Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh, khi các cường quốc quân sự trên thế giới như Liên Xô và Mỹ lao vào cuộc đua vũ khí hạt nhân, họ luôn cố gắng gán thứ vũ khí hủy diệt này vào mọi loại vũ khí mà họ có cối, súng không giật cho tới cả pháo kéo. Trong số vũ khí kể trên thì pháo kéo là thứ vũ khí được đánh giá để hạt nhân hóa nhất. Nguồn ảnh: army.mil.Nếu như đầu những năm 1950 Mỹ cho ra đời khẩu pháo hạt nhân M65 Atomic Annie thì ở chiều hướng đối diện, Liên Xô cũng có loại vũ khí đáp trả nhưng nguy hiểm và mạnh hơn gấp nhiều lần trong năm 1957. Nguồn ảnh: offroadvehicle.Đó là khẩu pháo tự hành có cỡ nòng lên tới 420mm mang tên 2B1 Oka. Đây được coi là loại pháo có cỡ nòng lớn bậc nhất và sức mạnh huỷ diệt mạnh nhất mà Liên Xô từng phát minh ra. Nguồn ảnh: Warhistory.Về cơ bản, loại pháo tự hành hạt nhân này sẽ bắn ra một đầu đạn có trọng lượng khoảng 750 kg, bay xa khoảng 45 km với thời gian bay trên không khoảng 20 giây trước khi tới mục tiêu và phát nổ ở khoảng cách khoảng vài chục mét so với mặt đất để tăng tối đa sức mạnh tiêu diệt mục tiêu. Nguồn ảnh: Warhistory.Mặc dù theo thiết kế, các loại pháo tự hành hạt nhân chiến thuật này có thể bắn liên tục nhiều phát. Tuy nhiên theo học thuyết chiến tranh hạt nhân với vũ khí chiến thuật thời bấy giờ của Liên Xô, các loại pháo tự hành này không cần phải bắn tới phát thứ hai mà thường chỉ cần khai hoả một viên duy nhất. Nguồn ảnh: Warhistory.Vì chỉ cần bắn một viên duy nhất nên các loại pháo hạt nhân chiến thuật này sẽ lấy điều kiện tiên quyết là khả năng cơ động để có thể tới được vị trí khai hoả. Để thực hiện được điều này, 2B1 Oka đã sử dụng khung gầm của loại xe tăng mạnh nhất thời bấy giờ - tăng hạng nặng IS-5. Nguồn ảnh: Warhistory.Với động cơ diesel turbo V-12-6B có cong suất 750 mã lực, khẩu pháo tự hành này sẽ có tỷ số lực kéo lên tới khoảng 12 sức ngựa cho mỗi tấn. Tuy nhiên do trọng lượng lên tới hơn 50 tấn mỗi khẩu, dự trữ hành trình của cả hai khẩu pháo tự hành hạt nhân này chỉ nằm trong khoảng 180 km. Nguồn ảnh: Warhistory.Theo các tài liệu được Liên Xô ghi chép và được Nga giải mã sau này, 2B1 Oka có khả năng giảm xóc khá tốt dù nó có cỡ nòng cực lớn. Hệ thống giảm giật của 2B1 Oka đủ khả năng cho nó bắn liên tục khoảng 12 phát bắn trong 1 giờ theo lý thuyết. Nguồn ảnh: Warhistory.Tới năm 1957, sau khi vượt qua mọi bài kiểm tra, 2B1 Oka đã hiên ngang vượt qua Quảng Trường Đỏ của Liên Xô để duyệt binh kỷ niệm thành công của Cách mạng Tháng 10 Nga mặc dù vào thời điểm này, có rất nhiều khiếm khuyết của chúng đã được chỉ ra nhưng không mấy ai quan tâm lắm. Nguồn ảnh: Warhistory.Tổng cộng đã có bốn khẩu pháo tự hành 2B1 Oka được lắp ráp tại nhà máy Kirov. Khi hành quân, pháo tự hành 2B1 Oka sẽ chỉ cần một lái xe để điều khiển. Toàn bộ kíp vận hành bao gồm 6 người còn lại sẽ phải di chuyển trên xe thiết giáp chở quân hoặc xe tải đi theo sau. Nguồn ảnh: Warhistory.Trên thực tế thì khẩu pháo tự hành hạt nhân này của Liên Xô đã thử nghiệm rất nhiều lần nhưng lại được cho là không đủ điều kiện tham chiến. Vấn đề lớn nhất mà nó gặp phải là ở hệ thống hộp số - điều này gây nên nhiều vấn đề dẫn đến việc nó không thể vận hành trơn tru được dù lấy yếu tố tốc độ và khả năng tự hành làm then chốt. Nguồn ảnh: Warhistory.Ngoài ra, loại vũ khí này cũng quá đắt đỏ và cần bảo dưỡng rất tốn thời gian - không phù hợp với kiểu vận hành các loại phương tiện thiết giáp của Liên Xô thời bấy giờ. Tới nay, chỉ còn duy nhất một khẩu pháo tự hành 2B1 Oka được Nga trưng bày tại bảo tàng pháo binh ở St. Petersburg. Nguồn ảnh: Warhistory. Mời độc giả xem Video: Một vụ nổ bom hạt nhân kinh hoàng thời Chiến tranh Lạnh được ghi lại.
Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh, khi các cường quốc quân sự trên thế giới như Liên Xô và Mỹ lao vào cuộc đua vũ khí hạt nhân, họ luôn cố gắng gán thứ vũ khí hủy diệt này vào mọi loại vũ khí mà họ có cối, súng không giật cho tới cả pháo kéo. Trong số vũ khí kể trên thì pháo kéo là thứ vũ khí được đánh giá để hạt nhân hóa nhất. Nguồn ảnh: army.mil.
Nếu như đầu những năm 1950 Mỹ cho ra đời khẩu pháo hạt nhân M65 Atomic Annie thì ở chiều hướng đối diện, Liên Xô cũng có loại vũ khí đáp trả nhưng nguy hiểm và mạnh hơn gấp nhiều lần trong năm 1957. Nguồn ảnh: offroadvehicle.
Đó là khẩu pháo tự hành có cỡ nòng lên tới 420mm mang tên 2B1 Oka. Đây được coi là loại pháo có cỡ nòng lớn bậc nhất và sức mạnh huỷ diệt mạnh nhất mà Liên Xô từng phát minh ra. Nguồn ảnh: Warhistory.
Về cơ bản, loại pháo tự hành hạt nhân này sẽ bắn ra một đầu đạn có trọng lượng khoảng 750 kg, bay xa khoảng 45 km với thời gian bay trên không khoảng 20 giây trước khi tới mục tiêu và phát nổ ở khoảng cách khoảng vài chục mét so với mặt đất để tăng tối đa sức mạnh tiêu diệt mục tiêu. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mặc dù theo thiết kế, các loại pháo tự hành hạt nhân chiến thuật này có thể bắn liên tục nhiều phát. Tuy nhiên theo học thuyết chiến tranh hạt nhân với vũ khí chiến thuật thời bấy giờ của Liên Xô, các loại pháo tự hành này không cần phải bắn tới phát thứ hai mà thường chỉ cần khai hoả một viên duy nhất. Nguồn ảnh: Warhistory.
Vì chỉ cần bắn một viên duy nhất nên các loại pháo hạt nhân chiến thuật này sẽ lấy điều kiện tiên quyết là khả năng cơ động để có thể tới được vị trí khai hoả. Để thực hiện được điều này, 2B1 Oka đã sử dụng khung gầm của loại xe tăng mạnh nhất thời bấy giờ - tăng hạng nặng IS-5. Nguồn ảnh: Warhistory.
Với động cơ diesel turbo V-12-6B có cong suất 750 mã lực, khẩu pháo tự hành này sẽ có tỷ số lực kéo lên tới khoảng 12 sức ngựa cho mỗi tấn. Tuy nhiên do trọng lượng lên tới hơn 50 tấn mỗi khẩu, dự trữ hành trình của cả hai khẩu pháo tự hành hạt nhân này chỉ nằm trong khoảng 180 km. Nguồn ảnh: Warhistory.
Theo các tài liệu được Liên Xô ghi chép và được Nga giải mã sau này, 2B1 Oka có khả năng giảm xóc khá tốt dù nó có cỡ nòng cực lớn. Hệ thống giảm giật của 2B1 Oka đủ khả năng cho nó bắn liên tục khoảng 12 phát bắn trong 1 giờ theo lý thuyết. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tới năm 1957, sau khi vượt qua mọi bài kiểm tra, 2B1 Oka đã hiên ngang vượt qua Quảng Trường Đỏ của Liên Xô để duyệt binh kỷ niệm thành công của Cách mạng Tháng 10 Nga mặc dù vào thời điểm này, có rất nhiều khiếm khuyết của chúng đã được chỉ ra nhưng không mấy ai quan tâm lắm. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tổng cộng đã có bốn khẩu pháo tự hành 2B1 Oka được lắp ráp tại nhà máy Kirov. Khi hành quân, pháo tự hành 2B1 Oka sẽ chỉ cần một lái xe để điều khiển. Toàn bộ kíp vận hành bao gồm 6 người còn lại sẽ phải di chuyển trên xe thiết giáp chở quân hoặc xe tải đi theo sau. Nguồn ảnh: Warhistory.
Trên thực tế thì khẩu pháo tự hành hạt nhân này của Liên Xô đã thử nghiệm rất nhiều lần nhưng lại được cho là không đủ điều kiện tham chiến. Vấn đề lớn nhất mà nó gặp phải là ở hệ thống hộp số - điều này gây nên nhiều vấn đề dẫn đến việc nó không thể vận hành trơn tru được dù lấy yếu tố tốc độ và khả năng tự hành làm then chốt. Nguồn ảnh: Warhistory.
Ngoài ra, loại vũ khí này cũng quá đắt đỏ và cần bảo dưỡng rất tốn thời gian - không phù hợp với kiểu vận hành các loại phương tiện thiết giáp của Liên Xô thời bấy giờ. Tới nay, chỉ còn duy nhất một khẩu pháo tự hành 2B1 Oka được Nga trưng bày tại bảo tàng pháo binh ở St. Petersburg. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mời độc giả xem Video: Một vụ nổ bom hạt nhân kinh hoàng thời Chiến tranh Lạnh được ghi lại.