực lượng Hải quân Trung Quốc, là các tàu chiến hiệu suất cao như tàu khu trục Type-052C/D và Type-055. Việc sử dụng các radar quét mạng pha điện tử tần số kép, đã tăng gấp đôi hiệu suất của các tàu chiến trước đó; và sự cải thiện là lớn nhất, là khả năng phòng không khu vực.
Tính đến nay, Hải quân Trung Quốc có 6 khu trục hạm Type-052C (tất cả đều đang trong biên chế). Có 25 tàu khu trục thuộc dòng Type-052D (15 trong số đó đã được biên chế). Có 8 tàu khu trục Type 055, trong đó tàu đầu tiên Nanchang, đã được đưa vào hoạt động.
Các khu trục hạm tối tân hơn, có khoảng cách về sức mạnh toàn diện so với các khu trục hạm còn lại, nhưng xét về mặt bằng chung với hải quân một số quốc gia trong khu vực, thì chúng mạnh hơn và được xếp vào nhóm các khu trục hạm tiên tiến hơn.
Hải quân Trung Quốc còn có 9 tàu khu trục, bao gồm 1 tàu 051B lớp Lữ Hải, 2 tàu 051C lớp Lữ Châu, 2 tàu 052B lớp Lữ Dương I và 4 tàu lớp Sovremenny. 9 tàu chiến này đều có khả năng phòng không khu vực nhất định, tuy khả năng chỉ thị đa mục tiêu không bằng 39 tàu khu trục tiên tiến, nhưng chúng cũng mạnh hơn nhiều so với các tàu chiến nước ngoài cùng cấp.
Trên thực tế, đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm về sự phát triển hiện nay của Hải quân Trung Quốc. Hiện nay, hai tàu sân bay đã được đưa vào biên chế, dự kiến trong tương lai sẽ đóng thêm 2-3 chiếc nữa.
Không chỉ có những tàu khu trục, Trung Quốc còn có 30 khinh hạm Type 054A, và 054B cải tiến, được coi là đã được thiết kế xong, và số lượng cuối cùng của nó có thể vượt quá con số 30 chiếc.
Về phương tiện đổ bộ, Hải quân Trung Quốc có ba tàu tấn công đổ bộ mới Type-075 và chiếc thứ tư có thể đang được đóng. Tổng số tàu ngầm hạt nhân vượt quá 15 chiếc và thế hệ tàu ngầm hạt nhân tiếp theo cũng đang được phát triển và sẽ sớm ra mắt.
Ngoài số tàu chiến này, Hải quân Trung Quốc cũng đang phát triển các tàu bảo đảm như tàu tiếp tế tích hợp, tàu hỗ trợ tác chiến nhanh, tàu trinh sát điện tử, tàu khảo sát đại dương, tàu huấn luyện và tàu cứu hộ tàu ngầm. Trong các cuộc hành quân viễn dương hay các trận chiến quy mô lớn, tầm quan trọng của các tàu bảo đảm này không kém gì các tàu chiến.
Ngược lại, tốc độ phát triển của hải quân nước ngoài trong năm 2020 đã chậm lại rất nhiều, ngay cả hải quân số 1 thế giới là Mỹ, số lượng tàu chiến sẽ được hạ thủy trong năm nay cũng khá hạn chế. Hơn nữa, do dịch bệnh, nhiều thủy thủ tàu chiến của Hải quân Mỹ đã bị lây bệnh, làm ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Bên cạnh đó là do suy thoái kinh tế, đã làm ảnh hưởng đến khả năng tác chiến của Hải quân Mỹ và những biến động có thể xảy ra trong ngân sách giành cho đóng những tàu chiến mới; điều này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trong tương lai của Hải quân số 1 thế giới. Ảnh: Tàu chiến lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ.
Do đó, xét từ những khía cạnh này, khi hải quân Trung Quốc đang tăng nhanh năng lực hải quân của họ, thì hải quân các nước khác tiếp tục có những khó khăn, và việc duy trì được chỗ đứng của mình được coi là tốt.
Trong ba thập kỷ qua, Trung Quốc luôn đạt mức tăng trưởng hai con số trong chi tiêu quốc phòng. Trên thực tế, ngân sách quốc phòng đã tăng gấp sáu lần trong sáu thập kỷ qua, với trọng tâm là hiện đại hóa các lực lượng tác chiến và xây dựng khả năng triển khai sức mạnh - đặc biệt là Hải quân Trung Quốc.
Những tham vọng về lãnh hải ở khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông, và đặc biệt là vấn đề Đài Loan, buộc Trung Quốc phải mạnh tay chi tiêu cho hải quân; có thể Trung Quốc không bao giờ đuổi kịp sức mạnh Hải quân Mỹ, nhưng với sức mạnh hiện tại, Trung Quốc thừa sức khoe "cơ bắp" với các nước nhỏ xung quanh và sẵn sàng đối đầu với một cuộc hải chiến tổng lực với Mỹ tại tây Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Topwar.