Tối 23/4, bầu trời Kiev rực sáng khi quân đội Nga tiến hành đợt không kích dữ dội nhất nhằm vào thủ đô Ukraine kể từ khi xung đột nổ ra. 215 quả tên lửa và máy bay không người lái dồn dập trút xuống như mưa. Ảnh: ReutersTuy nhiên, điều thực sự khiến giới quan sát quân sự toàn cầu phải nín thở không phải là màn oanh tạc bão hòa bằng vũ khí thông thường của Nga, mà là một đoạn video “tên lửa bí ẩn” lan truyền chóng mặt trên mạng. Ảnh: ReutersTrong cảnh quay, một quả tên lửa lao qua tầng mây như sao băng rơi đất, xuyên phá hệ thống phòng không Kiev với tốc độ cao và đánh trúng một mục tiêu – quả cầu lửa bùng nổ ngay tức khắc biến cả khu vực thành ban ngày. Ảnh minh họaDù phía Ukraine không xác nhận rõ ràng, nhưng nhiều bằng chứng cho thấy tên lửa này chính là KN-23 – do Triều Tiên phát triển. Nếu được xác thực, đây sẽ là lần đầu tiên loại vũ khí này được ghi nhận trong chiến đấu thực tế với hình ảnh độ nét cao kể từ khi ra mắt công khai năm 2019. Ảnh: CNNMàn ra mắt thực chiến của tên lửa KN-23 do Triều Tiên phát triển đã hoàn toàn lật đổ định kiến từ lâu của thế giới về loại vũ khí “thô sơ, chất lượng kém”. Đoạn video được lan truyền ghi lại ba đặc điểm nổi bật của tên lửa này, được đánh giá là những bước đột phá kỹ thuật ở cấp độ chiến thuật. Ảnh: Army RecognitionBí ẩn về tốc độ: Tên lửa xuất hiện từ tầng mây và đánh trúng mục tiêu chỉ trong vài giây, với vệt khói kéo dài cho thấy hình dáng đặc trưng của đầu đạn hai hình nón – một thiết kế phổ biến trong vũ khí siêu thanh. Ảnh minh họa: ShutterstockDù thông số KN-23 được công bố chỉ đạt Mach 5 (ngưỡng tốc độ siêu thanh), nhưng vận tốc giai đoạn cuối trong thực chiến đủ để khiến các hệ thống phòng không của Ukraine như Patriot PAC-3 hay NASAMS rơi vào tình trạng “phát hiện là trúng đòn”. Ảnh minh họaƯu thế tốc độ này có thể xuất phát từ đột phá trong công nghệ động cơ nhiên liệu rắn của Triều Tiên, hoặc dựa trên cơ chế thay đổi quỹ đạo của tên lửa Iskander do Nga chế tạo. Ảnh: Espreso.tvCơ động khó lường: Thông tin từ các chuyên gia hàng không Ukraine về việc KN-23 phiên bản nâng cấp có khả năng né tránh đánh chặn không phải là vô căn cứ. Trong video, tên lửa rõ ràng thực hiện thao tác cơ động ngang ở giai đoạn cuối, với quỹ đạo kiểu chữ S bất quy tắc – hoàn toàn khác với đường bay hình parabol của tên lửa đạn đạo thông thường. Ảnh: KCNAĐiều này cho thấy KN-23 có thể đã tích hợp công nghệ dẫn hướng cuối hành trình tương tự tên lửa siêu thanh “Kinzhal” của Nga, sử dụng cánh lái khí động hoặc động cơ đẩy khí để điều chỉnh tư thế bay, khiến hệ thống phòng không không thể dự đoán điểm rơi. Nguy hiểm hơn, khả năng cơ động này giúp tên lửa chủ động tránh được “góc chết” trong lưới radar của Ukraine, đột nhập từ tầm thấp vào khu vực mục tiêu. Ảnh: KCNASức hủy diệt dữ dội: Quả cầu lửa và sóng xung kích sau khi tên lửa trúng đích cho thấy đầu đạn mang thuốc nổ có sức công phá vượt trội so với các loại tên lửa chiến thuật thông thường. Ước tính của chuyên gia quân sự cho thấy KN-23 có thể mang đầu đạn tương đương 500 kg thuốc nổ TNT, đủ sức phá hủy một tòa nhà nhiều tầng. Ảnh minh họaCách tấn công “điểm huyệt chính xác” này rất giống với chiến thuật “phá hủy tòa nhà” của tên lửa Iskander-M (Nga), cho thấy KN-23 có thể đã đạt đến khả năng hiệu chỉnh đường dẫn đầu cuối “có người điều khiển”, tức là kết hợp dẫn đường vệ tinh/quán tính và định vị bằng hình ảnh để đạt hiệu quả “đánh đâu trúng đó” trên chiến trường. Ảnh: KCNANhìn chung, màn trình diễn ấn tượng của tên lửa KN-23 trên bầu trời đêm Kyiv hoàn toàn không phải là kết quả của một bước tiến đơn lẻ từ phía Triều Tiên, mà là hệ quả tất yếu của sự hợp tác kỹ thuật quân sự sâu rộng giữa Nga và quốc gia này. Ảnh: KCNA
Tối 23/4, bầu trời Kiev rực sáng khi quân đội Nga tiến hành đợt không kích dữ dội nhất nhằm vào thủ đô Ukraine kể từ khi xung đột nổ ra. 215 quả tên lửa và máy bay không người lái dồn dập trút xuống như mưa. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, điều thực sự khiến giới quan sát quân sự toàn cầu phải nín thở không phải là màn oanh tạc bão hòa bằng vũ khí thông thường của Nga, mà là một đoạn video “tên lửa bí ẩn” lan truyền chóng mặt trên mạng. Ảnh: Reuters
Trong cảnh quay, một quả tên lửa lao qua tầng mây như sao băng rơi đất, xuyên phá hệ thống phòng không Kiev với tốc độ cao và đánh trúng một mục tiêu – quả cầu lửa bùng nổ ngay tức khắc biến cả khu vực thành ban ngày. Ảnh minh họa
Dù phía Ukraine không xác nhận rõ ràng, nhưng nhiều bằng chứng cho thấy tên lửa này chính là KN-23 – do Triều Tiên phát triển. Nếu được xác thực, đây sẽ là lần đầu tiên loại vũ khí này được ghi nhận trong chiến đấu thực tế với hình ảnh độ nét cao kể từ khi ra mắt công khai năm 2019. Ảnh: CNN
Màn ra mắt thực chiến của tên lửa KN-23 do Triều Tiên phát triển đã hoàn toàn lật đổ định kiến từ lâu của thế giới về loại vũ khí “thô sơ, chất lượng kém”. Đoạn video được lan truyền ghi lại ba đặc điểm nổi bật của tên lửa này, được đánh giá là những bước đột phá kỹ thuật ở cấp độ chiến thuật. Ảnh: Army Recognition
Bí ẩn về tốc độ: Tên lửa xuất hiện từ tầng mây và đánh trúng mục tiêu chỉ trong vài giây, với vệt khói kéo dài cho thấy hình dáng đặc trưng của đầu đạn hai hình nón – một thiết kế phổ biến trong vũ khí siêu thanh. Ảnh minh họa: Shutterstock
Dù thông số KN-23 được công bố chỉ đạt Mach 5 (ngưỡng tốc độ siêu thanh), nhưng vận tốc giai đoạn cuối trong thực chiến đủ để khiến các hệ thống phòng không của Ukraine như Patriot PAC-3 hay NASAMS rơi vào tình trạng “phát hiện là trúng đòn”. Ảnh minh họa
Ưu thế tốc độ này có thể xuất phát từ đột phá trong công nghệ động cơ nhiên liệu rắn của Triều Tiên, hoặc dựa trên cơ chế thay đổi quỹ đạo của tên lửa Iskander do Nga chế tạo. Ảnh: Espreso.tv
Cơ động khó lường: Thông tin từ các chuyên gia hàng không Ukraine về việc KN-23 phiên bản nâng cấp có khả năng né tránh đánh chặn không phải là vô căn cứ. Trong video, tên lửa rõ ràng thực hiện thao tác cơ động ngang ở giai đoạn cuối, với quỹ đạo kiểu chữ S bất quy tắc – hoàn toàn khác với đường bay hình parabol của tên lửa đạn đạo thông thường. Ảnh: KCNA
Điều này cho thấy KN-23 có thể đã tích hợp công nghệ dẫn hướng cuối hành trình tương tự tên lửa siêu thanh “Kinzhal” của Nga, sử dụng cánh lái khí động hoặc động cơ đẩy khí để điều chỉnh tư thế bay, khiến hệ thống phòng không không thể dự đoán điểm rơi. Nguy hiểm hơn, khả năng cơ động này giúp tên lửa chủ động tránh được “góc chết” trong lưới radar của Ukraine, đột nhập từ tầm thấp vào khu vực mục tiêu. Ảnh: KCNA
Sức hủy diệt dữ dội: Quả cầu lửa và sóng xung kích sau khi tên lửa trúng đích cho thấy đầu đạn mang thuốc nổ có sức công phá vượt trội so với các loại tên lửa chiến thuật thông thường. Ước tính của chuyên gia quân sự cho thấy KN-23 có thể mang đầu đạn tương đương 500 kg thuốc nổ TNT, đủ sức phá hủy một tòa nhà nhiều tầng. Ảnh minh họa
Cách tấn công “điểm huyệt chính xác” này rất giống với chiến thuật “phá hủy tòa nhà” của tên lửa Iskander-M (Nga), cho thấy KN-23 có thể đã đạt đến khả năng hiệu chỉnh đường dẫn đầu cuối “có người điều khiển”, tức là kết hợp dẫn đường vệ tinh/quán tính và định vị bằng hình ảnh để đạt hiệu quả “đánh đâu trúng đó” trên chiến trường. Ảnh: KCNA
Nhìn chung, màn trình diễn ấn tượng của tên lửa KN-23 trên bầu trời đêm Kyiv hoàn toàn không phải là kết quả của một bước tiến đơn lẻ từ phía Triều Tiên, mà là hệ quả tất yếu của sự hợp tác kỹ thuật quân sự sâu rộng giữa Nga và quốc gia này. Ảnh: KCNA