Tạp chí Mỹ National Interest mới đây đã đặt ra tình huống mô phỏng một trận chiến giả định giữa các tiêm kích Su-35 Nga với F-35 do Mỹ sản xuất và đưa ra một vài khuyến cáo thú vị.Bài báo lưu ý rằng chiến đấu cơ Su-35 của Nga đã thu hút rất nhiều sự chú ý của phương tiện truyền thông quân sự phương Tây, Moskva hiện đang rất nỗ lực hiện đại hóa vũ khí, trang thiết bị quân sự của mình và Su-35 là một ví dụ điển hình.“4 chiếc F-35 sẽ phản ứng như thế nào khi đối đầu với 4 chiếc Su-35? Nhiều khả năng nó sẽ đổi hướng và gọi tiêm kích F-22 Raptor và F-15C Eagle tới”, tác giả giải thích bởi vì đó là những tiêm kích được thiết kế để chiếm ưu thế trên không.Đáng tiếc là trong điều kiện chiến đấu thực tế, không phải lúc nào cũng có thể lựa chọn giải pháp tối ưu, cho nên có thể phi công F-35 sẽ phải tự xoay sở thay vì trông chờ vào đồng đội.Theo tác giả, nếu tình huống trên xảy ra, phi công F-35 nên sử dụng khả năng tàng hình của máy bay cũng như ưu thế của hệ thống điện tử hàng không tối tân để chiến đấu ngoài tầm nhìn, tránh tiếp xúc cự ly gần, nếu không F-35 dễ bị Su-35 bắn hạ.Nhận định trên có thể khiến một vài người cảm thấy ngạc nhiên, tuy vậy thực tế là F-22 Raptor ban đầu được thiết kế để không chiến, còn F-35 Lightning II không được thiết kế cho việc này.National Interest nhấn mạnh rằng F-35 không có khả năng cơ động cao như F-22, và thậm chí cả F-16 hay F/A-18, cho nên khi gặp Su-35, chỉ có thao tác hợp lý của phi công mới mong giành thắng lợi.Điều cần lưu ý tiếp theo là Không quân Mỹ hiện chỉ còn 187 chiếc F-22, và quy mô phi đội F-15C cũng đang bị thu hẹp. Trong một cuộc chiến thực sự, các chỉ huy sẽ phải sử dụng F-35 để chiếm ưu thế trên không.Tài liệu khẳng định tiêm kích Su-35 đã được một vài quốc gia trên thế giới mua sắm và đây là "phương tiện chiến đấu thực sự nguy hiểm", xét về nhiều mặt không thua kém các phiên bản mới nhất của F-15, hoặc thậm chí vượt qua chúng.Nếu Su-35 thua một chút về tốc độ tối đa khi đặt cạnh F-15 (vận tốc tối đa Mach 2,35 so với Mach 2,5), thì nó sẽ vượt lên khi tăng tốc và ở mức tải thấp, máy bay có thể duy trì tốc độ siêu thanh mà không cần sử dụng đến bộ đốt sau của động cơ.Trong khi đó ở tốc độ thấp, Su-35 có lợi thế không thể vượt qua, động cơ AL-41F1S của nó được trang bị vector lực đẩy có thể điều khiển luồng phụt theo 3 chiều và mang lại khả năng cơ động đáng kinh ngạc.Nhưng bên cạnh đó, F-35 cũng chưa chắc đã thực sự mất lợi thế nhờ được trang bị tên lửa không chiến tầm gần AIM-9X có khả năng “khóa mục tiêu sau khi phóng”, khiến lợi thế về độ cơ động của Su-35 bị giảm đi phần nào.Không chỉ có vậy, động cơ của F-35 còn được áp dụng công nghệ che giấu tín hiệu hồng ngoại, sẽ tạo không ít khó khăn để cho tên lửa tầm nhiệt R-73 mà Su-35 mang theo có thể ngắm bắn.Tóm lại, những nhận định nói trên vẫn chỉ là lý thuyết, chiếc tiêm kích nào thực sự mạnh hơn sẽ chỉ được thể hiện rõ nhất qua kết quả đối đầu ngoài thực địa.
Tạp chí Mỹ National Interest mới đây đã đặt ra tình huống mô phỏng một trận chiến giả định giữa các tiêm kích Su-35 Nga với F-35 do Mỹ sản xuất và đưa ra một vài khuyến cáo thú vị.
Bài báo lưu ý rằng chiến đấu cơ Su-35 của Nga đã thu hút rất nhiều sự chú ý của phương tiện truyền thông quân sự phương Tây, Moskva hiện đang rất nỗ lực hiện đại hóa vũ khí, trang thiết bị quân sự của mình và Su-35 là một ví dụ điển hình.
“4 chiếc F-35 sẽ phản ứng như thế nào khi đối đầu với 4 chiếc Su-35? Nhiều khả năng nó sẽ đổi hướng và gọi tiêm kích F-22 Raptor và F-15C Eagle tới”, tác giả giải thích bởi vì đó là những tiêm kích được thiết kế để chiếm ưu thế trên không.
Đáng tiếc là trong điều kiện chiến đấu thực tế, không phải lúc nào cũng có thể lựa chọn giải pháp tối ưu, cho nên có thể phi công F-35 sẽ phải tự xoay sở thay vì trông chờ vào đồng đội.
Theo tác giả, nếu tình huống trên xảy ra, phi công F-35 nên sử dụng khả năng tàng hình của máy bay cũng như ưu thế của hệ thống điện tử hàng không tối tân để chiến đấu ngoài tầm nhìn, tránh tiếp xúc cự ly gần, nếu không F-35 dễ bị Su-35 bắn hạ.
Nhận định trên có thể khiến một vài người cảm thấy ngạc nhiên, tuy vậy thực tế là F-22 Raptor ban đầu được thiết kế để không chiến, còn F-35 Lightning II không được thiết kế cho việc này.
National Interest nhấn mạnh rằng F-35 không có khả năng cơ động cao như F-22, và thậm chí cả F-16 hay F/A-18, cho nên khi gặp Su-35, chỉ có thao tác hợp lý của phi công mới mong giành thắng lợi.
Điều cần lưu ý tiếp theo là Không quân Mỹ hiện chỉ còn 187 chiếc F-22, và quy mô phi đội F-15C cũng đang bị thu hẹp. Trong một cuộc chiến thực sự, các chỉ huy sẽ phải sử dụng F-35 để chiếm ưu thế trên không.
Tài liệu khẳng định tiêm kích Su-35 đã được một vài quốc gia trên thế giới mua sắm và đây là "phương tiện chiến đấu thực sự nguy hiểm", xét về nhiều mặt không thua kém các phiên bản mới nhất của F-15, hoặc thậm chí vượt qua chúng.
Nếu Su-35 thua một chút về tốc độ tối đa khi đặt cạnh F-15 (vận tốc tối đa Mach 2,35 so với Mach 2,5), thì nó sẽ vượt lên khi tăng tốc và ở mức tải thấp, máy bay có thể duy trì tốc độ siêu thanh mà không cần sử dụng đến bộ đốt sau của động cơ.
Trong khi đó ở tốc độ thấp, Su-35 có lợi thế không thể vượt qua, động cơ AL-41F1S của nó được trang bị vector lực đẩy có thể điều khiển luồng phụt theo 3 chiều và mang lại khả năng cơ động đáng kinh ngạc.
Nhưng bên cạnh đó, F-35 cũng chưa chắc đã thực sự mất lợi thế nhờ được trang bị tên lửa không chiến tầm gần AIM-9X có khả năng “khóa mục tiêu sau khi phóng”, khiến lợi thế về độ cơ động của Su-35 bị giảm đi phần nào.
Không chỉ có vậy, động cơ của F-35 còn được áp dụng công nghệ che giấu tín hiệu hồng ngoại, sẽ tạo không ít khó khăn để cho tên lửa tầm nhiệt R-73 mà Su-35 mang theo có thể ngắm bắn.
Tóm lại, những nhận định nói trên vẫn chỉ là lý thuyết, chiếc tiêm kích nào thực sự mạnh hơn sẽ chỉ được thể hiện rõ nhất qua kết quả đối đầu ngoài thực địa.