Theo thông tin vừa được hãng tin Bloomberg đăng tải, Lầu Năm Góc đã thừa nhận kể từ khi ra đời tới nay, tiêm kích F-35 của nước này vẫn còn tồn đọng rất nhiều lỗi.Cụ thể, Bộ quốc phòng Mỹ thừa nhận, kể từ sau khi được chính thức ra mắt hồi đầu năm 2018, tiêm kích tàng hình F-35 đã ghi nhận tổng cộng 941 lỗi.Tuy nhiên kể từ đó tới nay, tốc độ khắc phục khuyết điểm và sự cố trên chiếc chiến đấu cơ F-35 này tỏ ra cực kỳ chậm.Cho tới năm 2020, số lượng sự cố, khuyết điểm trên chiếc chiến đấu cơ tàng hình F-35 vẫn đang là... 871 - ít hơn so với năm 2019 đúng hai lỗi.Các kỹ sư của Không quân Mỹ cho biết, việc khắc phục sự cố trên chiếc F-35 là rất khó khăn. Dù đã xác định rõ được vấn đề, tuy nhiên làm sao để khắc phục được vấn đề mà không làm nảy sinh ra vấn đề phát sinh khác lại là điều rất khó khăn.Các sự cố nghiêm trọng này khiến cho chiến đấu cơ tàng hình F-35 bị suy giảm sức chiến đấu, thậm chí có thể khiến sự an toàn của phi công bị đe dọa.Thực tế ở thời điểm hiện tại, các chiến đấu cơ F-35 đã được chuyển tới rất nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này khiến cho việc khắc phục sự cố đã khó, nay lại thêm phần khó khăn hơn nữa.Tuy nhiên, cũng có nhiều nguồn tin cho biết, phần lớn các sự cố của tiêm kích F-35 do Mỹ sản xuất đều chỉ là sự cố trong phần mềm điều khiển bay và phần mềm điều khiển vũ khí.Tính tới thời điểm hiện tại, chương trình F-35 đã tiêu tốn của Mỹ 398 tỷ USD. Ngoài ra còn một số tiền khổng lồ khác được các quốc gia NATO "góp vốn" vào chương trình này, khiến cho chi phí của toàn bộ chương trình lên tới hàng nghìn tỷ USD.Mặc dù vẫn còn rất nhiều sự cố về kỹ thuật, tuy nhiên hãng Lockheed Martin vẫn nhận được đơn đặt hàng cho gần 1000 tiêm kích F-35.Trong tương lai, Lockheed Martin cũng cho biết F-35 sẽ có rất nhiều tiềm năng xuất khẩu, có thể sẽ được sản xuất tối đa khoảng 3200 chiếc để phục vụ cho nhu cầu của Mỹ cũng như trên khắp thế giới.Ở thời điểm hiện tại, chiến đấu cơ F-35 cũng là loại tiêm kích tàng hình duy nhất được xuất khẩu rộng rãi khắp thế giới.Việc không hề có đối thủ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu cho phép F-35 trở thành lựa chọn duy nhất, nếu bất cứ quốc gia nào trên thế giới muốn sở hữu tiêm kích thế hệ năm.Mặc dù vậy, các tiêm kích thế hệ năm Su-57E của Nga cũng đã dần lộ diện và dự kiến, các chiến đấu cơ của Moscow sẽ làm "khuynh đảo" thị trường xuất khẩu tiêm kích thế hệ năm trong thời gian tới. Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh sức mạnh của tiêm kích F-35 khi bay cơ động qua khe núi ở độ cao cực thấp.
Theo thông tin vừa được hãng tin Bloomberg đăng tải, Lầu Năm Góc đã thừa nhận kể từ khi ra đời tới nay, tiêm kích F-35 của nước này vẫn còn tồn đọng rất nhiều lỗi.
Cụ thể, Bộ quốc phòng Mỹ thừa nhận, kể từ sau khi được chính thức ra mắt hồi đầu năm 2018, tiêm kích tàng hình F-35 đã ghi nhận tổng cộng 941 lỗi.
Tuy nhiên kể từ đó tới nay, tốc độ khắc phục khuyết điểm và sự cố trên chiếc chiến đấu cơ F-35 này tỏ ra cực kỳ chậm.
Cho tới năm 2020, số lượng sự cố, khuyết điểm trên chiếc chiến đấu cơ tàng hình F-35 vẫn đang là... 871 - ít hơn so với năm 2019 đúng hai lỗi.
Các kỹ sư của Không quân Mỹ cho biết, việc khắc phục sự cố trên chiếc F-35 là rất khó khăn. Dù đã xác định rõ được vấn đề, tuy nhiên làm sao để khắc phục được vấn đề mà không làm nảy sinh ra vấn đề phát sinh khác lại là điều rất khó khăn.
Các sự cố nghiêm trọng này khiến cho chiến đấu cơ tàng hình F-35 bị suy giảm sức chiến đấu, thậm chí có thể khiến sự an toàn của phi công bị đe dọa.
Thực tế ở thời điểm hiện tại, các chiến đấu cơ F-35 đã được chuyển tới rất nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này khiến cho việc khắc phục sự cố đã khó, nay lại thêm phần khó khăn hơn nữa.
Tuy nhiên, cũng có nhiều nguồn tin cho biết, phần lớn các sự cố của tiêm kích F-35 do Mỹ sản xuất đều chỉ là sự cố trong phần mềm điều khiển bay và phần mềm điều khiển vũ khí.
Tính tới thời điểm hiện tại, chương trình F-35 đã tiêu tốn của Mỹ 398 tỷ USD. Ngoài ra còn một số tiền khổng lồ khác được các quốc gia NATO "góp vốn" vào chương trình này, khiến cho chi phí của toàn bộ chương trình lên tới hàng nghìn tỷ USD.
Mặc dù vẫn còn rất nhiều sự cố về kỹ thuật, tuy nhiên hãng Lockheed Martin vẫn nhận được đơn đặt hàng cho gần 1000 tiêm kích F-35.
Trong tương lai, Lockheed Martin cũng cho biết F-35 sẽ có rất nhiều tiềm năng xuất khẩu, có thể sẽ được sản xuất tối đa khoảng 3200 chiếc để phục vụ cho nhu cầu của Mỹ cũng như trên khắp thế giới.
Ở thời điểm hiện tại, chiến đấu cơ F-35 cũng là loại tiêm kích tàng hình duy nhất được xuất khẩu rộng rãi khắp thế giới.
Việc không hề có đối thủ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu cho phép F-35 trở thành lựa chọn duy nhất, nếu bất cứ quốc gia nào trên thế giới muốn sở hữu tiêm kích thế hệ năm.
Mặc dù vậy, các tiêm kích thế hệ năm Su-57E của Nga cũng đã dần lộ diện và dự kiến, các chiến đấu cơ của Moscow sẽ làm "khuynh đảo" thị trường xuất khẩu tiêm kích thế hệ năm trong thời gian tới. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh sức mạnh của tiêm kích F-35 khi bay cơ động qua khe núi ở độ cao cực thấp.