Tổ chức GlobalFirepower (GFP) nhiều năm qua đã cung cấp các phân tích dữ liệu độc đáo liên quan đến 145 cường quốc quân sự hiện đại. Họ thu thập dữ liệu qua các kênh công khai cũng như bí mật về các vũ khí, khí tài quân sự của các nước một cách độc lập, số liệu này có thể khác với công bố của các nước. Ảnh: GlobalFirepower.Các hạm đội tàu ngầm thường được chia thành 3 loại chức năng gồm tàu ngầm tấn công nhanh (SSN), tàu ngầm chở tên lửa đạn đạo (SSBN) và 4 tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường (SSGN). Mỗi loại tàu đảm nhận một chức năng riêng biệt. Trong đó SSBN là một trong bộ ba hạt nhân, SSN làm nhiều nhiệm vụ về chiến đấu nhất, SSGN thường là loại cũ được cải tạo, nâng cấp. Ảnh: Hi Sutton.Mới đây, tổ chức này công bố danh sách cập nhật năng lực tàu ngầm của các nước trên thế giới. Việc bổ sung, loại biên, nghỉ hưu hoặc bị tổn hại (tai nạn hoặc chiến tranh) dẫn đến có sự xáo trộn trong top 5 quốc gia hàng đầu nhưng về cơ bản không làm thay đổi top 10. Ảnh: GFP.Nga tiếp tục là nước duy trì vị thế hàng đầu là cường quốc về tàu ngầm. Họ sở hữu 65 tàu ngầm các loại, trong đó có 22 tàu tấn công chạy bằng Diesel gồm 22 tàu lớp Kilo và 1 tàu lớp Lada. Về tàu ngầm hạt nhân, Nga sở hữu 14 tàu ngầm tấn công, 11 tàu ngầm mang tên lửa hành trình và 17 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo. Ảnh: LA34.
Mỹ, xen kẻ nhiều năm thay Nga và Trung Quốc, giữ vị 3 vị trí đầu bảng. Khác với số liệu công khai của Hải quân Mỹ là 71, GFP cập nhật đến năm 2024, nước này sở hữu 64 tàu ngầm. Số liệu này đã tính đến các tàu ngầm lớp Los Angeles và lớp Ohio cũ bị loại biên hoặc chuyển sang huẩn luyện, hoặc sửa chữa lớn. Ảnh: Indipendent.Trung Quốc hiện có tổng cộng 60 tàu và trong đó có 12 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân chia thành 6 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo và 6 tàu ngầm tấn công. Những tàu còn lại đều là tàu ngầm tấn công và sử dụng động cơ diesel nhưng Trung Quốc đang hiện đại hóa chúng nhằm tăng tỷ lệ tàu ngầm hạt nhân. Hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng lên 65 vào năm 2025 và 80 vào năm 2035. Ảnh: Sohu.Năng lực quân sự của Triều Tiên luôn là một ẩn số. Họ từng đứng đầu về năng lực tàu ngầm trong năm 2021 nhưng hiện tại chỉ xếp thứ 4 với 35 tàu ngầm các loại, giảm hơn 1 nữa với số 71 trước đó vì loại biên các tàu nhỏ đã cũ. Các tàu của họ lần lượt phân lớp từ nhỏ tới lớn là Cá hồi, Cá mập, Cá voi. Mới đây nhất họ đã hạ thủy tàu ngầm tấn công hạt nhân chiến thuật. Ảnh: Yonhap.Hiện xếp thứ 5 là Nhật Bản với 23 tàu ngầm trong biên chế. Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản đang sử dụng 2 lớp tàu ngầm phi hạt nhân là Sōryū đặt tên theo các loại rồng và Taigei đặt tên theo các loài cá voi. Dù không sở hữu tàu ngầm hạt nhân cũng như vũ khí hạt nhân nhưng cả hai lớp tàu này đều sở hữu các công nghệ và vũ khí ưu việt. Ảnh: Kyodo News.
Một nước Đông Bắc Á khác trong danh sách này là Hàn Quốc, đứng thứ 6 với 22 tàu ngầm. Họ chú trọng phát triển lực lượng này từ năm 1990, hiện sở hữu 2 loại tàu ngầm tấn công đa năng và tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo. Hàn Quốc hiện đang muốn sửa đổi các thỏa thuận hạt nhân với Mỹ nhằm trang bị các tàu ngầm hạt nhân hiện đại hơn nữa. Ảnh: Yonhap.
Xếp vị trí thứ 7 là Iran với 19 chiếc tàu ngầm trong biên chế. Ngoài số lượng các tàu phù hợp với định nghĩa phổ quát, họ còn sở hữu các phương tiện ngầm không người lái (UUV), tàu lặn chở người nhái cỡ nhỏ sử dụng cho các mục đích khác nhau tại eo biển Hormuz. Mặc dù chưa được định nghĩa rõ ràng nhưng các phương tiện dạng mới này cũng có thể mang theo thủy lôi hẹn giờ. Ảnh: Hi Sutton.Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một nước kiểm soát các eo biển, không có gì ngạc nhiên khi họ đứng trong top các cường quốc hải quân và sở hữu lượng tàu ngầm đáng gườm. Quốc gia này hiện đang biên chế 18 chiếc tàu ngầm các loại, trong đó hiện đại nhất là các tàu ngầm lớp Reis (Type 214 TN) do Đức thiết kế, được đặt mua theo hợp đồng trị giá 2 tỷ USD. Ảnh: TUSAS.
Hải quân Hoàng gia Anh sở hữu 10 chiếc tàu ngầm và xếp thứ 9 trong danh sách. Vốn là một cường quốc hải quân, Vương quốc Anh dần đánh mất vị thế và chỉ thực sự quan tâm tăng cường năng lực tàu ngầm với các chương trình đóng mới các tàu ngầm lớp Astute. Tất cả 10 tàu ngầm tại biên của Anh đều là tàu ngầm hạt nhân, trong đó có 4 tàu mang theo tên lửa đạn đạo hạt nhân. Ảnh: Lemo's Book.
Cuối cùng trong danh sách là lực lượng tàu ngầm của Pháp. Hiện đang biên chế 9 tàu ngầm các lớp khác nhau. Trong đó cũng có 4 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân với trọng trách "đảm bảo khả năng hủy diệt bất kỳ một quốc gia nào phải thành công". Ảnh: Reuter.Cách không xa so với top 10 nước dẫn đầu, Việt Nam chúng ta thông qua việc mua 6 tàu ngầm lớp kilo của Nga và đặt tên theo các thành phố lớn. Lần lượt theo thời biên chế từ 2014-2017. Qua đó Việt nam chỉ trong vòng 4 năm đã vươn lên xếp thứ 15 trên bảng xếp hạng các quốc gia sở hữu tàu ngầm. Ảnh: GPO. >>>Mời độc giả xem thêm video: "Mục thị tàu ngầm hạt nhân Komsomolets dưới đáy đại dương".
Tổ chức GlobalFirepower (GFP) nhiều năm qua đã cung cấp các phân tích dữ liệu độc đáo liên quan đến 145 cường quốc quân sự hiện đại. Họ thu thập dữ liệu qua các kênh công khai cũng như bí mật về các vũ khí, khí tài quân sự của các nước một cách độc lập, số liệu này có thể khác với công bố của các nước. Ảnh: GlobalFirepower.
Các hạm đội tàu ngầm thường được chia thành 3 loại chức năng gồm tàu ngầm tấn công nhanh (SSN), tàu ngầm chở tên lửa đạn đạo (SSBN) và 4 tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường (SSGN). Mỗi loại tàu đảm nhận một chức năng riêng biệt. Trong đó SSBN là một trong bộ ba hạt nhân, SSN làm nhiều nhiệm vụ về chiến đấu nhất, SSGN thường là loại cũ được cải tạo, nâng cấp. Ảnh: Hi Sutton.
Mới đây, tổ chức này công bố danh sách cập nhật năng lực tàu ngầm của các nước trên thế giới. Việc bổ sung, loại biên, nghỉ hưu hoặc bị tổn hại (tai nạn hoặc chiến tranh) dẫn đến có sự xáo trộn trong top 5 quốc gia hàng đầu nhưng về cơ bản không làm thay đổi top 10. Ảnh: GFP.
Nga tiếp tục là nước duy trì vị thế hàng đầu là cường quốc về tàu ngầm. Họ sở hữu 65 tàu ngầm các loại, trong đó có 22 tàu tấn công chạy bằng Diesel gồm 22 tàu lớp Kilo và 1 tàu lớp Lada. Về tàu ngầm hạt nhân, Nga sở hữu 14 tàu ngầm tấn công, 11 tàu ngầm mang tên lửa hành trình và 17 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo. Ảnh: LA34.
Mỹ, xen kẻ nhiều năm thay Nga và Trung Quốc, giữ vị 3 vị trí đầu bảng. Khác với số liệu công khai của Hải quân Mỹ là 71, GFP cập nhật đến năm 2024, nước này sở hữu 64 tàu ngầm. Số liệu này đã tính đến các tàu ngầm lớp Los Angeles và lớp Ohio cũ bị loại biên hoặc chuyển sang huẩn luyện, hoặc sửa chữa lớn. Ảnh: Indipendent.
Trung Quốc hiện có tổng cộng 60 tàu và trong đó có 12 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân chia thành 6 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo và 6 tàu ngầm tấn công. Những tàu còn lại đều là tàu ngầm tấn công và sử dụng động cơ diesel nhưng Trung Quốc đang hiện đại hóa chúng nhằm tăng tỷ lệ tàu ngầm hạt nhân. Hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng lên 65 vào năm 2025 và 80 vào năm 2035. Ảnh: Sohu.
Năng lực quân sự của Triều Tiên luôn là một ẩn số. Họ từng đứng đầu về năng lực tàu ngầm trong năm 2021 nhưng hiện tại chỉ xếp thứ 4 với 35 tàu ngầm các loại, giảm hơn 1 nữa với số 71 trước đó vì loại biên các tàu nhỏ đã cũ. Các tàu của họ lần lượt phân lớp từ nhỏ tới lớn là Cá hồi, Cá mập, Cá voi. Mới đây nhất họ đã hạ thủy tàu ngầm tấn công hạt nhân chiến thuật. Ảnh: Yonhap.
Hiện xếp thứ 5 là Nhật Bản với 23 tàu ngầm trong biên chế. Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản đang sử dụng 2 lớp tàu ngầm phi hạt nhân là Sōryū đặt tên theo các loại rồng và Taigei đặt tên theo các loài cá voi. Dù không sở hữu tàu ngầm hạt nhân cũng như vũ khí hạt nhân nhưng cả hai lớp tàu này đều sở hữu các công nghệ và vũ khí ưu việt. Ảnh: Kyodo News.
Một nước Đông Bắc Á khác trong danh sách này là Hàn Quốc, đứng thứ 6 với 22 tàu ngầm. Họ chú trọng phát triển lực lượng này từ năm 1990, hiện sở hữu 2 loại tàu ngầm tấn công đa năng và tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo. Hàn Quốc hiện đang muốn sửa đổi các thỏa thuận hạt nhân với Mỹ nhằm trang bị các tàu ngầm hạt nhân hiện đại hơn nữa. Ảnh: Yonhap.
Xếp vị trí thứ 7 là Iran với 19 chiếc tàu ngầm trong biên chế. Ngoài số lượng các tàu phù hợp với định nghĩa phổ quát, họ còn sở hữu các phương tiện ngầm không người lái (UUV), tàu lặn chở người nhái cỡ nhỏ sử dụng cho các mục đích khác nhau tại eo biển Hormuz. Mặc dù chưa được định nghĩa rõ ràng nhưng các phương tiện dạng mới này cũng có thể mang theo thủy lôi hẹn giờ. Ảnh: Hi Sutton.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một nước kiểm soát các eo biển, không có gì ngạc nhiên khi họ đứng trong top các cường quốc hải quân và sở hữu lượng tàu ngầm đáng gườm. Quốc gia này hiện đang biên chế 18 chiếc tàu ngầm các loại, trong đó hiện đại nhất là các tàu ngầm lớp Reis (Type 214 TN) do Đức thiết kế, được đặt mua theo hợp đồng trị giá 2 tỷ USD. Ảnh: TUSAS.
Hải quân Hoàng gia Anh sở hữu 10 chiếc tàu ngầm và xếp thứ 9 trong danh sách. Vốn là một cường quốc hải quân, Vương quốc Anh dần đánh mất vị thế và chỉ thực sự quan tâm tăng cường năng lực tàu ngầm với các chương trình đóng mới các tàu ngầm lớp Astute. Tất cả 10 tàu ngầm tại biên của Anh đều là tàu ngầm hạt nhân, trong đó có 4 tàu mang theo tên lửa đạn đạo hạt nhân. Ảnh: Lemo's Book.
Cuối cùng trong danh sách là lực lượng tàu ngầm của Pháp. Hiện đang biên chế 9 tàu ngầm các lớp khác nhau. Trong đó cũng có 4 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân với trọng trách "đảm bảo khả năng hủy diệt bất kỳ một quốc gia nào phải thành công". Ảnh: Reuter.
Cách không xa so với top 10 nước dẫn đầu, Việt Nam chúng ta thông qua việc mua 6 tàu ngầm lớp kilo của Nga và đặt tên theo các thành phố lớn. Lần lượt theo thời biên chế từ 2014-2017. Qua đó Việt nam chỉ trong vòng 4 năm đã vươn lên xếp thứ 15 trên bảng xếp hạng các quốc gia sở hữu tàu ngầm. Ảnh: GPO.