FV4034 Challenger 2 là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ 3 của Quân đội Hoàng gia Anh. Nó được mệnh danh là một trong những loại xe tăng chủ lực hiện đại nhất thế giới hiện nay và giữ danh hiệu xe tăng có giáp bảo vệ tốt nhất hành tinh. Nguồn ảnh: Military-Today Xe tăng Challenger 2 được phát triển bởi Vickers Defence System từ năm 1986 với nguồn quỹ cá nhân, sử dụng nền tảng khung gầm Challenger 1. Năm 1993, Challenger 2 đã giành được hợp đồng từ Quân đội Hoàng gia Anh, tổng cộng hơn 400 chiếc đã được chế tạo suốt từ năm 1993-2002, trong đó chỉ có 386 chiếc cho Anh, còn lại 38 chiếc cho Oman. Hiện nay, trên thế giới hầu như không có quốc gia nào có nhu cầu với Challenger 2 dù rằng nó rất đỉnh. Nguồn ảnh: Military-TodayChallenger 2 được thiết kế cơ bản trên các thành phần Challenger 1 nhưng được hiện đại hóa mạnh mẽ. Nó có trọng lượng khá lớn, tới 68,9 tấn khi sẵn sàng chiến đấu, thậm chí tăng lên đến 75 tấn nếu lắp module giáp tăng cường. Xe tăng dài 8,3m không tính nòng pháo, rộng 3,5m, cao 2,49m. Nguồn ảnh: Military-TodayNhư đã nói ở đầu bài, Challenger 2 được mệnh danh là xe tăng có giáp bảo vệ tốt nhất hành tinh hiện nay. Thực sự thì điều đó là chính xác với màn thể hiện không thể xuất sắc hơn trên chiến trường Trung Đông, nơi mà vũ khí chống tăng RPG, tên lửa rất phổ biến. Nguồn ảnh: WikipediaCụ thể, trong cuộc chiến tranh xâm lược Iraq năm 2003, không một xe tăng Challenger 2 nào bị phá hủy hoàn toàn từ hỏa lực của Quân đội Iraq. Tất nhiên, sự hư hại vẫn xảy ra, tuy nhiên mức độ phục hồi của xe tăng là cực kỳ nhanh gọn. Cụ thể, trong một cuộc chiến ở độ thị, chiếc Challenger 2 đã hứng chịu 14 phát RPG-7 ở cự ly gần cùng một quả tên lửa chống tăng MILAN gây hư hỏng ở hệ thống trinh sát xe tăng. Kíp lái an toàn sau vụ tấn công, còn chiếc tăng chỉ mất 6 giờ để sửa chữa hệ thống ngắm trước khi trở lại phục vụ ngay. Nguồn ảnh: WikipediaMột trường hợp khác cũng trúng đến 70 phát RPG-7 gần Basra nhưng vô sự. Điều đó cho thấy sự “bá đạo” của tăng Challenger 2. Nguồn ảnh: Military-TodayTất nhiên, Challenger 2 không phải là cỗ tăng "bất khả xâm phạm". Tháng 8/2006, lực lượng phiến quân bằng một phát RPG-29 cực mạnh đã xuyên thủng giáp gầm trước của Challenger 2, tuy nhiên kíp chiến đấu chỉ bị thương nhẹ, không mất mạng. Vụ việc đã bị giấu nhẹm tới tận tháng 5/2007 mới được công bố, khi đó BQP Anh đã tuyên bố rằng: "Chúng tôi chưa bao giờ tuyên bố Challenger 2 là bất khả xâm phạm. Nguồn ảnh: Military-TodaySau vụ việc này, người Anh đã nhanh chóng nâng cấp các xe tăng Challenger 2 với các block giáp phản ứng nổ ở dưới gầm xe. Dẫu vậy, với con số thiệt hại tối thiểu thì Challenger 2 xứng đáng là xe tăng bọc giáp tốt nhất hành tinh. Nguồn ảnh: Military-TodayĐể tạo nên điều này, Vickers đã thiết kế hệ thống giáp composite cực kỳ đặc biệt mang tên Dorchester với công nghệ tuyệt mật mà đến nay vẫn rất khó xác định được thành phần cấu thành giáp. Loại giáp này cũng được trang bị cho các xe tăng Abrams của Mỹ nhưng có sửa đổi, ví dụ như bổ sung lớp lõi Uranium nghèo. Nguồn ảnh: Military-TodayĐể di chuyển "con quái vật", Vickers phải trang bị động cơ diesel Perkins CV12 công suất đến 1.200 mã lực cùng hộp số 8 cấp và hệ thống treo khí nén cho phép chiếc tăng cơ động tốc độ lớn 60km/h trên đường bằng phẳng...Nguồn ảnh: WikipediaVề mặt hỏa lực, Challenger 2 cũng chiếm giữ ngôi vị là xe tăng chủ lực hiện đại NATO duy nhất và số ít trên thế giới còn dùng pháo rãnh xoắn thay vì pháo nòng trơn. Pháo rãnh xoắn tuy có ưu điểm cho sơ tốc đầu nòng cao, bắn chính xác nhưng dễ hao mòn, khó chế tạo hơn pháo nòng trơn. Nguồn ảnh: Military-TodayĐây là khẩu pháo nòng trơn 120mm L30A1 được trang bị cho xe tăng Challenger 2, tháp pháo có khả năng quay 360 độ trong chỉ có 9 giây. Nguồn ảnh: WikipediaPháo chính L30A1 của Challenger 2 được trang bị nhiều loại đạn xuyên giáp, tuy nhiên tựu chung lại thì có hai kiểu đạn chính gồm: Đạn xuyên ổn định bằng cánh đuôi có ốp giữ tự hủy (APFSDS) dùng thanh xuyên uranium nghèo và đạn nổ nén HESH thích hợp bắn phá công sự và các xe thiết giáp, tầm bắn đến 8km. Nguồn ảnh: Military-TodayHỏa lực phụ gồm khẩu đại liên đồng trục pháo chính L94A1 cỡ 7,62mm và một khẩu L37A2 7,62mm lắp ở trên đầu nạp đạn viên. Khẩu này có thể điều khiển tự động từ trong xe. Nguồn ảnh: WikipediaTuy có giáp bảo vệ tuyệt vời, tuy nhiên hỏa lực của Challenger 2 vẫn chưa được thử lửa trên chiến trường. Nó tuy có giành một vài chiến thắng trong cuộc chiến tranh Iraq 2003 nhưng là trước thế hệ xe tăng T-54/55 đã quá lỗi thời. Nguồn ảnh: Wikipedia
FV4034 Challenger 2 là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ 3 của Quân đội Hoàng gia Anh. Nó được mệnh danh là một trong những loại xe tăng chủ lực hiện đại nhất thế giới hiện nay và giữ danh hiệu xe tăng có giáp bảo vệ tốt nhất hành tinh. Nguồn ảnh: Military-Today
Xe tăng Challenger 2 được phát triển bởi Vickers Defence System từ năm 1986 với nguồn quỹ cá nhân, sử dụng nền tảng khung gầm Challenger 1. Năm 1993, Challenger 2 đã giành được hợp đồng từ Quân đội Hoàng gia Anh, tổng cộng hơn 400 chiếc đã được chế tạo suốt từ năm 1993-2002, trong đó chỉ có 386 chiếc cho Anh, còn lại 38 chiếc cho Oman. Hiện nay, trên thế giới hầu như không có quốc gia nào có nhu cầu với Challenger 2 dù rằng nó rất đỉnh. Nguồn ảnh: Military-Today
Challenger 2 được thiết kế cơ bản trên các thành phần Challenger 1 nhưng được hiện đại hóa mạnh mẽ. Nó có trọng lượng khá lớn, tới 68,9 tấn khi sẵn sàng chiến đấu, thậm chí tăng lên đến 75 tấn nếu lắp module giáp tăng cường. Xe tăng dài 8,3m không tính nòng pháo, rộng 3,5m, cao 2,49m. Nguồn ảnh: Military-Today
Như đã nói ở đầu bài, Challenger 2 được mệnh danh là xe tăng có giáp bảo vệ tốt nhất hành tinh hiện nay. Thực sự thì điều đó là chính xác với màn thể hiện không thể xuất sắc hơn trên chiến trường Trung Đông, nơi mà vũ khí chống tăng RPG, tên lửa rất phổ biến. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cụ thể, trong cuộc chiến tranh xâm lược Iraq năm 2003, không một xe tăng Challenger 2 nào bị phá hủy hoàn toàn từ hỏa lực của Quân đội Iraq. Tất nhiên, sự hư hại vẫn xảy ra, tuy nhiên mức độ phục hồi của xe tăng là cực kỳ nhanh gọn. Cụ thể, trong một cuộc chiến ở độ thị, chiếc Challenger 2 đã hứng chịu 14 phát RPG-7 ở cự ly gần cùng một quả tên lửa chống tăng MILAN gây hư hỏng ở hệ thống trinh sát xe tăng. Kíp lái an toàn sau vụ tấn công, còn chiếc tăng chỉ mất 6 giờ để sửa chữa hệ thống ngắm trước khi trở lại phục vụ ngay. Nguồn ảnh: Wikipedia
Một trường hợp khác cũng trúng đến 70 phát RPG-7 gần Basra nhưng vô sự. Điều đó cho thấy sự “bá đạo” của tăng Challenger 2. Nguồn ảnh: Military-Today
Tất nhiên, Challenger 2 không phải là cỗ tăng "bất khả xâm phạm". Tháng 8/2006, lực lượng phiến quân bằng một phát RPG-29 cực mạnh đã xuyên thủng giáp gầm trước của Challenger 2, tuy nhiên kíp chiến đấu chỉ bị thương nhẹ, không mất mạng. Vụ việc đã bị giấu nhẹm tới tận tháng 5/2007 mới được công bố, khi đó BQP Anh đã tuyên bố rằng: "Chúng tôi chưa bao giờ tuyên bố Challenger 2 là bất khả xâm phạm. Nguồn ảnh: Military-Today
Sau vụ việc này, người Anh đã nhanh chóng nâng cấp các xe tăng Challenger 2 với các block giáp phản ứng nổ ở dưới gầm xe. Dẫu vậy, với con số thiệt hại tối thiểu thì Challenger 2 xứng đáng là xe tăng bọc giáp tốt nhất hành tinh. Nguồn ảnh: Military-Today
Để tạo nên điều này, Vickers đã thiết kế hệ thống giáp composite cực kỳ đặc biệt mang tên Dorchester với công nghệ tuyệt mật mà đến nay vẫn rất khó xác định được thành phần cấu thành giáp. Loại giáp này cũng được trang bị cho các xe tăng Abrams của Mỹ nhưng có sửa đổi, ví dụ như bổ sung lớp lõi Uranium nghèo. Nguồn ảnh: Military-Today
Để di chuyển "con quái vật", Vickers phải trang bị động cơ diesel Perkins CV12 công suất đến 1.200 mã lực cùng hộp số 8 cấp và hệ thống treo khí nén cho phép chiếc tăng cơ động tốc độ lớn 60km/h trên đường bằng phẳng...Nguồn ảnh: Wikipedia
Về mặt hỏa lực, Challenger 2 cũng chiếm giữ ngôi vị là xe tăng chủ lực hiện đại NATO duy nhất và số ít trên thế giới còn dùng pháo rãnh xoắn thay vì pháo nòng trơn. Pháo rãnh xoắn tuy có ưu điểm cho sơ tốc đầu nòng cao, bắn chính xác nhưng dễ hao mòn, khó chế tạo hơn pháo nòng trơn. Nguồn ảnh: Military-Today
Đây là khẩu pháo nòng trơn 120mm L30A1 được trang bị cho xe tăng Challenger 2, tháp pháo có khả năng quay 360 độ trong chỉ có 9 giây. Nguồn ảnh: Wikipedia
Pháo chính L30A1 của Challenger 2 được trang bị nhiều loại đạn xuyên giáp, tuy nhiên tựu chung lại thì có hai kiểu đạn chính gồm: Đạn xuyên ổn định bằng cánh đuôi có ốp giữ tự hủy (APFSDS) dùng thanh xuyên uranium nghèo và đạn nổ nén HESH thích hợp bắn phá công sự và các xe thiết giáp, tầm bắn đến 8km. Nguồn ảnh: Military-Today
Hỏa lực phụ gồm khẩu đại liên đồng trục pháo chính L94A1 cỡ 7,62mm và một khẩu L37A2 7,62mm lắp ở trên đầu nạp đạn viên. Khẩu này có thể điều khiển tự động từ trong xe. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy có giáp bảo vệ tuyệt vời, tuy nhiên hỏa lực của Challenger 2 vẫn chưa được thử lửa trên chiến trường. Nó tuy có giành một vài chiến thắng trong cuộc chiến tranh Iraq 2003 nhưng là trước thế hệ xe tăng T-54/55 đã quá lỗi thời. Nguồn ảnh: Wikipedia