Dù là quốc gia sở hữu xe tăng đầu tiên trên thế giới nhưng những gì mà Quân đội Anh thể hiện trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 có thể được xem là thất bại. Thậm chí Anh tuy là một trong những quốc gia sở hữu nhiều dòng xe tăng nhất trong cuộc chiến này nhưng chúng đều là những sản phẩm thất bại khi đối đầu với những cỗ xe tăng Đức. Nguồn ảnh: curragh.info.Điều này tất nhiên sẽ đụng chạm tới lòng tự ái của người Anh và họ đã chứng minh cho cả thế giới thấy rằng nước Anh vẫn có thể tạo ra được những chiếc xe tăng tốt nhất thế giới. Thay vì được phát triển từ một thiết kế xe tăng hoàn toàn mới thì xe tăng Centurion lại là sự kết của những gì tốt từ hai dòng tăng hạng trung Cromwell và Comet của Anh trong CTTG 2. Nguồn ảnh: irishmilitaryonline.com.Xe tăng chiến đấu chủ lực Centurion được xem là đứa con tinh thần của thiết kế sư người Anh Sir Claude Gibb - một trong những kỹ sư đứng đầu chương trình phát triển vũ khí của Quân đội Anh trong CTTG 2. Kế hoạch phát triển Centurion được Bộ Chiến tranh Anh thông qua vào năm 1943, với mục tiêu chính là phát triển một dòng xe tăng chiến đấu chủ lực hoàn toàn mới dựa trên những nền tảng đã có sẵn. Nguồn ảnh: War ThunderDù vậy Bộ Chiến tranh Anh vẫn yêu cầu có một sự thay đổi lớn trong thiết kế so với các mẫu xe tăng hiện có của Quân đội Anh khi đó như tăng độ bền và độ tin cậy, có khả năng trụ vững trước một phát bắn thẳng từ pháo 88 mm của Đức, cải thiện khả năng chống mìn, trọng lượng xe không được vượt quá 40 tấn. Không cần tốc độ di chuyển cao nhưng vẫn phải đảm bảo khả năng cơ động của xe. Nguồn ảnh: PinterestVề cơ bản, phần khung gầm Centurion được thiết kế lại từ Comet, điểm khác nhau giữa chúng là Centurion có thiết kế khung gầm lớn và rộng hơn ngoài ra nó sử dụng hệ thống bánh xích truyền động 6 bánh thay vì 5 như Comet. Centurion cũng được trang bị hệ thống động cơ mới là Rolls-Royce Meteor Z51R Mk. F gearbox có công suất 650 mã lực. Nguồn ảnh: War ThunderThiết kế nguyên mẫu Centurion Mark 1 đầu tiên có trọng lượng khoảng 40 tấn với lớp giáp phía trước thân xe dày 76mm và giáp tháp pháo dày 152mm. Dù giáp thân khá mỏng, tuy nhiên nó lại sử dụng thiết kế tấm giáp nghiêng nên độ dày của giáp được tận dụng tối đa tương tự như trên xe tăng Panther của Đức hay T-34 của Liên Xô khi đó. Nguồn ảnh: PinterestTrong các bài thử nghiệm trên thực địa, các biến thể như Centurion Mark I hay Mark II đều tỏ ra vượt trội hơn các dòng xe tăng chủ lực của Anh khi đó. Tuy nhiên phải đến cuối năm 1945 Anh mới cho đưa vào sản xuất hàng loạt Centurion với đơn hàng đầu tiên gồm 800 chiếc, trong thời gian này Centurion cũng dần được hoàn thiện với biến thể Mark III và nó cũng trở thành tiêu chuẩn của những chiếc Centurion hiện đại sau này. Nguồn ảnh: barnfinds.comNgay sau khi được giới thiệu chính thức, xe tăng Centurion đã nhanh chóng dành được sự quan tâm của nhiều nước trong đó đa phần đến từ các quốc gia thuộc Khối liên hiệp Anh và một số nước Châu Âu. Thậm chí nó còn nổi tiếng hơn cả các dòng xe tăng của Mỹ khi đó và được cho là đối thủ duy nhất của những chiếc xe tăng IS hay T-54/55 của Liên Xô trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: PinterestTuy nhiên, người Anh chỉ có công tạo nên Centurion còn Israel mới là quốc gia biến mẫu xe tăng này huyền thoại khi những chiếc Centurion trong các cuộc xung đột với các quốc gia Ả Rập. Điển hình như trận "The Valley of Tears" diễn ra tại Cao nguyên Golan trong Chiến tranh Yom Kippur vào năm 1973. Gần 100 chiếc Centurion của Lữ đoàn Thiết giáp số 7 Israel đã đánh bại 500 chiếc T-55 và T-62 của Quân đội Syria. Nguồn ảnh: Benno's FiguresBên cạnh đó Israel cũng là quốc gia đưa Centurion lên tầm cao mới khi biến nó thành một cỗ máy chiến tranh hoàn hảo, với việc trang bị lại hệ thống vũ khí chính cho dòng xe tăng này bằng pháo L7 105mm, tăng cường khả năng phòng vệ với giáp phản ứng nổ, cải thiện sức mạnh động cơ và thay đổi trang thiết bị điện tử trên xe. Nguồn ảnh: music.org.zaTrong suốt thời gian hơn nửa thế kỷ phục vụ tích cực, xe tăng Centurion được phát triển thành hàng chục biến thể khác nhau tại mỗi quốc gia trong đó nhiều nhất vẫn là Anh, Thụy Điển, Israel và Nam Phi. Dù đã khá lỗi thời nhưng Centurion vẫn được sử dụng rộng rãi ở một số quốc gia trên thế giới với nhiều hình thức khác nhau từ xe tăng chiến đấu chủ lực cho đến xe bọc thép chở quân. Nguồn ảnh: TGN Blog NetworkTrong khoảng từ năm 1946 đến năm 1962, đã có khoảng hơn 4.400 chiếc Centurion được chế tạo với nhiều biến thể khác nhau trong đó có 13 biến thể gốc do Anh phát triển. Hiện tại Quân đội Anh đã ngưng sử dụng Centurion. Nguồn ảnh: PinterestTrong ảnh là biến thể Centurion Stridsvagn 104 của Quân đội Thụy Điển với thay đổi chính là hệ thống giáp bảo vệ phản ứng nổ xung quanh tháp pháo và phía trước xe, ngoài ra nó cũng được trang bị hệ thống động cơ và hộp số tự động mới. Nguồn ảnh: aw.my.comNam Phi là quốc gia duy nhất trên thế giới vẫn duy trì số lượng lớn xe tăng Centurion trong biên chế quân đội của mình với hơn 200 chiếc phiên bản Olifant, tất cả số xe tăng này đều được nâng cấp trong giai đoạn từ năm 1980-2000. Nguồn ảnh: ModDBĐược giới thiệu từ năm 1945, Centurion được xem là thiết kế xe tăng tốt nhất của Anh trong giai đoạn từ sau CTTG 2 cho đến tận cuối những năm 1980. Nó cũng được xếp vào hạng những dòng xe tăng tốt nhất thế giới trong thế kỷ 20. Dù vậy như một quy luật tất yếu sự phát triển của công nghệ quân sự đã khiến những dòng xe tăng như Centurion dần bị lu mờ theo thời gian… Nguồn ảnh: Wikipedia
Dù là quốc gia sở hữu xe tăng đầu tiên trên thế giới nhưng những gì mà Quân đội Anh thể hiện trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 có thể được xem là thất bại. Thậm chí Anh tuy là một trong những quốc gia sở hữu nhiều dòng xe tăng nhất trong cuộc chiến này nhưng chúng đều là những sản phẩm thất bại khi đối đầu với những cỗ xe tăng Đức. Nguồn ảnh: curragh.info.
Điều này tất nhiên sẽ đụng chạm tới lòng tự ái của người Anh và họ đã chứng minh cho cả thế giới thấy rằng nước Anh vẫn có thể tạo ra được những chiếc xe tăng tốt nhất thế giới. Thay vì được phát triển từ một thiết kế xe tăng hoàn toàn mới thì xe tăng Centurion lại là sự kết của những gì tốt từ hai dòng tăng hạng trung Cromwell và Comet của Anh trong CTTG 2. Nguồn ảnh: irishmilitaryonline.com.
Xe tăng chiến đấu chủ lực Centurion được xem là đứa con tinh thần của thiết kế sư người Anh Sir Claude Gibb - một trong những kỹ sư đứng đầu chương trình phát triển vũ khí của Quân đội Anh trong CTTG 2. Kế hoạch phát triển Centurion được Bộ Chiến tranh Anh thông qua vào năm 1943, với mục tiêu chính là phát triển một dòng xe tăng chiến đấu chủ lực hoàn toàn mới dựa trên những nền tảng đã có sẵn. Nguồn ảnh: War Thunder
Dù vậy Bộ Chiến tranh Anh vẫn yêu cầu có một sự thay đổi lớn trong thiết kế so với các mẫu xe tăng hiện có của Quân đội Anh khi đó như tăng độ bền và độ tin cậy, có khả năng trụ vững trước một phát bắn thẳng từ pháo 88 mm của Đức, cải thiện khả năng chống mìn, trọng lượng xe không được vượt quá 40 tấn. Không cần tốc độ di chuyển cao nhưng vẫn phải đảm bảo khả năng cơ động của xe. Nguồn ảnh: Pinterest
Về cơ bản, phần khung gầm Centurion được thiết kế lại từ Comet, điểm khác nhau giữa chúng là Centurion có thiết kế khung gầm lớn và rộng hơn ngoài ra nó sử dụng hệ thống bánh xích truyền động 6 bánh thay vì 5 như Comet. Centurion cũng được trang bị hệ thống động cơ mới là Rolls-Royce Meteor Z51R Mk. F gearbox có công suất 650 mã lực. Nguồn ảnh: War Thunder
Thiết kế nguyên mẫu Centurion Mark 1 đầu tiên có trọng lượng khoảng 40 tấn với lớp giáp phía trước thân xe dày 76mm và giáp tháp pháo dày 152mm. Dù giáp thân khá mỏng, tuy nhiên nó lại sử dụng thiết kế tấm giáp nghiêng nên độ dày của giáp được tận dụng tối đa tương tự như trên xe tăng Panther của Đức hay T-34 của Liên Xô khi đó. Nguồn ảnh: Pinterest
Trong các bài thử nghiệm trên thực địa, các biến thể như Centurion Mark I hay Mark II đều tỏ ra vượt trội hơn các dòng xe tăng chủ lực của Anh khi đó. Tuy nhiên phải đến cuối năm 1945 Anh mới cho đưa vào sản xuất hàng loạt Centurion với đơn hàng đầu tiên gồm 800 chiếc, trong thời gian này Centurion cũng dần được hoàn thiện với biến thể Mark III và nó cũng trở thành tiêu chuẩn của những chiếc Centurion hiện đại sau này. Nguồn ảnh: barnfinds.com
Ngay sau khi được giới thiệu chính thức, xe tăng Centurion đã nhanh chóng dành được sự quan tâm của nhiều nước trong đó đa phần đến từ các quốc gia thuộc Khối liên hiệp Anh và một số nước Châu Âu. Thậm chí nó còn nổi tiếng hơn cả các dòng xe tăng của Mỹ khi đó và được cho là đối thủ duy nhất của những chiếc xe tăng IS hay T-54/55 của Liên Xô trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Pinterest
Tuy nhiên, người Anh chỉ có công tạo nên Centurion còn Israel mới là quốc gia biến mẫu xe tăng này huyền thoại khi những chiếc Centurion trong các cuộc xung đột với các quốc gia Ả Rập. Điển hình như trận "The Valley of Tears" diễn ra tại Cao nguyên Golan trong Chiến tranh Yom Kippur vào năm 1973. Gần 100 chiếc Centurion của Lữ đoàn Thiết giáp số 7 Israel đã đánh bại 500 chiếc T-55 và T-62 của Quân đội Syria. Nguồn ảnh: Benno's Figures
Bên cạnh đó Israel cũng là quốc gia đưa Centurion lên tầm cao mới khi biến nó thành một cỗ máy chiến tranh hoàn hảo, với việc trang bị lại hệ thống vũ khí chính cho dòng xe tăng này bằng pháo L7 105mm, tăng cường khả năng phòng vệ với giáp phản ứng nổ, cải thiện sức mạnh động cơ và thay đổi trang thiết bị điện tử trên xe. Nguồn ảnh: music.org.za
Trong suốt thời gian hơn nửa thế kỷ phục vụ tích cực, xe tăng Centurion được phát triển thành hàng chục biến thể khác nhau tại mỗi quốc gia trong đó nhiều nhất vẫn là Anh, Thụy Điển, Israel và Nam Phi. Dù đã khá lỗi thời nhưng Centurion vẫn được sử dụng rộng rãi ở một số quốc gia trên thế giới với nhiều hình thức khác nhau từ xe tăng chiến đấu chủ lực cho đến xe bọc thép chở quân. Nguồn ảnh: TGN Blog Network
Trong khoảng từ năm 1946 đến năm 1962, đã có khoảng hơn 4.400 chiếc Centurion được chế tạo với nhiều biến thể khác nhau trong đó có 13 biến thể gốc do Anh phát triển. Hiện tại Quân đội Anh đã ngưng sử dụng Centurion. Nguồn ảnh: Pinterest
Trong ảnh là biến thể Centurion Stridsvagn 104 của Quân đội Thụy Điển với thay đổi chính là hệ thống giáp bảo vệ phản ứng nổ xung quanh tháp pháo và phía trước xe, ngoài ra nó cũng được trang bị hệ thống động cơ và hộp số tự động mới. Nguồn ảnh: aw.my.com
Nam Phi là quốc gia duy nhất trên thế giới vẫn duy trì số lượng lớn xe tăng Centurion trong biên chế quân đội của mình với hơn 200 chiếc phiên bản Olifant, tất cả số xe tăng này đều được nâng cấp trong giai đoạn từ năm 1980-2000. Nguồn ảnh: ModDB
Được giới thiệu từ năm 1945, Centurion được xem là thiết kế xe tăng tốt nhất của Anh trong giai đoạn từ sau CTTG 2 cho đến tận cuối những năm 1980. Nó cũng được xếp vào hạng những dòng xe tăng tốt nhất thế giới trong thế kỷ 20. Dù vậy như một quy luật tất yếu sự phát triển của công nghệ quân sự đã khiến những dòng xe tăng như Centurion dần bị lu mờ theo thời gian… Nguồn ảnh: Wikipedia