Tiêm kích F-35 từng được Mỹ hy vọng sẽ đủ khả năng thay thế hàng trăm máy bay chiến đấu F-16 cũ, được sản xuất từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh đã gần hết niên hạn sử dụng.Tuy nhiên mới đây, Tướng Charles Brown, Tham mưu trưởng Lực lượng Không quân Mỹ giải thích rằng, một mẫu máy bay chiến đấu mới là sự pha trộn giữa máy bay chiến đấu thế hệ 5 đắt tiền như tiêm kích F-22, chiến đấu cơ F-35 và các máy bay chiến đấu thế hệ 5 "giá rẻ", sẽ sớm ra đời trong tương lai.Mục đích của Không quân Mỹ đã tương đối rõ ràng, phát triển loại máy bay chiến đấu mới với giá rẻ, thay thế số F-16 hiện có. Như vậy sau hơn 20 năm nghiên cứu và phát triển, mục đích nhằm thay thế toàn bộ số F-16, bằng máy bay tàng hình F-35, đã dường như phá sản.Đã có nhiều vấn đề xảy ra với chiếc F-35 nặng 25 tấn này. Các quan chức quân đội Mỹ cho rằng, Mỹ hiện cần một máy bay chiến đấu mới, để giải quyết mọi vấn đề của tiêm kích tàng hình F-35. Tính cả động cơ, giá của mỗi chiếc F-35 vào khoảng 100 triệu USD, giá như vậy là khá đắt.Mặc dù F-35 là máy bay tàng hình và có đầy đủ các cảm biến công nghệ cao, nhưng nó cũng yêu cầu bảo dưỡng cao và hoạt động thực sự không đáng tin cậy. Chuyên gia quốc phòng Dan Ward cho rằng, F-35 hoàn toàn không phải là loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ, giá rẻ.Còn Tham mưu trưởng Không quân Mỹ Brown thì ví von rằng: "F-35 là một mẫu xe thể thao của Ferrari, nhưng bạn không lái một chiếc Ferrari đi làm hàng ngày, bạn chỉ có thể lái nó vào Chủ nhật. Đây là máy bay chiến đấu cao cấp của Mỹ và chúng tôi không thể sử dụng tất cả F-35 cho các kiểu nhiệm vụ chiến đấu; vì vậy, chúng tôi muốn giảm số lượng sử dụng các máy bay này".Vì vậy, yêu cầu về một loại máy bay chiến đấu mặt đất mới là cần thiết, để bù đắp những thiếu sót trong thực hiện nhiệm vụ thường xuyên. Hiện nay, Không quân Mỹ được trang bị khoảng 1.000 chiếc tiêm kích F-16 để đáp ứng nhu cầu này. Tuy nhiên, chiếc F-16 mới nhất của Không quân Mỹ, được mua từ năm 2001, do vậy số F-16 hiện đã rất cũ.Will Roper, cựu sĩ quan mua sắm hàng đầu của Không quân Mỹ, đề xuất ý tưởng mua F-16 mới, nhưng Tướng Brown bác bỏ ý kiến này, khi cho rằng, F-16 nặng 17 tấn, rất khó nâng cấp với phần mềm mới nhất. Không quân Mỹ, không nên đặt mua máy bay chiến đấu F-16 mới, mà nên bắt đầu thiết kế một máy bay chiến đấu đa nhiệm mới.Bình luận của Brown thực ra ngầm thừa nhận thất bại của F-35. Bởi vì, như dự kiến từ những năm 1990, dự án F-35 lẽ ra phải sản xuất hàng nghìn chiếc, thay thế hầu hết các máy bay chiến đấu đang hoạt động trong Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ.Chỉ riêng Không quân Mỹ đã cần gần 1.800 chiếc F-35 để thay thế những chiếc F-16 và A-10 đã cũ, đồng thời tạo thành phần cuối của tổ hợp máy bay chiến đấu tầm cao - thấp. Trong đó có 180 máy bay chiến đấu cao cấp là loại F-22 hai động cơ.F-35 được thiết kế là loại máy bay chiến đấu liên quân, gồm phiên bản giành cho không quân (bản A), thủy quân lục chiến (bản B - cất hạ cánh thẳng đứng), hải quân (bản C, cất hạ cánh từ tàu sân bay); cả ba phiên bản giống nhau 80%, nhằm mục đích tiết kiệm chi phí phát triển và bảo dưỡng, khai thác.Tuy nhiên chính những thiết kế phức tạp của F-35 đã làm tăng chi phí. Do chi phí tăng cao, đã gây ra sự chậm trễ trong thời gian giao hàng. Sự chậm trễ giao hàng, lại tạo điều kiện cho các nhà phát triển nhiều thời gian, để tăng độ phức tạp của thiết kế. Những công nghệ phức tạp mới được bổ sung, sẽ lại khiến chi phí tăng trở lại; và những chi phí tăng cao này sẽ khiến tiến độ chậm hơn. Đó thực sự là vòng luẩn quẩn của chương trình F-35.15 năm, sau chuyến bay đầu tiên của F-35, Không quân Mỹ chỉ có 250 chiếc, và rất có khả năng F-35 sẽ đi vào con đường cụt của F-22, khi Không quân Mỹ ngừng sản xuất và trang bị F-22, khi chỉ chỉ sản xuất được 195 chiếc; trong khi kế hoạch sản xuất 750 chiếc.Các chuyên gia Mỹ nói rằng, nếu Mỹ muốn phát triển một loại máy bay chiến đấu mới, thì bây giờ có thể là lúc bắt đầu. Không quân Mỹ có thể chấm dứt sản xuất loại máy bay F-35, sau khi chỉ trang bị vài trăm chiếc. Nguồn lực phát triển các dự án máy bay chiến đấu mới, cũng ngốn hết hàng vài chục tỷ USD.Tuy nhiên, liệu Không quân Mỹ có thể phát triển thành công một loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ và giá rẻ hay không, là một câu hỏi bỏ ngỏ? Loại máy bay chiến đấu đa nhiệm mới này, có thể gặp phải số phận tương tự như F-35 trước đó; và sẽ tiếp tục gia tăng về trọng lượng, độ phức tạp và giá thành, cho đến khi nó trở thành máy bay chiến đấu cao cấp. Cận cảnh tiêm kích F-35 của Không quân Mỹ nhào lộn trước ống kính máy quay.
Tiêm kích F-35 từng được Mỹ hy vọng sẽ đủ khả năng thay thế hàng trăm máy bay chiến đấu F-16 cũ, được sản xuất từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh đã gần hết niên hạn sử dụng.
Tuy nhiên mới đây, Tướng Charles Brown, Tham mưu trưởng Lực lượng Không quân Mỹ giải thích rằng, một mẫu máy bay chiến đấu mới là sự pha trộn giữa máy bay chiến đấu thế hệ 5 đắt tiền như tiêm kích F-22, chiến đấu cơ F-35 và các máy bay chiến đấu thế hệ 5 "giá rẻ", sẽ sớm ra đời trong tương lai.
Mục đích của Không quân Mỹ đã tương đối rõ ràng, phát triển loại máy bay chiến đấu mới với giá rẻ, thay thế số F-16 hiện có. Như vậy sau hơn 20 năm nghiên cứu và phát triển, mục đích nhằm thay thế toàn bộ số F-16, bằng máy bay tàng hình F-35, đã dường như phá sản.
Đã có nhiều vấn đề xảy ra với chiếc F-35 nặng 25 tấn này. Các quan chức quân đội Mỹ cho rằng, Mỹ hiện cần một máy bay chiến đấu mới, để giải quyết mọi vấn đề của tiêm kích tàng hình F-35. Tính cả động cơ, giá của mỗi chiếc F-35 vào khoảng 100 triệu USD, giá như vậy là khá đắt.
Mặc dù F-35 là máy bay tàng hình và có đầy đủ các cảm biến công nghệ cao, nhưng nó cũng yêu cầu bảo dưỡng cao và hoạt động thực sự không đáng tin cậy. Chuyên gia quốc phòng Dan Ward cho rằng, F-35 hoàn toàn không phải là loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ, giá rẻ.
Còn Tham mưu trưởng Không quân Mỹ Brown thì ví von rằng: "F-35 là một mẫu xe thể thao của Ferrari, nhưng bạn không lái một chiếc Ferrari đi làm hàng ngày, bạn chỉ có thể lái nó vào Chủ nhật. Đây là máy bay chiến đấu cao cấp của Mỹ và chúng tôi không thể sử dụng tất cả F-35 cho các kiểu nhiệm vụ chiến đấu; vì vậy, chúng tôi muốn giảm số lượng sử dụng các máy bay này".
Vì vậy, yêu cầu về một loại máy bay chiến đấu mặt đất mới là cần thiết, để bù đắp những thiếu sót trong thực hiện nhiệm vụ thường xuyên. Hiện nay, Không quân Mỹ được trang bị khoảng 1.000 chiếc tiêm kích F-16 để đáp ứng nhu cầu này. Tuy nhiên, chiếc F-16 mới nhất của Không quân Mỹ, được mua từ năm 2001, do vậy số F-16 hiện đã rất cũ.
Will Roper, cựu sĩ quan mua sắm hàng đầu của Không quân Mỹ, đề xuất ý tưởng mua F-16 mới, nhưng Tướng Brown bác bỏ ý kiến này, khi cho rằng, F-16 nặng 17 tấn, rất khó nâng cấp với phần mềm mới nhất. Không quân Mỹ, không nên đặt mua máy bay chiến đấu F-16 mới, mà nên bắt đầu thiết kế một máy bay chiến đấu đa nhiệm mới.
Bình luận của Brown thực ra ngầm thừa nhận thất bại của F-35. Bởi vì, như dự kiến từ những năm 1990, dự án F-35 lẽ ra phải sản xuất hàng nghìn chiếc, thay thế hầu hết các máy bay chiến đấu đang hoạt động trong Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ.
Chỉ riêng Không quân Mỹ đã cần gần 1.800 chiếc F-35 để thay thế những chiếc F-16 và A-10 đã cũ, đồng thời tạo thành phần cuối của tổ hợp máy bay chiến đấu tầm cao - thấp. Trong đó có 180 máy bay chiến đấu cao cấp là loại F-22 hai động cơ.
F-35 được thiết kế là loại máy bay chiến đấu liên quân, gồm phiên bản giành cho không quân (bản A), thủy quân lục chiến (bản B - cất hạ cánh thẳng đứng), hải quân (bản C, cất hạ cánh từ tàu sân bay); cả ba phiên bản giống nhau 80%, nhằm mục đích tiết kiệm chi phí phát triển và bảo dưỡng, khai thác.
Tuy nhiên chính những thiết kế phức tạp của F-35 đã làm tăng chi phí. Do chi phí tăng cao, đã gây ra sự chậm trễ trong thời gian giao hàng. Sự chậm trễ giao hàng, lại tạo điều kiện cho các nhà phát triển nhiều thời gian, để tăng độ phức tạp của thiết kế. Những công nghệ phức tạp mới được bổ sung, sẽ lại khiến chi phí tăng trở lại; và những chi phí tăng cao này sẽ khiến tiến độ chậm hơn. Đó thực sự là vòng luẩn quẩn của chương trình F-35.
15 năm, sau chuyến bay đầu tiên của F-35, Không quân Mỹ chỉ có 250 chiếc, và rất có khả năng F-35 sẽ đi vào con đường cụt của F-22, khi Không quân Mỹ ngừng sản xuất và trang bị F-22, khi chỉ chỉ sản xuất được 195 chiếc; trong khi kế hoạch sản xuất 750 chiếc.
Các chuyên gia Mỹ nói rằng, nếu Mỹ muốn phát triển một loại máy bay chiến đấu mới, thì bây giờ có thể là lúc bắt đầu. Không quân Mỹ có thể chấm dứt sản xuất loại máy bay F-35, sau khi chỉ trang bị vài trăm chiếc. Nguồn lực phát triển các dự án máy bay chiến đấu mới, cũng ngốn hết hàng vài chục tỷ USD.
Tuy nhiên, liệu Không quân Mỹ có thể phát triển thành công một loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ và giá rẻ hay không, là một câu hỏi bỏ ngỏ? Loại máy bay chiến đấu đa nhiệm mới này, có thể gặp phải số phận tương tự như F-35 trước đó; và sẽ tiếp tục gia tăng về trọng lượng, độ phức tạp và giá thành, cho đến khi nó trở thành máy bay chiến đấu cao cấp.
Cận cảnh tiêm kích F-35 của Không quân Mỹ nhào lộn trước ống kính máy quay.