Ngày 15/4/2025, xung đột Ukraine đã bước sang ngày thứ 1.147; trong những ngày qua, có sự kiện đáng chú ý là việc chỉ chỉ huy Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 93 của Quân đội Ukraine (AFU), Trung tá Krutkov, tuyên bố rằng, Kiev lẽ ra phải huy động tất cả nam giới trên 18 tuổi tham gia quân đội từ lâu rồi. Chưa hết, Phó Giám đốc Văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Parisa, thậm chí còn nói rằng, AFU nên huy động phụ nữ tham gia quân đội, giống như Israel đã làm.Rõ ràng, mặc dù làn sóng tấn công mới do quân đội Nga (RFAF) phát động từ cuối tháng 2 đang gần kết thúc, nhưng tuyến phòng thủ của AFU cũng sắp tiến đến điểm giới hạn của sự sụp đổ về mặt cấu trúc. Vì vậy, Kiev phải nhanh chóng huy động tổng lực quân số ra chiến trường.Trong những ngày qua, có 3 điểm đáng chú ý trên chiến trường Nga-Ukraine. Đầu tiên, RFAF đã tái chiếm được 20 km2 lãnh thổ ở khu vực Kursk. Ngày 12/4, RFAF tiếp tục truy quét tàn quân AFU ở khu vực Kursk. Dựa vào đầu cầu Guevo để tấn công về phía tây, RFAF đã tiến thẳng đến biên giới Nga-Ukraine.Hành động của RFAF không chỉ cắt đứt hoàn toàn khu vực do Ukraine chiếm đóng, mà diện tích do AFU chiếm đóng cũng bị thu hẹp từ 56 km2, xuống còn 36 km2 như hiện nay. Nói cách khác, chỉ trong một ngày, RFAF đã chiếm lại được khoảng 20 km2 lãnh thổ. Hơn nữa, tàn quân AFU về cơ bản đã bị buộc phải rút về Oleshnya và Gornan, cách biên giới vài trăm mét.Thứ hai, RFAF chia thành sáu mũi và tấn công vào phía nam thành phố Kostiantynivka. Vào ngày 12/4, RFAF tiếp tục chiếm giữ một khu vực đất trống rộng lớn ở phía nam thành phố Kostiantynivka. Họ không chỉ tiến về phía bắc dọc theo xa lộ từ Kostiantynivka đến Donetsk, mà còn tạo ra sáu điểm nhô ra có kích thước khác nhau trong khu vực, khiến AFU cảm thấy “choáng váng”.Hơn nữa, RFAF trên hướng Toretsk, cách Kostiantynivka khoảng 16 km và bắt đầu dùng UAV điều khiển bằng cáp quang đã bắt đầu tấn công quân Ukraine ở Kostiantynivka. Do đó, AFU ở tuyến đầu đã kêu gọi Bộ Tổng tham mưu AFU, khẩn trương tăng viện thêm UAV và quân số, để tăng cường phòng thủ cho Konstantinovka, khu vực đang bị đe dọa.Thứ ba, lực lượng phòng không Nga vừa bắn hạ một máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine. Ngày 12/4, Tổng thống Zelensky xác nhận Pavel Ivanov, 26 tuổi, phi công lái máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Ukraine, đã hy sinh trong một trận không chiến. Tin tức từ Nga cho biết, máy bay F-16 đã bị tên lửa S-400 của Nga, bắn hạ ở tỉnh Sumy.Hiện nay, AFU đang gặp rất nhiều khó khăn trên hướng mặt trận tỉnh Sumy; chiến dịch quân sự Kursk không chỉ bị đẩy lùi về gần biên giới, mà còn bị RFAF lợi dụng tình hình để phản công và đang có nguy cơ tiến thẳng đến thành phố Sumy.Ngoài ra, chiến dịch của AFU tấn công vượt biên giới vào tỉnh Belgorod của Nga từ tỉnh Sumy, cũng đã bị chặn lại ở biên giới và không thể tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Do đó, Bộ Tổng tham mưu AFU phải điều máy bay chiến đấu F-16 quý giá đến mặt trận tỉnh Sumy, để hỗ trợ lực lượng chiến đấu mặt đất; nhưng chúng ngay lập tức đã bị phòng không Nga bắn hạ.Một điểm cần nhấn mạnh ở đây là mặc dù phi công Ivanov, người vừa hy sinh, đã được đào tạo bay F-16 ở Anh và Hà Lan, nhưng bất kỳ phi công nào cũng phải mất tám năm mới có thể thành thạo lái máy bay chiến đấu. Cuộc chiến tranh ở Ukraine chỉ mới diễn ra được hơn ba năm và khoảng thời gian này là quá ít, đối với các phi công trẻ người Ukraine.Trong khi Ukraine đang tuyệt vọng chống trả cuộc tấn công toàn diện ba chiều của RFAF, trên mặt trận dài 1.500 km, thì một tin tức rất đáng buồn đã đến từ phía sau: Vào ngày 12/4, Chernev, chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia, Quốc phòng và Tình báo của Quốc hội Ukraine, cho biết một số vũ khí của phương Tây, đã bị Ukraine cất giữ do hiệu suất kém trên chiến trường.Ví dụ, đạn pháo dẫn đường bằng GPS của Mỹ, có tên Excalibur, giá hàng chục ngàn USD/viên, ban đầu rất hiệu quả trên chiến trường. Tuy nhiên, khi các biện pháp đối phó tác chiến điện tử của Nga được cải thiện, chúng bắt đầu “vô dụng”. Do đó, AFU đã tàm dừng sử dụng loại đạn pháo này, trước khi Mỹ cải thiện được khả năng tác chống nhiễu cho đạn pháo Excalibur.Trước đó, ngày 10/4, tờ Süddeutsche Zeitung của Đức tiết lộ, vào cuối tháng 1 năm nay, phó tùy viên quân sự Đức tại Ukraine đã có báo cáo tại Học viện Lục quân ở Delitz, Saxony; trong đó nêu rõ kinh nghiệm tác chiến thực tế của AFU chứng minh rằng, hầu như toàn bộ vũ khí “tiên tiến” mà Đức cung cấp cho Ukraine, đều có những điểm yếu chết người.Ví dụ, hệ thống phòng không IRIS-T rất hiệu quả, nhưng tên lửa của nó quá đắt và "không đủ số lượng"; các bệ phóng của hệ thống phòng không Patriot đã quá cũ và nhà sản xuất không thể cung cấp phụ tùng thay thế; xe tăng Leopard 2A6 không thể sửa chữa trên chiến trường.Tuy nhiên, pháo phòng không tự hành Gepard và xe chiến đấu bộ binh Weasel, được phát triển vào những năm 1960 lại rất hữu dụng. Đức là nước cung cấp vũ khí lớn thứ hai cho Ukraine sau Mỹ. Kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra, Berlin đã cung cấp cho Kiev nhiều loại viện trợ khác nhau, trị giá khoảng 44 tỷ euro.Khi RFAF phát động một cuộc tấn công toàn diện, khả năng thích ứng của vũ khí NATO đã trở thành vấn đề được toàn thế giới quan tâm. Đặc biệt là liệu nó có thể đáp ứng với cuộc chiến tranh cường độ cao như cuộc xung đột Nga-Ukraine hay không? Câu trả lời đã dần sáng tỏ.Theo các chuyên gia phân tích, nếu trong những tuần tới, NATO không thể tăng viện trợ quân sự toàn diện cho Ukraine; đồng thời AFU không đưa ra kế hoạch bổ sung quân bền vững trong vòng ba tháng tới, thì tuyến phòng thủ của AFU có khả năng phải đối mặt với sự sụp đổ về mặt cấu trúc trong chiến dịch mùa hè của RFAF.Nếu Kiev không thể đáp ứng đủ các yêu cầu trên, họ không chỉ mất đi một khu vực hay một thành phố, mà là sự sụp đổ liên hoàn “như tuyết lở” của toàn bộ hệ thống phòng thủ, do sự sụp đổ của ba yếu tố chủ chốt là quân số, vũ khí trang bị và công tác bảo đảm hậu cần. (nguồn ảnh Military Review, Ukrinform, TASS, Sohu).
Ngày 15/4/2025, xung đột Ukraine đã bước sang ngày thứ 1.147; trong những ngày qua, có sự kiện đáng chú ý là việc chỉ chỉ huy Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 93 của Quân đội Ukraine (AFU), Trung tá Krutkov, tuyên bố rằng, Kiev lẽ ra phải huy động tất cả nam giới trên 18 tuổi tham gia quân đội từ lâu rồi. Chưa hết, Phó Giám đốc Văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Parisa, thậm chí còn nói rằng, AFU nên huy động phụ nữ tham gia quân đội, giống như Israel đã làm.
Rõ ràng, mặc dù làn sóng tấn công mới do quân đội Nga (RFAF) phát động từ cuối tháng 2 đang gần kết thúc, nhưng tuyến phòng thủ của AFU cũng sắp tiến đến điểm giới hạn của sự sụp đổ về mặt cấu trúc. Vì vậy, Kiev phải nhanh chóng huy động tổng lực quân số ra chiến trường.
Trong những ngày qua, có 3 điểm đáng chú ý trên chiến trường Nga-Ukraine. Đầu tiên, RFAF đã tái chiếm được 20 km2 lãnh thổ ở khu vực Kursk. Ngày 12/4, RFAF tiếp tục truy quét tàn quân AFU ở khu vực Kursk. Dựa vào đầu cầu Guevo để tấn công về phía tây, RFAF đã tiến thẳng đến biên giới Nga-Ukraine.
Hành động của RFAF không chỉ cắt đứt hoàn toàn khu vực do Ukraine chiếm đóng, mà diện tích do AFU chiếm đóng cũng bị thu hẹp từ 56 km2, xuống còn 36 km2 như hiện nay. Nói cách khác, chỉ trong một ngày, RFAF đã chiếm lại được khoảng 20 km2 lãnh thổ. Hơn nữa, tàn quân AFU về cơ bản đã bị buộc phải rút về Oleshnya và Gornan, cách biên giới vài trăm mét.
Thứ hai, RFAF chia thành sáu mũi và tấn công vào phía nam thành phố Kostiantynivka. Vào ngày 12/4, RFAF tiếp tục chiếm giữ một khu vực đất trống rộng lớn ở phía nam thành phố Kostiantynivka. Họ không chỉ tiến về phía bắc dọc theo xa lộ từ Kostiantynivka đến Donetsk, mà còn tạo ra sáu điểm nhô ra có kích thước khác nhau trong khu vực, khiến AFU cảm thấy “choáng váng”.
Hơn nữa, RFAF trên hướng Toretsk, cách Kostiantynivka khoảng 16 km và bắt đầu dùng UAV điều khiển bằng cáp quang đã bắt đầu tấn công quân Ukraine ở Kostiantynivka. Do đó, AFU ở tuyến đầu đã kêu gọi Bộ Tổng tham mưu AFU, khẩn trương tăng viện thêm UAV và quân số, để tăng cường phòng thủ cho Konstantinovka, khu vực đang bị đe dọa.
Thứ ba, lực lượng phòng không Nga vừa bắn hạ một máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine. Ngày 12/4, Tổng thống Zelensky xác nhận Pavel Ivanov, 26 tuổi, phi công lái máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Ukraine, đã hy sinh trong một trận không chiến. Tin tức từ Nga cho biết, máy bay F-16 đã bị tên lửa S-400 của Nga, bắn hạ ở tỉnh Sumy.
Hiện nay, AFU đang gặp rất nhiều khó khăn trên hướng mặt trận tỉnh Sumy; chiến dịch quân sự Kursk không chỉ bị đẩy lùi về gần biên giới, mà còn bị RFAF lợi dụng tình hình để phản công và đang có nguy cơ tiến thẳng đến thành phố Sumy.
Ngoài ra, chiến dịch của AFU tấn công vượt biên giới vào tỉnh Belgorod của Nga từ tỉnh Sumy, cũng đã bị chặn lại ở biên giới và không thể tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Do đó, Bộ Tổng tham mưu AFU phải điều máy bay chiến đấu F-16 quý giá đến mặt trận tỉnh Sumy, để hỗ trợ lực lượng chiến đấu mặt đất; nhưng chúng ngay lập tức đã bị phòng không Nga bắn hạ.
Một điểm cần nhấn mạnh ở đây là mặc dù phi công Ivanov, người vừa hy sinh, đã được đào tạo bay F-16 ở Anh và Hà Lan, nhưng bất kỳ phi công nào cũng phải mất tám năm mới có thể thành thạo lái máy bay chiến đấu. Cuộc chiến tranh ở Ukraine chỉ mới diễn ra được hơn ba năm và khoảng thời gian này là quá ít, đối với các phi công trẻ người Ukraine.
Trong khi Ukraine đang tuyệt vọng chống trả cuộc tấn công toàn diện ba chiều của RFAF, trên mặt trận dài 1.500 km, thì một tin tức rất đáng buồn đã đến từ phía sau: Vào ngày 12/4, Chernev, chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia, Quốc phòng và Tình báo của Quốc hội Ukraine, cho biết một số vũ khí của phương Tây, đã bị Ukraine cất giữ do hiệu suất kém trên chiến trường.
Ví dụ, đạn pháo dẫn đường bằng GPS của Mỹ, có tên Excalibur, giá hàng chục ngàn USD/viên, ban đầu rất hiệu quả trên chiến trường. Tuy nhiên, khi các biện pháp đối phó tác chiến điện tử của Nga được cải thiện, chúng bắt đầu “vô dụng”. Do đó, AFU đã tàm dừng sử dụng loại đạn pháo này, trước khi Mỹ cải thiện được khả năng tác chống nhiễu cho đạn pháo Excalibur.
Trước đó, ngày 10/4, tờ Süddeutsche Zeitung của Đức tiết lộ, vào cuối tháng 1 năm nay, phó tùy viên quân sự Đức tại Ukraine đã có báo cáo tại Học viện Lục quân ở Delitz, Saxony; trong đó nêu rõ kinh nghiệm tác chiến thực tế của AFU chứng minh rằng, hầu như toàn bộ vũ khí “tiên tiến” mà Đức cung cấp cho Ukraine, đều có những điểm yếu chết người.
Ví dụ, hệ thống phòng không IRIS-T rất hiệu quả, nhưng tên lửa của nó quá đắt và "không đủ số lượng"; các bệ phóng của hệ thống phòng không Patriot đã quá cũ và nhà sản xuất không thể cung cấp phụ tùng thay thế; xe tăng Leopard 2A6 không thể sửa chữa trên chiến trường.
Tuy nhiên, pháo phòng không tự hành Gepard và xe chiến đấu bộ binh Weasel, được phát triển vào những năm 1960 lại rất hữu dụng. Đức là nước cung cấp vũ khí lớn thứ hai cho Ukraine sau Mỹ. Kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra, Berlin đã cung cấp cho Kiev nhiều loại viện trợ khác nhau, trị giá khoảng 44 tỷ euro.
Khi RFAF phát động một cuộc tấn công toàn diện, khả năng thích ứng của vũ khí NATO đã trở thành vấn đề được toàn thế giới quan tâm. Đặc biệt là liệu nó có thể đáp ứng với cuộc chiến tranh cường độ cao như cuộc xung đột Nga-Ukraine hay không? Câu trả lời đã dần sáng tỏ.
Theo các chuyên gia phân tích, nếu trong những tuần tới, NATO không thể tăng viện trợ quân sự toàn diện cho Ukraine; đồng thời AFU không đưa ra kế hoạch bổ sung quân bền vững trong vòng ba tháng tới, thì tuyến phòng thủ của AFU có khả năng phải đối mặt với sự sụp đổ về mặt cấu trúc trong chiến dịch mùa hè của RFAF.
Nếu Kiev không thể đáp ứng đủ các yêu cầu trên, họ không chỉ mất đi một khu vực hay một thành phố, mà là sự sụp đổ liên hoàn “như tuyết lở” của toàn bộ hệ thống phòng thủ, do sự sụp đổ của ba yếu tố chủ chốt là quân số, vũ khí trang bị và công tác bảo đảm hậu cần. (nguồn ảnh Military Review, Ukrinform, TASS, Sohu).