Dòng máy bay chiến đấu J-8 được quân đội Trung Quốc xác định là máy bay đánh chặn tầm cao, tốc độ cao. Tuy nhiên, J-8 có số phận rất không may mắn và ra đời không đúng thời điểm, khi nó đã bị lạc hậu từ ngay trên bản vẽ. Tổng cộng có hơn 300 chiếc J-8 được sản xuất và hiện nay còn khoảng hơn 70 chiếc.Về bối cảnh để Trung Quốc phát triển loại chiến đấu cơ này là do từ giữa đến cuối thập niên 1960, Liên Xô đã triển khai hơn 50 sư đoàn xe tăng và bộ binh cơ giới ở biên giới phía bắc Trung Quốc, tạo ra tình huống một triệu quân đang gây sức ép lên biên giới. Đồng thời, Không quân và Lực lượng Tên lửa Liên Xô, cũng triển khai một loạt các căn cứ tiền phương.Lúc này căng thẳng Trung-Xô đã gần lên tới đỉnh điểm. Vào thời điểm đó, máy bay chiến đấu MiG-23 do Không quân Liên Xô trang bị có khả năng bay ở độ cao và tốc độ cao rất tốt. Về nhiều mặt, nó vượt trội hơn so với máy bay chiến đấu MiG-21, mà Liên Xô viện trợ cho Trung Quốc trước đó.Ngoài ra, máy bay ném bom chiến thuật Tu-22 của Liên Xô có khả năng thâm nhập siêu thanh và tạo ra mối đe dọa rất lớn. Một lần, Tu-22, dưới sự yểm trợ của MiG-23, đã đột phá về phía nam, áp sát không phận Trung Quốc. Các loại máy bay chiến đấu của Trung Quốc có vào thời điểm đó, rất khó có thể thực hiện đánh chặn. Trong bối cảnh như vậy, đặt ra cho Trung Quốc phải phát triển máy bay đánh chặn tầm cao và tốc độ cao của riêng mình. Đầu tiên, nó có thể chế áp trực diện MiG-23. Thứ hai, nó có thể đánh chặn các máy bay ném bom tiền tuyến như Tu-22. Thứ ba, nó có tầm bắn và bán kính chiến đấu xa hơn.Năm 1969, Trung Quốc bắt đầu dự án phát triển máy bay chiến đấu J-8. Quá trình phát triển dòng máy bay chiến đấu J-8 không diễn ra suôn sẻ, do Trung Quốc chưa làm chủ được công nghệ chế tạo máy bay (thời điểm này Trung Quốc vẫn chưa sao chép thành công MiG-21). Tới tận đầu thập niên 1980, bản vẽ J-8 mới hoàn thiện và bắt đầu sản xuất quy mô nhỏ, với khoảng 40 chiếc được sản xuất.Trên thực tế, J-8 trong giai đoạn này vẫn là phiên bản nâng cấp của MiG-21, nhưng “lớn hơn”; máy bay vẫn sử dụng thiết kế hút khí ở mũi và hệ thống radar cùng thiết bị điện tử hàng không trên máy bay rất đơn giản. J-8 không có khả năng chiến đấu trong mọi thời tiết và không thể cất cánh và chiến đấu vào ban đêm. Không quân Trung Quốc chắc chắn không hài lòng với hiệu suất chung của mẫu J-8 ban đầu. Ngay sau đó bản nâng cấp với tên gọi J-8-1, được trang bị radar Type 208 và cuối cùng đã có khả năng chiến đấu trong mọi thời tiết. Nhưng hiệu suất ở mọi khía cạnh vẫn ở mức trung bình. Do đó, chỉ có hơn 40 chiếc J-8-1 được sản xuất. Phiên bản cơ bản J-8 và J-8-1 là những phiên bản đầu tiên của dòng máy bay J-8, với tổng cộng hơn 80 máy bay được sản xuất. Hiện tại, tất cả số này đã bị cho loại khỏi biên chế chiến đấu. Vào giữa thập niên 1980, khi quan hệ giữa Trung Quốc và phương lúc này ở thời kỳ “trăng mật”, Bắc Kinh đã tận dụng nhiều mối quan hệ và điều kiện khác nhau, để cải tiến toàn diện máy bay chiến đấu J-7 và J-8. Dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia hàng không của Mỹ và Pháp, J-8 đã được nâng cấp toàn diện, như điều chỉnh cửa hút gió ở mũi, thành cửa hút gió bên gốc cánh và nâng cấp radar và hệ thống điện tử trên máy bay. Phiên bản nâng cấp thứ hai này được gọi là J-8-2. Bắt đầu từ J-8-2, Trung Quốc đã tiến hành sản xuất hàng loạt với số lượng lớn.Xét về tầm hoạt động và bán kính chiến đấu, J-8 lớn hơn đáng kể so với dòng J-7. Tuy nhiên, so với các máy bay chiến đấu hạng nặng như F-14, F-15 của Mỹ, Su-27 hay MiG-31 của Nga, thì J-8 vẫn còn kém xa quá nhiều. Nếu thực hiện các nhiệm vụ đường dài, thời gian dài, J-8 cần phải lắp thêm hai thùng dầu phụ.Sau khi bước vào thập niên 1990, dưới sự giúp đỡ của Iran, việc tiếp nhiên liệu trên không của Không quân Trung Quốc bắt đầu dần trở nên phổ biến. Dựa trên J-8-2, Trung Quốc phát triển máy bay chiến đấu J-8D có khả năng tiếp nhiên liệu trên không. Máy bay chiến đấu J-8-2 và J-8D là những mẫu máy bay giữa vòng đời của dòng J-8. Hiện tại, về cơ bản cũng đã được cho loại khỏi biên chế.Do hạn chế về hệ thống radar và thiết bị điện tử hàng không, các lô J-8 nói trên chỉ có thể mang tên lửa chiến đấu tầm gần và không thể mang và sử dụng tên lửa tầm trung. Vào cuối những năm 1990, máy bay chiến đấu duy nhất của Trung Quốc có khả năng phóng tên lửa tầm trung là hơn 70 chiếc Su-27 nhập khẩu từ Nga và chúng chỉ có thể sử dụng tên lửa tầm trung bán chủ động R27.Theo đánh giá của các nhà sử học quân sự Trung Quốc, giai đoạn này là một trong những giai đoạn khó khăn nhất đối với Không quân Trung Quốc. Bởi vì có hơn 300 máy bay thế hệ thứ tư ở phía bên kia eo biển Đài Loan, như F16A/B, Mirage 2000-5; hay F-15J của Nhật Bản v.v.Vào những năm 1980 và 1990, các máy bay chiến đấu chủ lực của các cường quốc trên thế giới, đã bước vào kỷ nguyên máy bay thế hệ thứ tư; có thể phóng tên lửa tầm trung chủ động hoặc bán chủ động và có khả năng chiến đấu ngoài tầm nhìn.Trong thời gian này, J-8 vẫn là chiến đấu cơ đánh chặn theo đúng nghĩa duy nhất của Không quân Trung Quốc, nhưng hiệu suất hoạt động của J-8 vẫn là chiến đấu cơ thế hệ thứ 3, khi nó không thể phóng tên lửa không đối không tầm trung. Điều đó thôi thúc Trung Quốc tìm kiếm công nghệ hàng không hiện đại hơn từ Nga và Israel.Bước sang thế kỷ 21, Trung Quốc đã liên tiếp cho ra mắt hai phiên bản cải tiến là J-8H và J-8F. Trong đó J-8F sử dụng radar khe phẳng loại 1492 mới phát triển và hệ thống điện tử hàng không tích hợp, có khả năng sử dụng tên lửa tầm trung bán chủ động PL-11 và tên lửa tầm trung chủ động PL-12; giúp J-8 có khả năng đối đầu với chiến đấu cơ thế hệ 4 của Đài Loan và Nhật Bản.Tuy nhiên, một vấn đề nghiêm trọng lại nảy sinh, đó là lúc này Trung Quốc đã phát triển thành công chiến đấu cơ hạng nhẹ J-10A (năm 2005) và máy bay chiến đấu J-11B (năm 2007, sao chép mẫu Su-27 của Nga). Như vậy Trung Quốc đã sản xuất được chiến đấu cơ thế hệ 4, chỉ sau khoảng hai năm so với các mẫu J-8 sau này.Từ năm 2007, Trung Quốc tập trung sản xuất và cải tiến các mẫu J-10 và J-11, nên mẫu J-8F chỉ có hơn 40 chiếc được sản xuất. Tuy nhiên, J-8F “sinh bất phùng thời”, khi Trung Quốc đã sản xuất được chiến đấu cơ thế hệ 4. Khi số lượng máy bay J-10 và J-11 tăng dần, chúng trở thành chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Trung Quốc.Theo nhiều thông tin sau đó được công bố, tổng cộng có khoảng 350 chiếc J-8 được sản xuất trong suốt vòng đời; chỉ được trang bị cho Không quân Trung Quốc và không được xuất khẩu. Từ năm 1980 đến những năm 2010, trong 30 năm, tổng cộng có hơn 300 chiếc J-8 được sản xuất.Theo trang Sina của Trung Quốc, tính đến thời điểm hiện tại, chỉ còn khoảng 70 chiếc J-8, chủ yếu là phiên bản J-8H và J-8F còn trong biên chế chiến đấu, do số máy bay trên chỉ mới phục vụ được 20 năm và vẫn chưa hết thời gian sử dụng.Hiện tại khi số lượng máy bay thế hệ thứ tư và thế hệ thứ năm trong lực lượng Không quân Trung Quốc dần tăng lên, thì số J-8 không còn thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Trong nhiều trường hợp, nó được cải tiến hành máy bay trinh sát chiến thuật, do J-8H và J-8F có khả năng bay ở độ cao và tốc độ cao là rất phù hợp với nhiệm vụ này. (nguồn ảnh Sina, Sohu, Wikipedia).
Dòng máy bay chiến đấu J-8 được quân đội Trung Quốc xác định là máy bay đánh chặn tầm cao, tốc độ cao. Tuy nhiên, J-8 có số phận rất không may mắn và ra đời không đúng thời điểm, khi nó đã bị lạc hậu từ ngay trên bản vẽ. Tổng cộng có hơn 300 chiếc J-8 được sản xuất và hiện nay còn khoảng hơn 70 chiếc.
Về bối cảnh để Trung Quốc phát triển loại chiến đấu cơ này là do từ giữa đến cuối thập niên 1960, Liên Xô đã triển khai hơn 50 sư đoàn xe tăng và bộ binh cơ giới ở biên giới phía bắc Trung Quốc, tạo ra tình huống một triệu quân đang gây sức ép lên biên giới. Đồng thời, Không quân và Lực lượng Tên lửa Liên Xô, cũng triển khai một loạt các căn cứ tiền phương.
Lúc này căng thẳng Trung-Xô đã gần lên tới đỉnh điểm. Vào thời điểm đó, máy bay chiến đấu MiG-23 do Không quân Liên Xô trang bị có khả năng bay ở độ cao và tốc độ cao rất tốt. Về nhiều mặt, nó vượt trội hơn so với máy bay chiến đấu MiG-21, mà Liên Xô viện trợ cho Trung Quốc trước đó.
Ngoài ra, máy bay ném bom chiến thuật Tu-22 của Liên Xô có khả năng thâm nhập siêu thanh và tạo ra mối đe dọa rất lớn. Một lần, Tu-22, dưới sự yểm trợ của MiG-23, đã đột phá về phía nam, áp sát không phận Trung Quốc. Các loại máy bay chiến đấu của Trung Quốc có vào thời điểm đó, rất khó có thể thực hiện đánh chặn.
Trong bối cảnh như vậy, đặt ra cho Trung Quốc phải phát triển máy bay đánh chặn tầm cao và tốc độ cao của riêng mình. Đầu tiên, nó có thể chế áp trực diện MiG-23. Thứ hai, nó có thể đánh chặn các máy bay ném bom tiền tuyến như Tu-22. Thứ ba, nó có tầm bắn và bán kính chiến đấu xa hơn.
Năm 1969, Trung Quốc bắt đầu dự án phát triển máy bay chiến đấu J-8. Quá trình phát triển dòng máy bay chiến đấu J-8 không diễn ra suôn sẻ, do Trung Quốc chưa làm chủ được công nghệ chế tạo máy bay (thời điểm này Trung Quốc vẫn chưa sao chép thành công MiG-21). Tới tận đầu thập niên 1980, bản vẽ J-8 mới hoàn thiện và bắt đầu sản xuất quy mô nhỏ, với khoảng 40 chiếc được sản xuất.
Trên thực tế, J-8 trong giai đoạn này vẫn là phiên bản nâng cấp của MiG-21, nhưng “lớn hơn”; máy bay vẫn sử dụng thiết kế hút khí ở mũi và hệ thống radar cùng thiết bị điện tử hàng không trên máy bay rất đơn giản. J-8 không có khả năng chiến đấu trong mọi thời tiết và không thể cất cánh và chiến đấu vào ban đêm.
Không quân Trung Quốc chắc chắn không hài lòng với hiệu suất chung của mẫu J-8 ban đầu. Ngay sau đó bản nâng cấp với tên gọi J-8-1, được trang bị radar Type 208 và cuối cùng đã có khả năng chiến đấu trong mọi thời tiết. Nhưng hiệu suất ở mọi khía cạnh vẫn ở mức trung bình. Do đó, chỉ có hơn 40 chiếc J-8-1 được sản xuất.
Phiên bản cơ bản J-8 và J-8-1 là những phiên bản đầu tiên của dòng máy bay J-8, với tổng cộng hơn 80 máy bay được sản xuất. Hiện tại, tất cả số này đã bị cho loại khỏi biên chế chiến đấu. Vào giữa thập niên 1980, khi quan hệ giữa Trung Quốc và phương lúc này ở thời kỳ “trăng mật”, Bắc Kinh đã tận dụng nhiều mối quan hệ và điều kiện khác nhau, để cải tiến toàn diện máy bay chiến đấu J-7 và J-8.
Dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia hàng không của Mỹ và Pháp, J-8 đã được nâng cấp toàn diện, như điều chỉnh cửa hút gió ở mũi, thành cửa hút gió bên gốc cánh và nâng cấp radar và hệ thống điện tử trên máy bay. Phiên bản nâng cấp thứ hai này được gọi là J-8-2. Bắt đầu từ J-8-2, Trung Quốc đã tiến hành sản xuất hàng loạt với số lượng lớn.
Xét về tầm hoạt động và bán kính chiến đấu, J-8 lớn hơn đáng kể so với dòng J-7. Tuy nhiên, so với các máy bay chiến đấu hạng nặng như F-14, F-15 của Mỹ, Su-27 hay MiG-31 của Nga, thì J-8 vẫn còn kém xa quá nhiều. Nếu thực hiện các nhiệm vụ đường dài, thời gian dài, J-8 cần phải lắp thêm hai thùng dầu phụ.
Sau khi bước vào thập niên 1990, dưới sự giúp đỡ của Iran, việc tiếp nhiên liệu trên không của Không quân Trung Quốc bắt đầu dần trở nên phổ biến. Dựa trên J-8-2, Trung Quốc phát triển máy bay chiến đấu J-8D có khả năng tiếp nhiên liệu trên không. Máy bay chiến đấu J-8-2 và J-8D là những mẫu máy bay giữa vòng đời của dòng J-8. Hiện tại, về cơ bản cũng đã được cho loại khỏi biên chế.
Do hạn chế về hệ thống radar và thiết bị điện tử hàng không, các lô J-8 nói trên chỉ có thể mang tên lửa chiến đấu tầm gần và không thể mang và sử dụng tên lửa tầm trung. Vào cuối những năm 1990, máy bay chiến đấu duy nhất của Trung Quốc có khả năng phóng tên lửa tầm trung là hơn 70 chiếc Su-27 nhập khẩu từ Nga và chúng chỉ có thể sử dụng tên lửa tầm trung bán chủ động R27.
Theo đánh giá của các nhà sử học quân sự Trung Quốc, giai đoạn này là một trong những giai đoạn khó khăn nhất đối với Không quân Trung Quốc. Bởi vì có hơn 300 máy bay thế hệ thứ tư ở phía bên kia eo biển Đài Loan, như F16A/B, Mirage 2000-5; hay F-15J của Nhật Bản v.v.
Vào những năm 1980 và 1990, các máy bay chiến đấu chủ lực của các cường quốc trên thế giới, đã bước vào kỷ nguyên máy bay thế hệ thứ tư; có thể phóng tên lửa tầm trung chủ động hoặc bán chủ động và có khả năng chiến đấu ngoài tầm nhìn.
Trong thời gian này, J-8 vẫn là chiến đấu cơ đánh chặn theo đúng nghĩa duy nhất của Không quân Trung Quốc, nhưng hiệu suất hoạt động của J-8 vẫn là chiến đấu cơ thế hệ thứ 3, khi nó không thể phóng tên lửa không đối không tầm trung. Điều đó thôi thúc Trung Quốc tìm kiếm công nghệ hàng không hiện đại hơn từ Nga và Israel.
Bước sang thế kỷ 21, Trung Quốc đã liên tiếp cho ra mắt hai phiên bản cải tiến là J-8H và J-8F. Trong đó J-8F sử dụng radar khe phẳng loại 1492 mới phát triển và hệ thống điện tử hàng không tích hợp, có khả năng sử dụng tên lửa tầm trung bán chủ động PL-11 và tên lửa tầm trung chủ động PL-12; giúp J-8 có khả năng đối đầu với chiến đấu cơ thế hệ 4 của Đài Loan và Nhật Bản.
Tuy nhiên, một vấn đề nghiêm trọng lại nảy sinh, đó là lúc này Trung Quốc đã phát triển thành công chiến đấu cơ hạng nhẹ J-10A (năm 2005) và máy bay chiến đấu J-11B (năm 2007, sao chép mẫu Su-27 của Nga). Như vậy Trung Quốc đã sản xuất được chiến đấu cơ thế hệ 4, chỉ sau khoảng hai năm so với các mẫu J-8 sau này.
Từ năm 2007, Trung Quốc tập trung sản xuất và cải tiến các mẫu J-10 và J-11, nên mẫu J-8F chỉ có hơn 40 chiếc được sản xuất. Tuy nhiên, J-8F “sinh bất phùng thời”, khi Trung Quốc đã sản xuất được chiến đấu cơ thế hệ 4. Khi số lượng máy bay J-10 và J-11 tăng dần, chúng trở thành chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Trung Quốc.
Theo nhiều thông tin sau đó được công bố, tổng cộng có khoảng 350 chiếc J-8 được sản xuất trong suốt vòng đời; chỉ được trang bị cho Không quân Trung Quốc và không được xuất khẩu. Từ năm 1980 đến những năm 2010, trong 30 năm, tổng cộng có hơn 300 chiếc J-8 được sản xuất.
Theo trang Sina của Trung Quốc, tính đến thời điểm hiện tại, chỉ còn khoảng 70 chiếc J-8, chủ yếu là phiên bản J-8H và J-8F còn trong biên chế chiến đấu, do số máy bay trên chỉ mới phục vụ được 20 năm và vẫn chưa hết thời gian sử dụng.
Hiện tại khi số lượng máy bay thế hệ thứ tư và thế hệ thứ năm trong lực lượng Không quân Trung Quốc dần tăng lên, thì số J-8 không còn thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Trong nhiều trường hợp, nó được cải tiến hành máy bay trinh sát chiến thuật, do J-8H và J-8F có khả năng bay ở độ cao và tốc độ cao là rất phù hợp với nhiệm vụ này. (nguồn ảnh Sina, Sohu, Wikipedia).