Hiện nay Trung Quốc là khách hàng nước ngoài duy nhất của tiêm kích đa năng thế hệ 4,5 Su-35S của Nga, họ đã nhận tổng cộng 24 chiếc thuộc phiên bản Su-35SK, được biết lô chiến đấu cơ trên có giá trị tới trên 2 tỷ USD.Sau Trung Quốc, Nga tưởng như đã bán được tiếp 11 máy bay chiến đấu Su-35 khác cho đối tác thân quen tiếp theo là Indonesia, khi Jakarta cho biết họ đã ký hợp đồng mua sắm, nhưng rồi sự can thiệp từ Mỹ với đe dọa sẽ áp đặt lệnh trừng phạt theo Đạo luật CAATSA đã khiến Quốc gia Vạn đảo từ bỏ kế hoạch của mình.Triển vọng xuất khẩu của Su-35 lại được Nga đặt vào Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng sau khi xem xét thì Tổng thống Tayyiv Erdogan không có động thái cụ thể nào cho thấy ông sẽ sớm ra lệnh cho các quan chức tiến hành đàm phán.Mới đây trang Avia-pro cho biết, Ai Cập đã ký hợp đồng với Nga để mua lô tiêm kích Su-35 lớn nhất từng được xuất khẩu với số lượng lên đến 26 chiếc, đưa quốc gia Bắc Phi này thành nước có phi đội Su-35 nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau Nga và vượt qua Trung Quốc.Theo thông báo, chiếc Su-35 đầu tiên của Không quân Ai Cập sẽ được giao ngay trong năm nay, dự kiến việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ giao hàng được Nga lên kế hoạch cho đến năm 2023, tiến độ có thể thay đổi tùy thuộc vào khả năng thanh toán của khách hàng.Cần lưu ý thêm rằng một trong những lý do khiến Ai Cập quyết định đặt mua Su-35 của Nga nằm ở việc Mỹ từ chối bán tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm F-35 cho Cairo, nhưng không loại trừ khả năng Ai Cập đã ký kết hợp đồng mua Su-35 trước đó."Trong bối cảnh tái vũ trang của Israel, Ai Cập nhận thức đầy đủ rằng họ cần các máy bay chiến đấu đáng tin cậy có khả năng trấn áp cả F-16 và F-35 của đối phương", chuyên gia quân sự Nga ghi chú.Số tiền của hợp đồng cung cấp tiêm kích Su-35 mà Ai Cập đã ký kết với Nga hiện không được tiết lộ, tuy nhiên theo ước tính thì giá trị của thương vụ có thể lên tới 3 tỷ USD.
Hiện nay Trung Quốc là khách hàng nước ngoài duy nhất của tiêm kích đa năng thế hệ 4,5 Su-35S của Nga, họ đã nhận tổng cộng 24 chiếc thuộc phiên bản Su-35SK, được biết lô chiến đấu cơ trên có giá trị tới trên 2 tỷ USD.
Sau Trung Quốc, Nga tưởng như đã bán được tiếp 11 máy bay chiến đấu Su-35 khác cho đối tác thân quen tiếp theo là Indonesia, khi Jakarta cho biết họ đã ký hợp đồng mua sắm, nhưng rồi sự can thiệp từ Mỹ với đe dọa sẽ áp đặt lệnh trừng phạt theo Đạo luật CAATSA đã khiến Quốc gia Vạn đảo từ bỏ kế hoạch của mình.
Triển vọng xuất khẩu của Su-35 lại được Nga đặt vào Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng sau khi xem xét thì Tổng thống Tayyiv Erdogan không có động thái cụ thể nào cho thấy ông sẽ sớm ra lệnh cho các quan chức tiến hành đàm phán.
Mới đây trang Avia-pro cho biết, Ai Cập đã ký hợp đồng với Nga để mua lô tiêm kích Su-35 lớn nhất từng được xuất khẩu với số lượng lên đến 26 chiếc, đưa quốc gia Bắc Phi này thành nước có phi đội Su-35 nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau Nga và vượt qua Trung Quốc.
Theo thông báo, chiếc Su-35 đầu tiên của Không quân Ai Cập sẽ được giao ngay trong năm nay, dự kiến việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ giao hàng được Nga lên kế hoạch cho đến năm 2023, tiến độ có thể thay đổi tùy thuộc vào khả năng thanh toán của khách hàng.
Cần lưu ý thêm rằng một trong những lý do khiến Ai Cập quyết định đặt mua Su-35 của Nga nằm ở việc Mỹ từ chối bán tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm F-35 cho Cairo, nhưng không loại trừ khả năng Ai Cập đã ký kết hợp đồng mua Su-35 trước đó.
"Trong bối cảnh tái vũ trang của Israel, Ai Cập nhận thức đầy đủ rằng họ cần các máy bay chiến đấu đáng tin cậy có khả năng trấn áp cả F-16 và F-35 của đối phương", chuyên gia quân sự Nga ghi chú.
Số tiền của hợp đồng cung cấp tiêm kích Su-35 mà Ai Cập đã ký kết với Nga hiện không được tiết lộ, tuy nhiên theo ước tính thì giá trị của thương vụ có thể lên tới 3 tỷ USD.