Ngày 12/8/2000, tàu ngầm hạt nhân Kursk lớp Oscar-II số hiệu K-141 của Hải quân Nga cùng 118 thành viên thủy thủ gặp nạn khi luyện tập bắn thủy lôi giả vào một tàu tuẫn tiễu tại biển Barents. Kursk là một phần của Hạm đội Biển bắc Nga, tàu dài 154 m, tải trọng 23.860 tấn, tốc độ chạy dưới nước tối đa 28 hải lý, chạy trên mặt nước 32 hải lý, lặn sâu tối đa 500 m và có thể hoạt động độc lập 120 ngày. Đây là chiếc tàu ngầm tấn công lớn nhất từng được chế tạo và là một trong những tàu ngầm hiện đại nhất lúc bấy giờ. Tàu được trang bị 24 tên lửa Granit siêu âm có cánh dùng để tiêu diệt tàu sân bay và tàu chiến. Ngoài ra, Kursk còn chở theo 24 tên lửa chống tàu ngầm và ngư lôi, 6 máy phóng ngư lôi chống ngầm hoặc tên lửa diệt hạm tầm ngắn. Khi tai nạn xảy ra, tàu Kursk không mang theo vũ khí hạt nhân.Lúc 23h29 (giờ địa phương), một ngư lôi mã 65-76 “Kit” không mang theo đầu đạn được chất lên ống phóng số 4. Nó có chiều dài 10,7 m và nặng 5 tấn. Lúc 23h29’34, vụ nổ đầu tiên xảy ra ở phía đông bắc thành phố Murmansk, tạo ra một đám cháy với nhiệt độ ước đạt 2.700 độ C. Vụ nổ tương đương 1,5 độ trên thang đo độ Richter.Vụ nổ thứ hai xảy ra sau đó 2 phút 14 giây khi tàu ở địa điểm cách vị trí ban đầu 400 m. Nó có sức công phá tương đương từ 2 tới 3 tấn TNT. Quy mô của vụ nổ thứ hai lớn hơn lần đầu tiên gấp 250 lần với âm thanh vang tới Alaska của Mỹ. Nhiệm vụ chính của Kursk là theo dõi các tàu sân bay của đối phương ngoài đại dương. Tàu từng có thành tích theo dõi, giám sát thành công Hạm đội 6 của Mỹ tại biển Địa Trung Hải trong chiến tranh Nam Tư năm 1997 nên việc nó gặp nạn là bất ngờ và là nỗi đau lớn đối với lực lượng Hải quân Nga.Sau 2 vụ nổ kinh hoàng, 23 thủy thủ từ khoang số 6 tới số 9 vẫn còn sống. Họ tập trung tại khoang số 9, gồm 2 đường hầm thoát thứ cấp (đường hầm chính ở khoang thứ 2 đã bị phá hủy). Thuyền trường của tàu, Đại úy Dmitri Kolesnikov, dường như đã cố gắng viết tên những người sống sót ở khoang 9. Họ cố gắng để thoát ra ngoài, nhưng mọi nỗ lực đều thất bại vì áp suất trong các khoang vào thời điểm đó đều như nhau. Tàu đã chìm xuống độ sâu 108 m sau 2 vụ nổ. Những người này sau đó đều thiệt mạng do ngạt, ngộ độc khí và một số nguyên nhân khác.Sau khi mọi kết nối với tàu hoàn toàn thất bại, lúc 18h30 ngày 13/8, Thủ tướng Nga điều động các lực lượng tới ứng cứu nhưng hoạt động này gặp trở ngại do thời tiết ở biển Barents quá xấu. Ngày 16/8, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga chính thức đề nghị Anh và Na Uy giúp đỡ.Xác con tàu sau khi được trục vớt lên bờ. Một tuần sau khi tai nạn xảy ra, đội cứu hộ có thể tiếp cận bên trong tàu, nhưng toàn bộ 118 người đều thiệt mạng. Theo báo cáo đáng tin cậy nhất cho tới nay, nguyên nhân của vụ nổ là do một trong những ngư lôi chứa hóa chất hydrogen peroxide (HTP) trên mũi tàu gặp sự cố, phát nổ và làm chìm tàu trong khi có những giả thuyết khác thậm chí cho rằng tàu bị hải quân nước khác đánh chìm. Đội thợ lặn đã trục vớt thành công tàu Kursk cùng xác các nạn nhân. Họ được chôn cất tại Nga, dù 3 thi thể cháy xém quá mức không thể nhận dạng. Phần lớn thủy thủ trên tàu khoảng 30 tuổi. Sự cố với Kursk là một trong những tai nạn tàu ngầm nghiêm trọng nhất của Hải quân Nga.
Ngày 12/8/2000, tàu ngầm hạt nhân Kursk lớp Oscar-II số hiệu K-141 của Hải quân Nga cùng 118 thành viên thủy thủ gặp nạn khi luyện tập bắn thủy lôi giả vào một tàu tuẫn tiễu tại biển Barents. Kursk là một phần của Hạm đội Biển bắc Nga, tàu dài 154 m, tải trọng 23.860 tấn, tốc độ chạy dưới nước tối đa 28 hải lý, chạy trên mặt nước 32 hải lý, lặn sâu tối đa 500 m và có thể hoạt động độc lập 120 ngày. Đây là chiếc tàu ngầm tấn công lớn nhất từng được chế tạo và là một trong những tàu ngầm hiện đại nhất lúc bấy giờ. Tàu được trang bị 24 tên lửa Granit siêu âm có cánh dùng để tiêu diệt tàu sân bay và tàu chiến. Ngoài ra, Kursk còn chở theo 24 tên lửa chống tàu ngầm và ngư lôi, 6 máy phóng ngư lôi chống ngầm hoặc tên lửa diệt hạm tầm ngắn. Khi tai nạn xảy ra, tàu Kursk không mang theo vũ khí hạt nhân.
Lúc 23h29 (giờ địa phương), một ngư lôi mã 65-76 “Kit” không mang theo đầu đạn được chất lên ống phóng số 4. Nó có chiều dài 10,7 m và nặng 5 tấn. Lúc 23h29’34, vụ nổ đầu tiên xảy ra ở phía đông bắc thành phố Murmansk, tạo ra một đám cháy với nhiệt độ ước đạt 2.700 độ C. Vụ nổ tương đương 1,5 độ trên thang đo độ Richter.
Vụ nổ thứ hai xảy ra sau đó 2 phút 14 giây khi tàu ở địa điểm cách vị trí ban đầu 400 m. Nó có sức công phá tương đương từ 2 tới 3 tấn TNT. Quy mô của vụ nổ thứ hai lớn hơn lần đầu tiên gấp 250 lần với âm thanh vang tới Alaska của Mỹ. Nhiệm vụ chính của Kursk là theo dõi các tàu sân bay của đối phương ngoài đại dương. Tàu từng có thành tích theo dõi, giám sát thành công Hạm đội 6 của Mỹ tại biển Địa Trung Hải trong chiến tranh Nam Tư năm 1997 nên việc nó gặp nạn là bất ngờ và là nỗi đau lớn đối với lực lượng Hải quân Nga.
Sau 2 vụ nổ kinh hoàng, 23 thủy thủ từ khoang số 6 tới số 9 vẫn còn sống. Họ tập trung tại khoang số 9, gồm 2 đường hầm thoát thứ cấp (đường hầm chính ở khoang thứ 2 đã bị phá hủy). Thuyền trường của tàu, Đại úy Dmitri Kolesnikov, dường như đã cố gắng viết tên những người sống sót ở khoang 9. Họ cố gắng để thoát ra ngoài, nhưng mọi nỗ lực đều thất bại vì áp suất trong các khoang vào thời điểm đó đều như nhau. Tàu đã chìm xuống độ sâu 108 m sau 2 vụ nổ. Những người này sau đó đều thiệt mạng do ngạt, ngộ độc khí và một số nguyên nhân khác.
Sau khi mọi kết nối với tàu hoàn toàn thất bại, lúc 18h30 ngày 13/8, Thủ tướng Nga điều động các lực lượng tới ứng cứu nhưng hoạt động này gặp trở ngại do thời tiết ở biển Barents quá xấu. Ngày 16/8, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga chính thức đề nghị Anh và Na Uy giúp đỡ.
Xác con tàu sau khi được trục vớt lên bờ. Một tuần sau khi tai nạn xảy ra, đội cứu hộ có thể tiếp cận bên trong tàu, nhưng toàn bộ 118 người đều thiệt mạng. Theo báo cáo đáng tin cậy nhất cho tới nay, nguyên nhân của vụ nổ là do một trong những ngư lôi chứa hóa chất hydrogen peroxide (HTP) trên mũi tàu gặp sự cố, phát nổ và làm chìm tàu trong khi có những giả thuyết khác thậm chí cho rằng tàu bị hải quân nước khác đánh chìm.
Đội thợ lặn đã trục vớt thành công tàu Kursk cùng xác các nạn nhân. Họ được chôn cất tại Nga, dù 3 thi thể cháy xém quá mức không thể nhận dạng. Phần lớn thủy thủ trên tàu khoảng 30 tuổi. Sự cố với Kursk là một trong những tai nạn tàu ngầm nghiêm trọng nhất của Hải quân Nga.