Bộ Quốc phòng Ai Cập đã thông báo rằng nước này sẽ mua thêm 30 máy bay chiến đấu Rafale từ Pháp, theo một thỏa thuận trị giá 3,75 tỷ euro (4,5 tỷ USD). Hợp đồng này được Chính phủ Pháp tài trợ, thông qua một khoản vay sẽ được trả trong vòng 10 năm.Thông báo này diễn ra sau nhiều năm đàm phán giữa chính phủ Pháp và Ai Cập về khả năng tiếp nối một thỏa thuận được ký vào tháng 2/2015; theo đó, Ai Cập đặt hàng 24 chiếc tiêm kích Rafales như một phần của gói thầu lớn hơn, bao gồm cả máy bay chiến đấu cho không quân Hải quân Ai Cập.Các cuộc đàm phán đã bị kéo dài, với một thỏa thuận mua 12 chiếc Rafales mới dự kiến vào năm 2017 nhưng bị trì hoãn, khi Cairo rõ ràng là xem xét các lựa chọn khác rẻ hơn thay thế, do thông báo của phía Pháp về giá chiến đấu cơ Rafale được cho là quá cứng nhắc.Thỏa thuận mới sẽ nâng tổng quy mô phi đội Rafale của Ai Cập lên 54 chiếc, đưa Ai Cập thành nhà khai thác nước ngoài lớn nhất của loại máy bay chiến đấu này. Đáng chú ý là giá một chiếc Rafale, sẽ có giá trung bình chỉ 150 triệu USD/chiếc.Trước đó, một hợp đồng mua Rafale cũng gây tranh cãi, được ký giữa Pháp và Ấn Độ mua 36 chiếc Rafale, có giá khoảng 217 triệu USD/chiếc; cao hơn 45% so với mức chi trả của Ai Cập. Phe đối lập tại Ấn Độ tố cáo tham nhũng, trong thỏa thuận mua máy bay Rafale của chính phủ đương nhiệm Ấn Độ.Hợp đồng mua chiến đấu cơ Rafale đánh dấu thỏa thuận đợt mua sắm máy bay chiến đấu cơ lớn thứ tư cho Không quân Ai Cập (sau hợp đồng mua Rafale đợt 1, mua tiêm kích MiG-29M và Su-35 của Nga), kể từ khi Quân đội nước này làm cuộc đảo chính lật đổ chính phủ Hồi giáo thân Mỹ vào năm 2013.Việc Ai Cập liên tiếp mua máy bay chiến đấu của Pháp và Nga cũng cho thấy dấu chấm hết trong ba thập kỷ, Quân đội Ai Cập hoàn toàn phụ thuộc duy nhất vào dòng chiến đấu cơ F-16 bị hạ cấp của Mỹ, được trang bị vũ khí, chỉ có khả năng chiến đấu chỉ trong tầm nhìn.Hiện nay ngoài 200 chiếc F-16C mua của Mỹ, Không quân Ai Cập còn có 46 máy bay chiến đấu hạng trung MiG-29M của Nga (mua năm 2013), 24 chiếc Rafale đã được trang bị trước đó và 26 máy bay chiến đấu hạng nặng Su-35 (mua năm 2018); đưa Ai Cập trở thành lực lượng không quân mạnh nhất khu vực.Với việc sở hữu các loại chiến đấu cơ hiện đại nhất của cả Mỹ, Nga và Pháp, có khả năng những chiếc MiG-29M và Su-35 sẽ làm nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không; số Rafale sẽ thực hiện nhiệm vụ tùy theo yêu cầu (cả phòng không và tiến công mặt đất) và số tiêm kích F-16 sẽ chuyên tiến công mặt đất.Rafale được đánh giá cao nhờ khả năng sử dụng tên lửa hành trình tiến công mặt đất Scalp, có tầm bắn đến 1.000km và độ chính xác cao. 2/3 số Rafales được Không quân Ai Cập mua đều có cấu hình hai buồng lái, trong đó phi công thứ hai chuyên về sử dụng vũ khí; đây là những phiên bản nghiêng về tiến công mặt đất.Kể từ giữa những năm 1970, khi Ai Cập chấm dứt quan hệ đối tác quốc phòng với Liên Xô và chuyển hướng sang thân phương Tây; tuy nhiên Ai Cập đã bị từ chối tiếp cận với các máy bay chiến đấu hạng nặng như F-15 Eagle và F-14 Tomcat. Lý do là vị thế của Ai Cập chỉ là một đồng minh "cấp thấp".Đồng thời để giữ cho "đồng minh ruột" Israel, có lợi thế tuyệt đối trong khu vực, Ai Cập cũng bị cấm mua các loại vũ khí tiên tiến cho phi đội F-16 của họ, cụ thể là tên lửa không đối không phóng ngoài tầm nhìn AIM-120.Như vậy hơn 30 năm, khả năng không chiến của Ai Cập đã rất lạc hậu, không thể đủ sức chống lại các đối thủ như Israel; vốn có thể dễ dàng vô hiệu hóa các tên lửa tầm xa AIM-7 đã lạc hậu, được trang bị trên F-16 của Ai Cập, bằng các hệ thống tác chiến điện tử.Không quân Ai Cập đánh dấu sự trở lại bằng việc mua MiG-29M của Nga. MiG-29M sử dụng công nghệ máy bay thế hệ 4+, vượt trội so với F-15C của đối thủ Israel. Mặc dù tốc độ chậm hơn và thấp hơn một chút, nhưng MiG-29M có khả năng cơ động tốt hơn; đặc biệt là được trang bị tên lửa không đối không có tầm bắn đến 130km và các cảm biến hồng ngoại tiên tiến.Tiếp theo Ai Cập đã ký hợp đồng mua của Nga 26 máy bay chiến đấu Su-35, đây là loại chiến đấu cơ hiện đại, thuộc thế hệ 4++, sử dụng nhiều công nghệ của chiến đấu cơ thế hệ 5. Theo phân tích, trừ số F-35 của Israel ra, không loại chiến đấu cơ nào của Không quân Israel hiện nay là đối thủ của Su-35.Hợp đồng mua Rafale mới của Ai Cập được giải thích là có "hơi thở" chính trị, khi Ai Cập đang chịu sự chỉ trích gay gắt của phương Tây và đối mặt với những lời đe dọa trừng phạt của Mỹ vì mua vũ khí tiên tiến của Nga.Gói mua sắm Rafale cũng là động thái xích lại gần phương Tây, đồng thời hỗ trợ chương trình máy bay chiến đấu đang gặp khó khăn của Pháp và nền kinh tế châu Âu ốm yếu; có thể hành động mua Rafale được coi là một cách để bù đắp điều này. Nguồn ảnh: Pinterest. Tiêm kích Rafale đắt đỏ của Pháp có gì mà xuất khẩu "đắt như tôm tươi"?
Bộ Quốc phòng Ai Cập đã thông báo rằng nước này sẽ mua thêm 30 máy bay chiến đấu Rafale từ Pháp, theo một thỏa thuận trị giá 3,75 tỷ euro (4,5 tỷ USD). Hợp đồng này được Chính phủ Pháp tài trợ, thông qua một khoản vay sẽ được trả trong vòng 10 năm.
Thông báo này diễn ra sau nhiều năm đàm phán giữa chính phủ Pháp và Ai Cập về khả năng tiếp nối một thỏa thuận được ký vào tháng 2/2015; theo đó, Ai Cập đặt hàng 24 chiếc tiêm kích Rafales như một phần của gói thầu lớn hơn, bao gồm cả máy bay chiến đấu cho không quân Hải quân Ai Cập.
Các cuộc đàm phán đã bị kéo dài, với một thỏa thuận mua 12 chiếc Rafales mới dự kiến vào năm 2017 nhưng bị trì hoãn, khi Cairo rõ ràng là xem xét các lựa chọn khác rẻ hơn thay thế, do thông báo của phía Pháp về giá chiến đấu cơ Rafale được cho là quá cứng nhắc.
Thỏa thuận mới sẽ nâng tổng quy mô phi đội Rafale của Ai Cập lên 54 chiếc, đưa Ai Cập thành nhà khai thác nước ngoài lớn nhất của loại máy bay chiến đấu này. Đáng chú ý là giá một chiếc Rafale, sẽ có giá trung bình chỉ 150 triệu USD/chiếc.
Trước đó, một hợp đồng mua Rafale cũng gây tranh cãi, được ký giữa Pháp và Ấn Độ mua 36 chiếc Rafale, có giá khoảng 217 triệu USD/chiếc; cao hơn 45% so với mức chi trả của Ai Cập. Phe đối lập tại Ấn Độ tố cáo tham nhũng, trong thỏa thuận mua máy bay Rafale của chính phủ đương nhiệm Ấn Độ.
Hợp đồng mua chiến đấu cơ Rafale đánh dấu thỏa thuận đợt mua sắm máy bay chiến đấu cơ lớn thứ tư cho Không quân Ai Cập (sau hợp đồng mua Rafale đợt 1, mua tiêm kích MiG-29M và Su-35 của Nga), kể từ khi Quân đội nước này làm cuộc đảo chính lật đổ chính phủ Hồi giáo thân Mỹ vào năm 2013.
Việc Ai Cập liên tiếp mua máy bay chiến đấu của Pháp và Nga cũng cho thấy dấu chấm hết trong ba thập kỷ, Quân đội Ai Cập hoàn toàn phụ thuộc duy nhất vào dòng chiến đấu cơ F-16 bị hạ cấp của Mỹ, được trang bị vũ khí, chỉ có khả năng chiến đấu chỉ trong tầm nhìn.
Hiện nay ngoài 200 chiếc F-16C mua của Mỹ, Không quân Ai Cập còn có 46 máy bay chiến đấu hạng trung MiG-29M của Nga (mua năm 2013), 24 chiếc Rafale đã được trang bị trước đó và 26 máy bay chiến đấu hạng nặng Su-35 (mua năm 2018); đưa Ai Cập trở thành lực lượng không quân mạnh nhất khu vực.
Với việc sở hữu các loại chiến đấu cơ hiện đại nhất của cả Mỹ, Nga và Pháp, có khả năng những chiếc MiG-29M và Su-35 sẽ làm nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không; số Rafale sẽ thực hiện nhiệm vụ tùy theo yêu cầu (cả phòng không và tiến công mặt đất) và số tiêm kích F-16 sẽ chuyên tiến công mặt đất.
Rafale được đánh giá cao nhờ khả năng sử dụng tên lửa hành trình tiến công mặt đất Scalp, có tầm bắn đến 1.000km và độ chính xác cao. 2/3 số Rafales được Không quân Ai Cập mua đều có cấu hình hai buồng lái, trong đó phi công thứ hai chuyên về sử dụng vũ khí; đây là những phiên bản nghiêng về tiến công mặt đất.
Kể từ giữa những năm 1970, khi Ai Cập chấm dứt quan hệ đối tác quốc phòng với Liên Xô và chuyển hướng sang thân phương Tây; tuy nhiên Ai Cập đã bị từ chối tiếp cận với các máy bay chiến đấu hạng nặng như F-15 Eagle và F-14 Tomcat. Lý do là vị thế của Ai Cập chỉ là một đồng minh "cấp thấp".
Đồng thời để giữ cho "đồng minh ruột" Israel, có lợi thế tuyệt đối trong khu vực, Ai Cập cũng bị cấm mua các loại vũ khí tiên tiến cho phi đội F-16 của họ, cụ thể là tên lửa không đối không phóng ngoài tầm nhìn AIM-120.
Như vậy hơn 30 năm, khả năng không chiến của Ai Cập đã rất lạc hậu, không thể đủ sức chống lại các đối thủ như Israel; vốn có thể dễ dàng vô hiệu hóa các tên lửa tầm xa AIM-7 đã lạc hậu, được trang bị trên F-16 của Ai Cập, bằng các hệ thống tác chiến điện tử.
Không quân Ai Cập đánh dấu sự trở lại bằng việc mua MiG-29M của Nga. MiG-29M sử dụng công nghệ máy bay thế hệ 4+, vượt trội so với F-15C của đối thủ Israel. Mặc dù tốc độ chậm hơn và thấp hơn một chút, nhưng MiG-29M có khả năng cơ động tốt hơn; đặc biệt là được trang bị tên lửa không đối không có tầm bắn đến 130km và các cảm biến hồng ngoại tiên tiến.
Tiếp theo Ai Cập đã ký hợp đồng mua của Nga 26 máy bay chiến đấu Su-35, đây là loại chiến đấu cơ hiện đại, thuộc thế hệ 4++, sử dụng nhiều công nghệ của chiến đấu cơ thế hệ 5. Theo phân tích, trừ số F-35 của Israel ra, không loại chiến đấu cơ nào của Không quân Israel hiện nay là đối thủ của Su-35.
Hợp đồng mua Rafale mới của Ai Cập được giải thích là có "hơi thở" chính trị, khi Ai Cập đang chịu sự chỉ trích gay gắt của phương Tây và đối mặt với những lời đe dọa trừng phạt của Mỹ vì mua vũ khí tiên tiến của Nga.
Gói mua sắm Rafale cũng là động thái xích lại gần phương Tây, đồng thời hỗ trợ chương trình máy bay chiến đấu đang gặp khó khăn của Pháp và nền kinh tế châu Âu ốm yếu; có thể hành động mua Rafale được coi là một cách để bù đắp điều này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tiêm kích Rafale đắt đỏ của Pháp có gì mà xuất khẩu "đắt như tôm tươi"?