Giới lãnh đạo Trung Quốc chỉ "có thể mơ", mới có được những căn cứ hải quân ở nước ngoài như của Mỹ, ví dụ Yokosuka ở Nhật Bản hoặc như Diego Garcia ở Ấn Độ Dương. Tuy nhiên vẫn còn một chặng đường dài phía trước, để Trung Quốc tìm được căn cứ hải quân phù hợp ở nước ngoài. Tuy nhiên để đạt được như Mỹ, Trung Quốc phải trả một cái giá không hề rẻ.Mỹ và các đồng minh muốn kiềm chế hải quân Trung Quốc thông qua một loạt biện pháp, như tăng cường sức mạnh quân sự ở Ấn Độ Dương, nhất là cho căn cứ Diego Garcia. Còn Trung Quốc thì đang theo đuổi một chiến lược đầy rủi ro và lợi nhuận cao, đó là mở rộng sử ảnh hưởng của Trung Quốc ra các quốc gia ở Nam Á, châu Phi hoặc Mỹ Latinh.Động thái trở thành cường quốc quân sự toàn cầu của Quân đội Trung Quốc, phản ánh việc tích cực chạy đua vũ trang, tăng cường tiềm lực quốc phòng. Chắc chắn Trung Quốc đã học được một bài học từ cuộc khủng hoảng Libya gần 10 năm trước; họ cần bảo vệ công dân, cũng như lợi ích của mình ở nước ngoài, giống như Mỹ hiện nay.Hiện nay Trung Quốc chỉ có một căn cứ quân sự ở hải ngoại, đó là căn cứ hải quân ở Djibouti (châu Phi) và cũng đang thăm dò khả năng thiết lập các căn cứ ở nước ngoài trên bờ biển phía đông của châu Phi và Nam Thái Bình Dương.Để trở thành một cường quốc quan trọng trong khu vực và toàn cầu, Trung Quốc phải có các căn cứ quân sự ở nước ngoài; muốn được như vậy, Trung Quốc phải chịu chi phí xây dựng và chi phí duy trì các căn cứ này, cũng như chuỗi hậu cần để hỗ trợ các cơ sở này sau khi hoàn thành. Những chi phí này đối với Trung Quốc có thể cao hơn rất nhiều so với Mỹ.Tuy nhiên, những quan hệ đối tác này không thể đạt được trong một sớm một chiều, mà chúng được tạo nên bởi những tài sản vô hình như lòng tin, giá trị được chia sẻ và lịch sử hợp tác chặt chẽ. Hầu hết, các mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước đối tác tiềm năng, đều thiếu những yếu tố cơ bản này.Đối với Trung Quốc, họ cần những căn cứ hải quân, có thể đáp ứng yêu cầu của hạm đội "biển xanh", như Yokosuka ở Nhật Bản hoặc như Diego Garcia; ngoài ra là độ tin cậy của các quốc gia đối tác tiềm năng, cũng như cơ sở hạ tầng và lao động của quốc gia đó; đây là những cần thiết điều tối thiểu.Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan không thể tránh khỏi, ở cả hai hướng đại lục và đại dương, do những mâu thuẫn trong lịch sử quan hệ, đã ảnh hưởng tới sự phát triển của nước này. Các chiến lược gia Trung Quốc đã nhận ra rằng, chiến lược “hướng ra biển” mới của Trung Quốc, phải dựa trên hòa bình biên giới trên bộ.Hòa bình biên giới trên bộ của Trung Quốc trong 30 năm qua, nhìn chung phát triển theo hướng tích cực; đặc biệt là mối quan hệ hữu nghị với Nga, đã giúp Trung Quốc tập trung "nguồn lực" hướng về đại dương. Tuy nhiên những thách thức an ninh, mà Trung Quốc phải đối mặt ở các khu vực xung quanh như Ấn Độ, có thể hạn chế các chính sách trên bộ và hàng hải của họ. Ảnh: Xung đột biên giới Trung - Xô năm 1969.Hiện nay Trung Quốc đã xây dựng các "nguồn lực" để sẵn sàng đối phó với các cuộc xung đột tiềm tàng ở các khu vực gần lãnh thổ Trung Quốc, như eo biển Đài Loan hoặc ở quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư. Tuy nhiên, những "nguồn lực" này, không thể áp dụng để xây dựng một hạm đội toàn cầu.Ví dụ để đối phó với vấn đề Đài Loan, Trung Quốc tập trung phát triển hàng loạt tên lửa đạn đạo tầm ngắn; máy bay chiến đấu chiến thuật, sử dụng các căn cứ trên trên bờ, tàu đổ bộ vùng nước nông…Tuy nhiên những vũ khí này, không thể sử dụng cho một chiến lược mang tính chất toàn cầu.Ngoài ra vấn đề Đài Loan là một thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt trong “chuỗi đảo thứ nhất”. Mỹ đang xem xét đưa tàu chiến qua eo biển Đài Loan tuần tra thường xuyên hơn, ngoài ra là tăng cường bán vũ khí cho Đài Bắc và các chuyến thăm Đài Loan thường xuyên hơn, của các quan chức cấp cao của Mỹ.Nói chung phản ứng của Trung Quốc về vấn đề này thường là yếu ớt và không hiệu quả, chỉ dừng lại ở việc lên án những hành động này, nói rằng chúng đi ngược lại với chính sách "Một Trung Quốc", mà Mỹ đã hứa. Ảnh: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên.Để đối phó với hành động khiêu khích mới nhất của Mỹ, Trung Quốc cũng đã đưa một tàu sân bay "qua" eo biển Đài Loan, cũng như cho máy bay vào khu vực vùng nhận diện phòng không (ADIZ) Đài Loan… Ảnh: Tàu sân bay Trung Quốc đi qua eo biển Đài Loan.Tuy nhiên những hành động của Trung Quốc không làm Mỹ và Đài Loan lo sợ. Như vậy chứng tỏ, Trung Quốc chưa thể giải quyết được những vấn đề "sát nách", chứ chưa nói đến "biển xa". Nguồn ảnh: Sina. Quân đội Trung Quốc duyệt binh hoành tráng.
Giới lãnh đạo Trung Quốc chỉ "có thể mơ", mới có được những căn cứ hải quân ở nước ngoài như của Mỹ, ví dụ Yokosuka ở Nhật Bản hoặc như Diego Garcia ở Ấn Độ Dương. Tuy nhiên vẫn còn một chặng đường dài phía trước, để Trung Quốc tìm được căn cứ hải quân phù hợp ở nước ngoài. Tuy nhiên để đạt được như Mỹ, Trung Quốc phải trả một cái giá không hề rẻ.
Mỹ và các đồng minh muốn kiềm chế hải quân Trung Quốc thông qua một loạt biện pháp, như tăng cường sức mạnh quân sự ở Ấn Độ Dương, nhất là cho căn cứ Diego Garcia. Còn Trung Quốc thì đang theo đuổi một chiến lược đầy rủi ro và lợi nhuận cao, đó là mở rộng sử ảnh hưởng của Trung Quốc ra các quốc gia ở Nam Á, châu Phi hoặc Mỹ Latinh.
Động thái trở thành cường quốc quân sự toàn cầu của Quân đội Trung Quốc, phản ánh việc tích cực chạy đua vũ trang, tăng cường tiềm lực quốc phòng. Chắc chắn Trung Quốc đã học được một bài học từ cuộc khủng hoảng Libya gần 10 năm trước; họ cần bảo vệ công dân, cũng như lợi ích của mình ở nước ngoài, giống như Mỹ hiện nay.
Hiện nay Trung Quốc chỉ có một căn cứ quân sự ở hải ngoại, đó là căn cứ hải quân ở Djibouti (châu Phi) và cũng đang thăm dò khả năng thiết lập các căn cứ ở nước ngoài trên bờ biển phía đông của châu Phi và Nam Thái Bình Dương.
Để trở thành một cường quốc quan trọng trong khu vực và toàn cầu, Trung Quốc phải có các căn cứ quân sự ở nước ngoài; muốn được như vậy, Trung Quốc phải chịu chi phí xây dựng và chi phí duy trì các căn cứ này, cũng như chuỗi hậu cần để hỗ trợ các cơ sở này sau khi hoàn thành. Những chi phí này đối với Trung Quốc có thể cao hơn rất nhiều so với Mỹ.
Tuy nhiên, những quan hệ đối tác này không thể đạt được trong một sớm một chiều, mà chúng được tạo nên bởi những tài sản vô hình như lòng tin, giá trị được chia sẻ và lịch sử hợp tác chặt chẽ. Hầu hết, các mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước đối tác tiềm năng, đều thiếu những yếu tố cơ bản này.
Đối với Trung Quốc, họ cần những căn cứ hải quân, có thể đáp ứng yêu cầu của hạm đội "biển xanh", như Yokosuka ở Nhật Bản hoặc như Diego Garcia; ngoài ra là độ tin cậy của các quốc gia đối tác tiềm năng, cũng như cơ sở hạ tầng và lao động của quốc gia đó; đây là những cần thiết điều tối thiểu.
Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan không thể tránh khỏi, ở cả hai hướng đại lục và đại dương, do những mâu thuẫn trong lịch sử quan hệ, đã ảnh hưởng tới sự phát triển của nước này. Các chiến lược gia Trung Quốc đã nhận ra rằng, chiến lược “hướng ra biển” mới của Trung Quốc, phải dựa trên hòa bình biên giới trên bộ.
Hòa bình biên giới trên bộ của Trung Quốc trong 30 năm qua, nhìn chung phát triển theo hướng tích cực; đặc biệt là mối quan hệ hữu nghị với Nga, đã giúp Trung Quốc tập trung "nguồn lực" hướng về đại dương. Tuy nhiên những thách thức an ninh, mà Trung Quốc phải đối mặt ở các khu vực xung quanh như Ấn Độ, có thể hạn chế các chính sách trên bộ và hàng hải của họ. Ảnh: Xung đột biên giới Trung - Xô năm 1969.
Hiện nay Trung Quốc đã xây dựng các "nguồn lực" để sẵn sàng đối phó với các cuộc xung đột tiềm tàng ở các khu vực gần lãnh thổ Trung Quốc, như eo biển Đài Loan hoặc ở quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư. Tuy nhiên, những "nguồn lực" này, không thể áp dụng để xây dựng một hạm đội toàn cầu.
Ví dụ để đối phó với vấn đề Đài Loan, Trung Quốc tập trung phát triển hàng loạt tên lửa đạn đạo tầm ngắn; máy bay chiến đấu chiến thuật, sử dụng các căn cứ trên trên bờ, tàu đổ bộ vùng nước nông…Tuy nhiên những vũ khí này, không thể sử dụng cho một chiến lược mang tính chất toàn cầu.
Ngoài ra vấn đề Đài Loan là một thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt trong “chuỗi đảo thứ nhất”. Mỹ đang xem xét đưa tàu chiến qua eo biển Đài Loan tuần tra thường xuyên hơn, ngoài ra là tăng cường bán vũ khí cho Đài Bắc và các chuyến thăm Đài Loan thường xuyên hơn, của các quan chức cấp cao của Mỹ.
Nói chung phản ứng của Trung Quốc về vấn đề này thường là yếu ớt và không hiệu quả, chỉ dừng lại ở việc lên án những hành động này, nói rằng chúng đi ngược lại với chính sách "Một Trung Quốc", mà Mỹ đã hứa. Ảnh: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên.
Để đối phó với hành động khiêu khích mới nhất của Mỹ, Trung Quốc cũng đã đưa một tàu sân bay "qua" eo biển Đài Loan, cũng như cho máy bay vào khu vực vùng nhận diện phòng không (ADIZ) Đài Loan… Ảnh: Tàu sân bay Trung Quốc đi qua eo biển Đài Loan.
Tuy nhiên những hành động của Trung Quốc không làm Mỹ và Đài Loan lo sợ. Như vậy chứng tỏ, Trung Quốc chưa thể giải quyết được những vấn đề "sát nách", chứ chưa nói đến "biển xa". Nguồn ảnh: Sina.
Quân đội Trung Quốc duyệt binh hoành tráng.