Năm 2020, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ về số lượng tàu chiến, đứng đầu thế giới về chỉ số này. Theo các báo cáo được công bố từ Bộ Quốc phòng Mỹ, tổng quy mô của hải quân Trung Quốc ước tính khoảng 350 chiếc, so với 293 chiếc của Mỹ. Nhưng Mỹ có ưu thế về số tàu có trọng tải lớn.Xem xét tốc độ đóng tàu của Trung Quốc, có thể giả định rằng con số này cũng sẽ giảm trong tương lai gần. Trong hải quân, việc sở hữu nhiều tàu có tải trọng lớn có tầm quan trọng hơn, vì nó cho phép bố trí nhiều vũ khí hơn trên cùng một con tàu. Tải trọng lớn, càng quan trọng đối với tàu đổ bộ.Trong 30 năm qua, ngân sách quân sự của Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi. Sự trỗi dậy và phát triển của nền kinh tế, cho phép Bắc Kinh chi nhiều tiền hơn cho hải quân; đặt trọng tâm chính vào việc phát triển các loại tàu chiến, thể hiện sức mạnh trên toàn thế giới.Bây giờ chúng ta có thể nói rằng, trong cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc, chắc chắn không còn trên giấy nữa. Với tốc độ phát triển hiện nay, hải quân Trung Quốc đang gây ra mối lo ngại lớn tại Lầu Năm Góc. Không phải ngẫu nhiên, mà tên lửa chống hạm Harpoon, quay trở lại với tàu ngầm Mỹ, sau gần 30 năm vắng bóng.Theo dữ liệu từ The Military Balance 2020, do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) cung cấp, Hải quân của PLA bao gồm lực lượng tàu ngầm, tàu mặt nước, lực lượng không quân hải quân, lực lượng phòng thủ bờ biển và lực lượng thủy quân lục chiến.Về bố trí lực lượng, Hải quân Trung Quốc được chia thành ba hạm đội: Hạm đội Bắc Hải, có trụ sở tại Thanh Đảo, Hạm đội Đông Hải, có trụ sở tại Ninh Ba và Hạm đội Nam Hải, có trụ sở tại Trạm Giang.Tổng quân số phục vụ trong lực lượng hải quân của Trung Quốc ước tính khoảng 250 nghìn người. Lực lượng Thủy quân lục chiến được hợp nhất thành một quân đoàn riêng, có sở chỉ huy riêng, quân số khoảng 25 nghìn người; được tổ chức thành 7 lữ đoàn: Đặc công, cơ giới, ba lữ đoàn hạng nhẹ và hai lữ đoàn đổ bộ. Số lượng không quân hải quân ước tính khoảng 26 nghìn người.Về tổ chức biên chế, lực lượng hải quân Mỹ được phân chia thành Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội Đại Tây Dương, cũng như Lực lượng Hải quân ở châu Âu và Bộ Tư lệnh Hải quân. Về hoạt động thực tế, Hải quân Mỹ hiện có bảy hạm đội, hoạt động trên khắp thế giới gồm: Hạm đội 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 10. Một chi tiết thú vị đó là, Hạm đội 10 là một thành phần của Bộ Tư lệnh Không gian mạng, trong lực lượng Hải quân.Tổng lực lượng Hải quân Mỹ ước tính khoảng 337 nghìn người (không bao gồm lực lượng Thủy quân lục chiến). Trong số này, 98.600 người phục vụ trong lực lượng không quân hải quân. Thủy quân lục chiến, là một nhánh riêng biệt của Hải quân, quân số hiện tại là 186.300 người.Thủy quân lục chiến Mỹ, cũng là một lực lượng đặc biệt, không chỉ là lực lượng đổ bộ đường biển, chiếm đảo thông thường, mà có thể triển khai ở tất cả các chiến trường trên thế giới, và được đánh giá là lực lượng tinh nhuệ, thiện chiến nhất của Quân đội Mỹ.Về lực lượng tàu ngầm, cả hải quân Mỹ và Trung Quốc có số lượng ngang nhau, nhưng chất lượng không bằng nhau. Xét về số lượng tàu ngầm tấn công/ tên lửa, Trung Quốc thậm chí còn dẫn trước một chút, khi hải quân PLA có 55 tàu, còn Hải quân Mỹ có 53. Tất cả 53 tàu ngầm tấn công của Mỹ đều là tàu ngầm hạt nhân. Hải quân Mỹ không có tàu ngầm điện-diesel nào cả; chiếc tàu ngầm điện-diesel cuối cùng trong biên chế trong Hải quân Mỹ là vào những năm 1950.Các tàu ngầm hạt nhân đa năng của Mỹ hiện đại nhất là tàu ngầm lớp Virginia (17 chiếc) và Seawolf (3 chiếc), các tàu này được xếp vào loại tàu ngầm thế hệ thứ 4. Tàu ngầm chính của Hải quân Mỹ, phần lớn thuộc thế hệ thứ ba là lớp Los Angeles (29 chiếc vẫn đang hoạt động).Bốn tàu ngầm thế hệ ba của Mỹ nữa là tàu ngầm lớp Ohio, nhưng không được trang bị tên lửa đạn đạo, mà được trang bị tên lửa hành trình tiến công mặt đất Tomahawk Block III/ IV. Đây thực sự là “căn cứ tên lửa di động” ngầm dưới biển, vì một chiếc Ohio mang được 154 tên lửa hành trình.Trong khi đó 49/55 tàu ngầm chiến thuật của Trung Quốc là tàu ngầm diesel-điện. Các tàu ngầm này có khả năng chiến đấu hạn chế và đều có nguồn gốc từ tàu ngầm Kilo của Nga; trang bị tối đa 4 tên lửa hành trình. Về tàu ngầm mang tên lửa chiến lược, Mỹ giành được ưu thế tuyệt đối, bao gồm 14 tàu ngầm lớp Ohio, mỗi tàu có thể mang theo 24 ICBM Trident II. Hải quân Trung Quốc hiện chỉ có 4 tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type-094 Jin, mỗi chiếc có thể mang tới 12 ICBM JL-2.Về tàu sân bay thì Hải quân Mỹ áp đảo càng tuyệt đối hải quân Trung Quốc; hiện hải quân Mỹ có 11 tàu sân bay và đều chạy bằng năng lượng hạt nhân, có lượng giãn nước trên 90.000 tấn và tạo thành các nhóm tác chiến tàu sân bay. 10/11 chiếc tàu sân bay của Mỹ thuộc lớp Nimiz, với số lượng máy bay trên hạm là 80 chiếc.Hải quân Trung Quốc, chỉ mới có hai tàu sân bay, có lượng giãn nước 45.000 tấn; những tàu sân bay của Trung Quốc chạy bằng động cơ thông thường, không có máy phóng, nên máy bay trên hạm cất cánh không thể mang tối đa trọng tải theo thiết kế. Số máy bay chiến đấu trên hạm chỉ từ 18-24 chiếc.Về số lượng tàu chiến mặt nước cỡ lớn, Trung Quốc gần như đã đuổi kịp Mỹ. Với tốc độ đóng tàu như vừa qua, có thể giả định rằng, rất nhanh hải quân PLA sẽ có thể qua mặt người Mỹ về tàu nổi. Tính đến năm 2020, hạm đội Trung Quốc bao gồm 81 tàu chiến mặt nước lớn, gồm một tàu tuần dương, 28 tàu khu trục và 52 khinh hạm.Hạm đội Mỹ có lợi thế hơn một chút trong các hạng mục này khi họ có 110 tàu, trong đó có 22 tàu tuần dương tên lửa lớp Ticonderoga, hai tàu khu trục lớp Zumwalt (tàu hiện đại và tiên tiến nhất của hạm đội Mỹ), 67 tàu khu trục lớp Arleigh Burke và 19 khinh hạm.Dù sở hữu số lượng chiến hạm lớn hơn Hải quân Mỹ, Hải quân Trung Quốc khó lòng đạt khả năng độc lập tác chiến và hiệp đồng ngang ngửa đối phương. Để bù đắp yếu kém này, Trung Quốc đang tận dụng tối đa chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD). Nguồn ảnh: Pinterest. Sức mạnh tàu sân bay lớp Nimitz - lãnh thổ di động của Mỹ. Nguồn: QPVN.
Năm 2020, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ về số lượng tàu chiến, đứng đầu thế giới về chỉ số này. Theo các báo cáo được công bố từ Bộ Quốc phòng Mỹ, tổng quy mô của hải quân Trung Quốc ước tính khoảng 350 chiếc, so với 293 chiếc của Mỹ. Nhưng Mỹ có ưu thế về số tàu có trọng tải lớn.
Xem xét tốc độ đóng tàu của Trung Quốc, có thể giả định rằng con số này cũng sẽ giảm trong tương lai gần. Trong hải quân, việc sở hữu nhiều tàu có tải trọng lớn có tầm quan trọng hơn, vì nó cho phép bố trí nhiều vũ khí hơn trên cùng một con tàu. Tải trọng lớn, càng quan trọng đối với tàu đổ bộ.
Trong 30 năm qua, ngân sách quân sự của Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi. Sự trỗi dậy và phát triển của nền kinh tế, cho phép Bắc Kinh chi nhiều tiền hơn cho hải quân; đặt trọng tâm chính vào việc phát triển các loại tàu chiến, thể hiện sức mạnh trên toàn thế giới.
Bây giờ chúng ta có thể nói rằng, trong cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc, chắc chắn không còn trên giấy nữa. Với tốc độ phát triển hiện nay, hải quân Trung Quốc đang gây ra mối lo ngại lớn tại Lầu Năm Góc. Không phải ngẫu nhiên, mà tên lửa chống hạm Harpoon, quay trở lại với tàu ngầm Mỹ, sau gần 30 năm vắng bóng.
Theo dữ liệu từ The Military Balance 2020, do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) cung cấp, Hải quân của PLA bao gồm lực lượng tàu ngầm, tàu mặt nước, lực lượng không quân hải quân, lực lượng phòng thủ bờ biển và lực lượng thủy quân lục chiến.
Về bố trí lực lượng, Hải quân Trung Quốc được chia thành ba hạm đội: Hạm đội Bắc Hải, có trụ sở tại Thanh Đảo, Hạm đội Đông Hải, có trụ sở tại Ninh Ba và Hạm đội Nam Hải, có trụ sở tại Trạm Giang.
Tổng quân số phục vụ trong lực lượng hải quân của Trung Quốc ước tính khoảng 250 nghìn người. Lực lượng Thủy quân lục chiến được hợp nhất thành một quân đoàn riêng, có sở chỉ huy riêng, quân số khoảng 25 nghìn người; được tổ chức thành 7 lữ đoàn: Đặc công, cơ giới, ba lữ đoàn hạng nhẹ và hai lữ đoàn đổ bộ. Số lượng không quân hải quân ước tính khoảng 26 nghìn người.
Về tổ chức biên chế, lực lượng hải quân Mỹ được phân chia thành Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội Đại Tây Dương, cũng như Lực lượng Hải quân ở châu Âu và Bộ Tư lệnh Hải quân.
Về hoạt động thực tế, Hải quân Mỹ hiện có bảy hạm đội, hoạt động trên khắp thế giới gồm: Hạm đội 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 10. Một chi tiết thú vị đó là, Hạm đội 10 là một thành phần của Bộ Tư lệnh Không gian mạng, trong lực lượng Hải quân.
Tổng lực lượng Hải quân Mỹ ước tính khoảng 337 nghìn người (không bao gồm lực lượng Thủy quân lục chiến). Trong số này, 98.600 người phục vụ trong lực lượng không quân hải quân. Thủy quân lục chiến, là một nhánh riêng biệt của Hải quân, quân số hiện tại là 186.300 người.
Thủy quân lục chiến Mỹ, cũng là một lực lượng đặc biệt, không chỉ là lực lượng đổ bộ đường biển, chiếm đảo thông thường, mà có thể triển khai ở tất cả các chiến trường trên thế giới, và được đánh giá là lực lượng tinh nhuệ, thiện chiến nhất của Quân đội Mỹ.
Về lực lượng tàu ngầm, cả hải quân Mỹ và Trung Quốc có số lượng ngang nhau, nhưng chất lượng không bằng nhau. Xét về số lượng tàu ngầm tấn công/ tên lửa, Trung Quốc thậm chí còn dẫn trước một chút, khi hải quân PLA có 55 tàu, còn Hải quân Mỹ có 53.
Tất cả 53 tàu ngầm tấn công của Mỹ đều là tàu ngầm hạt nhân. Hải quân Mỹ không có tàu ngầm điện-diesel nào cả; chiếc tàu ngầm điện-diesel cuối cùng trong biên chế trong Hải quân Mỹ là vào những năm 1950.
Các tàu ngầm hạt nhân đa năng của Mỹ hiện đại nhất là tàu ngầm lớp Virginia (17 chiếc) và Seawolf (3 chiếc), các tàu này được xếp vào loại tàu ngầm thế hệ thứ 4. Tàu ngầm chính của Hải quân Mỹ, phần lớn thuộc thế hệ thứ ba là lớp Los Angeles (29 chiếc vẫn đang hoạt động).
Bốn tàu ngầm thế hệ ba của Mỹ nữa là tàu ngầm lớp Ohio, nhưng không được trang bị tên lửa đạn đạo, mà được trang bị tên lửa hành trình tiến công mặt đất Tomahawk Block III/ IV. Đây thực sự là “căn cứ tên lửa di động” ngầm dưới biển, vì một chiếc Ohio mang được 154 tên lửa hành trình.
Trong khi đó 49/55 tàu ngầm chiến thuật của Trung Quốc là tàu ngầm diesel-điện. Các tàu ngầm này có khả năng chiến đấu hạn chế và đều có nguồn gốc từ tàu ngầm Kilo của Nga; trang bị tối đa 4 tên lửa hành trình.
Về tàu ngầm mang tên lửa chiến lược, Mỹ giành được ưu thế tuyệt đối, bao gồm 14 tàu ngầm lớp Ohio, mỗi tàu có thể mang theo 24 ICBM Trident II. Hải quân Trung Quốc hiện chỉ có 4 tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type-094 Jin, mỗi chiếc có thể mang tới 12 ICBM JL-2.
Về tàu sân bay thì Hải quân Mỹ áp đảo càng tuyệt đối hải quân Trung Quốc; hiện hải quân Mỹ có 11 tàu sân bay và đều chạy bằng năng lượng hạt nhân, có lượng giãn nước trên 90.000 tấn và tạo thành các nhóm tác chiến tàu sân bay. 10/11 chiếc tàu sân bay của Mỹ thuộc lớp Nimiz, với số lượng máy bay trên hạm là 80 chiếc.
Hải quân Trung Quốc, chỉ mới có hai tàu sân bay, có lượng giãn nước 45.000 tấn; những tàu sân bay của Trung Quốc chạy bằng động cơ thông thường, không có máy phóng, nên máy bay trên hạm cất cánh không thể mang tối đa trọng tải theo thiết kế. Số máy bay chiến đấu trên hạm chỉ từ 18-24 chiếc.
Về số lượng tàu chiến mặt nước cỡ lớn, Trung Quốc gần như đã đuổi kịp Mỹ. Với tốc độ đóng tàu như vừa qua, có thể giả định rằng, rất nhanh hải quân PLA sẽ có thể qua mặt người Mỹ về tàu nổi. Tính đến năm 2020, hạm đội Trung Quốc bao gồm 81 tàu chiến mặt nước lớn, gồm một tàu tuần dương, 28 tàu khu trục và 52 khinh hạm.
Hạm đội Mỹ có lợi thế hơn một chút trong các hạng mục này khi họ có 110 tàu, trong đó có 22 tàu tuần dương tên lửa lớp Ticonderoga, hai tàu khu trục lớp Zumwalt (tàu hiện đại và tiên tiến nhất của hạm đội Mỹ), 67 tàu khu trục lớp Arleigh Burke và 19 khinh hạm.
Dù sở hữu số lượng chiến hạm lớn hơn Hải quân Mỹ, Hải quân Trung Quốc khó lòng đạt khả năng độc lập tác chiến và hiệp đồng ngang ngửa đối phương. Để bù đắp yếu kém này, Trung Quốc đang tận dụng tối đa chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD). Nguồn ảnh: Pinterest.
Sức mạnh tàu sân bay lớp Nimitz - lãnh thổ di động của Mỹ. Nguồn: QPVN.