Xung đột Nga-Ukraine, đã cho thấy nhiều chiến thuật của quân đội Nga (RFAF), thường được sử dụng trong các cuộc xung đột trước đây đã không còn phù hợp nữa. Các chuyên gia hiện nay cho rằng, có lẽ sai lầm chính trong những tuần đầu tiên của RFAF trong “chiến dịch quân sự đặc biệt (SVO)”, đó chính là chiến thuật di chuyển các đoàn xe bọc thép lớn trên lãnh thổ Ukraine.Kế hoạch ban đầu SVO, là các đoàn xe bọc thép sẽ tiếp cận vị trí của lính dù RFAF, đã chiếm đóng sân bay Gostomel ở thủ đô Kiev trước đó; và sau đó cắt đứt thủ đô Ukraine bằng cách chiếm đóng các khu vực đông dân cư, dọc theo đường cao tốc Zhitomir-Kiev, qua đó hình thành một vòng vây bao quanh thành phố từ phía tây. Bộ Tổng tham mưu RFAF cũng thực hiện các kế hoạch tương tự, để chiếm các thành phố lớn khác ở Ukraine.Tuy nhiên, trên thực tế, kịch bản này không thể thực hiện được. Những đoàn công xa lớn, đã gây ra tình trạng tắc đường trên xa lộ, trở thành mục tiêu dễ dàng cho pháo binh và không quân Ukraine. Cùng lúc đó, các đoàn quân phía sau thường tụt lại với lực lượng tiền tuyến và rơi vào các ổ phục kích của các đội chống tăng cơ động của quân đội Ukraine (AFU), trên các con đường nông thôn.Một trong những ví dụ cho sự lỗi thời của chiến thuật này, đó là thất bại của một đơn vị RFAF trên đường vành đai Kharkov. Tại đây, một số đơn vị cơ giới của RFAF, được giao nhiệm vụ kiểm soát tuyến giao thông quan trọng nhất, đã bị các đội cơ động diệt tăng của AFU tấn công.Xe tăng T-80BVM, một cặp MT-LB và một xe ô tô KamAZ gắn pháo phòng không ZU-23-2, cùng một số lượng nhỏ bộ binh, đã bị quân Ukraine phản công và cuối cùng đã bị phá hủy hoàn toàn đoàn xe này. Sau đó, các đoàn xe cơ giới của RFAF, liên tục bị hỏa lực pháo binh và UAV Bayrakyar TB-2 mang vũ khí tấn công, kể cả trong quá trình rút lui khỏi ngoại ô thủ đô Kiev.Mặc dù vậy, chiến thuật di chuyển theo đội hình lớn vẫn được Bộ Tổng tham mưu RFAF sử dụng trong nhiều tháng tiếp theo. Phải đến mùa hè năm 2022, người ta mới nhận ra rằng, để di chuyển qua các khu vực hậu phương của Ukraine, các đơn vị RFAF chủ yếu nên sử dụng đường nông thôn, hoặc thậm chí di chuyển dọc theo những vành đai rừng.Điều đáng chú ý là các đoàn xe bọc thép lớn vào thời điểm đó được thành lập không chỉ để di chuyển từ điểm A đến điểm B, mà còn để tấn công các cứ điểm lớn của đối phương. Chính vì lý do này mà RFAF đã phải chịu những thất bại đáng thất vọng trong các hoạt động tấn công và chịu những tổn thất không đáng có.Nhưng nói về việc đổi mới chiến thuật, RFAF luôn có những bước đi sáng tạo; họ đã nhanh chóng thay đổi chiến thuật tấn công và cơ động lực lượng. Sự xuất hiện của một số lượng lớn UAV của Ukraine trên mặt trận, đã buộc Bộ Tổng tham mưu RFAF phải bắt đầu sử dụng chiến thuật tấn công nhóm nhỏ.Chiến thuật này chỉ dùng một hoặc hai đơn vị xe bọc thép hạng nhẹ, dưới sự yểm trợ của xe tăng, đột nhập vào khu vực đông dân cư, nhanh chóng đổ quân và quay trở lại vị trí ban đầu, để tiếp nhận một nhóm bộ binh mới. Thành công của những hành động như vậy, thậm chí còn được chỉ huy của AFU công nhận, mặc dù AFU vẫn chưa thể thích ứng hoàn toàn với những chiến thuật mới của RFAF.Theo các chuyên gia, trong chiến dịch tấn công pháo đài Ugledar ở Nam Donetsk, buộc RFAF phải bỏ chiến thuật cơ động và tấn công bằng các đoàn xe bọc thép lớn, mà sử dụng chiến thuật dùng lực lượng nhỏ tấn công liên tục vào bên sườn và cắt đứt tuyến bảo đảm hậu cần của đối phương và đã thành công.Sau đó, những chiến thuật tương tự đã dẫn đến việc RFAF chiếm giữ thành công nhiều mục tiêu khác như Selidovo, Gornyak, Kurakhovo và Toretsk. Các chuyên gia cho rằng, Bộ Tổng tham mưu RFAF đã rút ra kết luận đúng đắn từ những thất bại trong những tháng đầu tiên của họ tại chiến trường Ukraine; và bây giờ không còn nhìn thấy những đoàn xe cơ giới chiến đấu trong hành tiến của RFAF nữa.Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nỗi cay đắng của những mất mát đó sẽ còn là lời nhắc nhở trong một thời gian dài. Nhưng nếu không có tổn thất, RFAF không thể chiến thắng trong các cuộc xung đột vũ trang có quy mô và loại hình như thế này.Ở phía bên kia chiến tuyến, AFU trong nhiều năm qua đã tiến hành cải cách quân đội, chuyển sang mô hình quân đội NATO, từ vũ khí trang bị cho tới chiến thuật. Nhưng liệu chiến thuật của NATO có làm cho AFU mạnh hơn?Nguyên tắc chiến thuật của NATO chỉ ra rằng, trên chiến trường cần phải giám sát toàn bộ chiến trường, tiến hành tác chiến đa quân chủng, triển khai vũ khí tiên tiến công nghệ cao ở hai bên sườn và tiêu diệt chính xác các mối đe dọa mới nổi. Các đơn vị phải hiệp đồng chặt chẽ, sử dụng khả năng phối hợp, tốc độ và độ chính xác cao để đánh bại đối phương.Tuy nhiên, AFU không muốn sử dụng chiến thuật của NATO và thay vào đó vẫn tiếp tục chiến thuật theo kiểu quân đội Liên Xô. Chiến thuật của quân đội Liên Xô/Nga chú trọng nhiều hơn vào hỏa lực giá rẻ và “làm mềm chiến trường” bằng hỏa lực mạnh.Theo chiến thuật Liên Xô, các đơn vị khác nhau không xem xét đến việc tấn công phối hợp nhanh chóng. Thay vào đó, họ sử dụng nhiều đợt tấn công trên toàn bộ chiến trường phía trước, để phát hiện ra điểm yếu của đối phương. Sau đó tập trung hỏa lực để làm suy yếu đối phương và cuối cùng đạt được bước đột phá.Phía Ukraine tuyên bố thẳng rằng, chiến thuật của NATO chỉ mang tính hình thức và không phù hợp với nhu cầu chiến đấu thực tế. Sergey Filimonov, chỉ huy Tiểu đoàn 108 của AFU, cho biết: Phương pháp huấn luyện của NATO thường không phù hợp với thực tế của chiến tranh hiện đại.Trên thực tế, Ukraine không có lực lượng không quân mạnh hay ưu thế trên không, nhưng lại dám tiến hành một cuộc tấn công liên quân quy mô lớn trên chiến trường, điều này tương đương với việc trao cơ hội tiêu diệt cho RFAF. Hơn nữa, chiến tranh hiện đại được đặc trưng rõ ràng bởi sự phân tán lực lượng và các hoạt động tập trung quy mô lớn không còn tồn tại nữa.Toàn bộ quân đội phương Tây, từ Mỹ đến Anh, từ Pháp đến Đức; có quân đội quốc gia nào kể trên, đã từng chiến đấu mà không có ưu thế trên không chưa? Có ai từng chiến đấu với kẻ thù như Nga chưa? RFAF có ưu thế trên không, hỏa lực pháo binh mạnh gấp 10 lần, cộng với nó là UAV, tên lửa và mìn.Quân đội phương Tây nào thực sự đã chiến đấu trong một chiến trường khó khăn và ác liệt như vậy? Cuộc chiến ở Afghanistan hay Iraq do Mỹ cầm đầu, cũng chỉ là những cuộc chiến với quy mô cục bộ, chống nổi dậy kéo dài…Trên thực tế, cuộc xung đột Nga-Ukraine đã chứng minh rằng chiến thuật của NATO không thể đánh bại Nga. RFAF đang sử dụng hệ thống tác chiến điện tử để can thiệp vào hệ thống C4I phương Tây của Ukraine trên quy mô lớn, tiến hành tấn công hỏa lực tầm xa, gây tiêu hao ở tiền tuyến và nhằm mục đích làm suy yếu AFU, thông qua một cuộc chiến tiêu hao kéo dài.Mặc dù hệ thống do thám vệ tinh của NATO rất mạnh, nhưng RFAF cũng đang đầu tư vào hệ thống siêu tác chiến điện tử để can thiệp vào các vệ tinh do thám của NATO. Nga cũng đang sử dụng các hệ thống tác chiến điện tử, trinh sát và tấn công, hệ thống tên lửa hành trình, lợi thế phòng không và pháo binh tầm xa để tăng cường hiệu quả chiến đấu và kiểm soát tình hình chiến trường. (nguồn ảnh Al Jazeera, Military Review, TASS, Ukrinform).
Xung đột Nga-Ukraine, đã cho thấy nhiều chiến thuật của quân đội Nga (RFAF), thường được sử dụng trong các cuộc xung đột trước đây đã không còn phù hợp nữa. Các chuyên gia hiện nay cho rằng, có lẽ sai lầm chính trong những tuần đầu tiên của RFAF trong “chiến dịch quân sự đặc biệt (SVO)”, đó chính là chiến thuật di chuyển các đoàn xe bọc thép lớn trên lãnh thổ Ukraine.
Kế hoạch ban đầu SVO, là các đoàn xe bọc thép sẽ tiếp cận vị trí của lính dù RFAF, đã chiếm đóng sân bay Gostomel ở thủ đô Kiev trước đó; và sau đó cắt đứt thủ đô Ukraine bằng cách chiếm đóng các khu vực đông dân cư, dọc theo đường cao tốc Zhitomir-Kiev, qua đó hình thành một vòng vây bao quanh thành phố từ phía tây. Bộ Tổng tham mưu RFAF cũng thực hiện các kế hoạch tương tự, để chiếm các thành phố lớn khác ở Ukraine.
Tuy nhiên, trên thực tế, kịch bản này không thể thực hiện được. Những đoàn công xa lớn, đã gây ra tình trạng tắc đường trên xa lộ, trở thành mục tiêu dễ dàng cho pháo binh và không quân Ukraine. Cùng lúc đó, các đoàn quân phía sau thường tụt lại với lực lượng tiền tuyến và rơi vào các ổ phục kích của các đội chống tăng cơ động của quân đội Ukraine (AFU), trên các con đường nông thôn.
Một trong những ví dụ cho sự lỗi thời của chiến thuật này, đó là thất bại của một đơn vị RFAF trên đường vành đai Kharkov. Tại đây, một số đơn vị cơ giới của RFAF, được giao nhiệm vụ kiểm soát tuyến giao thông quan trọng nhất, đã bị các đội cơ động diệt tăng của AFU tấn công.
Xe tăng T-80BVM, một cặp MT-LB và một xe ô tô KamAZ gắn pháo phòng không ZU-23-2, cùng một số lượng nhỏ bộ binh, đã bị quân Ukraine phản công và cuối cùng đã bị phá hủy hoàn toàn đoàn xe này. Sau đó, các đoàn xe cơ giới của RFAF, liên tục bị hỏa lực pháo binh và UAV Bayrakyar TB-2 mang vũ khí tấn công, kể cả trong quá trình rút lui khỏi ngoại ô thủ đô Kiev.
Mặc dù vậy, chiến thuật di chuyển theo đội hình lớn vẫn được Bộ Tổng tham mưu RFAF sử dụng trong nhiều tháng tiếp theo. Phải đến mùa hè năm 2022, người ta mới nhận ra rằng, để di chuyển qua các khu vực hậu phương của Ukraine, các đơn vị RFAF chủ yếu nên sử dụng đường nông thôn, hoặc thậm chí di chuyển dọc theo những vành đai rừng.
Điều đáng chú ý là các đoàn xe bọc thép lớn vào thời điểm đó được thành lập không chỉ để di chuyển từ điểm A đến điểm B, mà còn để tấn công các cứ điểm lớn của đối phương. Chính vì lý do này mà RFAF đã phải chịu những thất bại đáng thất vọng trong các hoạt động tấn công và chịu những tổn thất không đáng có.
Nhưng nói về việc đổi mới chiến thuật, RFAF luôn có những bước đi sáng tạo; họ đã nhanh chóng thay đổi chiến thuật tấn công và cơ động lực lượng. Sự xuất hiện của một số lượng lớn UAV của Ukraine trên mặt trận, đã buộc Bộ Tổng tham mưu RFAF phải bắt đầu sử dụng chiến thuật tấn công nhóm nhỏ.
Chiến thuật này chỉ dùng một hoặc hai đơn vị xe bọc thép hạng nhẹ, dưới sự yểm trợ của xe tăng, đột nhập vào khu vực đông dân cư, nhanh chóng đổ quân và quay trở lại vị trí ban đầu, để tiếp nhận một nhóm bộ binh mới. Thành công của những hành động như vậy, thậm chí còn được chỉ huy của AFU công nhận, mặc dù AFU vẫn chưa thể thích ứng hoàn toàn với những chiến thuật mới của RFAF.
Theo các chuyên gia, trong chiến dịch tấn công pháo đài Ugledar ở Nam Donetsk, buộc RFAF phải bỏ chiến thuật cơ động và tấn công bằng các đoàn xe bọc thép lớn, mà sử dụng chiến thuật dùng lực lượng nhỏ tấn công liên tục vào bên sườn và cắt đứt tuyến bảo đảm hậu cần của đối phương và đã thành công.
Sau đó, những chiến thuật tương tự đã dẫn đến việc RFAF chiếm giữ thành công nhiều mục tiêu khác như Selidovo, Gornyak, Kurakhovo và Toretsk. Các chuyên gia cho rằng, Bộ Tổng tham mưu RFAF đã rút ra kết luận đúng đắn từ những thất bại trong những tháng đầu tiên của họ tại chiến trường Ukraine; và bây giờ không còn nhìn thấy những đoàn xe cơ giới chiến đấu trong hành tiến của RFAF nữa.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nỗi cay đắng của những mất mát đó sẽ còn là lời nhắc nhở trong một thời gian dài. Nhưng nếu không có tổn thất, RFAF không thể chiến thắng trong các cuộc xung đột vũ trang có quy mô và loại hình như thế này.
Ở phía bên kia chiến tuyến, AFU trong nhiều năm qua đã tiến hành cải cách quân đội, chuyển sang mô hình quân đội NATO, từ vũ khí trang bị cho tới chiến thuật. Nhưng liệu chiến thuật của NATO có làm cho AFU mạnh hơn?
Nguyên tắc chiến thuật của NATO chỉ ra rằng, trên chiến trường cần phải giám sát toàn bộ chiến trường, tiến hành tác chiến đa quân chủng, triển khai vũ khí tiên tiến công nghệ cao ở hai bên sườn và tiêu diệt chính xác các mối đe dọa mới nổi. Các đơn vị phải hiệp đồng chặt chẽ, sử dụng khả năng phối hợp, tốc độ và độ chính xác cao để đánh bại đối phương.
Tuy nhiên, AFU không muốn sử dụng chiến thuật của NATO và thay vào đó vẫn tiếp tục chiến thuật theo kiểu quân đội Liên Xô. Chiến thuật của quân đội Liên Xô/Nga chú trọng nhiều hơn vào hỏa lực giá rẻ và “làm mềm chiến trường” bằng hỏa lực mạnh.
Theo chiến thuật Liên Xô, các đơn vị khác nhau không xem xét đến việc tấn công phối hợp nhanh chóng. Thay vào đó, họ sử dụng nhiều đợt tấn công trên toàn bộ chiến trường phía trước, để phát hiện ra điểm yếu của đối phương. Sau đó tập trung hỏa lực để làm suy yếu đối phương và cuối cùng đạt được bước đột phá.
Phía Ukraine tuyên bố thẳng rằng, chiến thuật của NATO chỉ mang tính hình thức và không phù hợp với nhu cầu chiến đấu thực tế. Sergey Filimonov, chỉ huy Tiểu đoàn 108 của AFU, cho biết: Phương pháp huấn luyện của NATO thường không phù hợp với thực tế của chiến tranh hiện đại.
Trên thực tế, Ukraine không có lực lượng không quân mạnh hay ưu thế trên không, nhưng lại dám tiến hành một cuộc tấn công liên quân quy mô lớn trên chiến trường, điều này tương đương với việc trao cơ hội tiêu diệt cho RFAF. Hơn nữa, chiến tranh hiện đại được đặc trưng rõ ràng bởi sự phân tán lực lượng và các hoạt động tập trung quy mô lớn không còn tồn tại nữa.
Toàn bộ quân đội phương Tây, từ Mỹ đến Anh, từ Pháp đến Đức; có quân đội quốc gia nào kể trên, đã từng chiến đấu mà không có ưu thế trên không chưa? Có ai từng chiến đấu với kẻ thù như Nga chưa? RFAF có ưu thế trên không, hỏa lực pháo binh mạnh gấp 10 lần, cộng với nó là UAV, tên lửa và mìn.
Quân đội phương Tây nào thực sự đã chiến đấu trong một chiến trường khó khăn và ác liệt như vậy? Cuộc chiến ở Afghanistan hay Iraq do Mỹ cầm đầu, cũng chỉ là những cuộc chiến với quy mô cục bộ, chống nổi dậy kéo dài…
Trên thực tế, cuộc xung đột Nga-Ukraine đã chứng minh rằng chiến thuật của NATO không thể đánh bại Nga. RFAF đang sử dụng hệ thống tác chiến điện tử để can thiệp vào hệ thống C4I phương Tây của Ukraine trên quy mô lớn, tiến hành tấn công hỏa lực tầm xa, gây tiêu hao ở tiền tuyến và nhằm mục đích làm suy yếu AFU, thông qua một cuộc chiến tiêu hao kéo dài.
Mặc dù hệ thống do thám vệ tinh của NATO rất mạnh, nhưng RFAF cũng đang đầu tư vào hệ thống siêu tác chiến điện tử để can thiệp vào các vệ tinh do thám của NATO. Nga cũng đang sử dụng các hệ thống tác chiến điện tử, trinh sát và tấn công, hệ thống tên lửa hành trình, lợi thế phòng không và pháo binh tầm xa để tăng cường hiệu quả chiến đấu và kiểm soát tình hình chiến trường. (nguồn ảnh Al Jazeera, Military Review, TASS, Ukrinform).