Tờ Army Recognition dẫn báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho hay. vào cuối năm 2015 Iran vẫn đang tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất các tổ hợp tên lửa chống tăng dẫn đường 9K113 Konkurs và 9K111 Fagot đang có trong biên chế của nước này do Liên Xô cung cấp trước đây với số lượng ước tính lên tới hàng ngàn đơn vị.Từ năm 1996, Iran đã bắt đầu đưa vào sản xuất hàng loạt các tổ hợp tên lửa chống tăng dẫn đường do Liên Xô chế tạo đầu tiên trong số đó là 9M14 Malyutka (định danh NATO AT-3) theo giấy phép sản xuất của Nga. Nó còn được biết tới với cái tên khác ở Iran là Raad hay I-Raad, tính đến cuối năm 2015 Iran đã sản xuất khoảng 4.550 tên lửa chống tăng loại này.Trước đó vào năm 1993, Iran cũng bắt đầu sản xuất các tổ hợp tên lửa chống tăng dẫn đường 9K111 Fagot để trang bị cho các xe chiến đấu bộ binh BMP-2 và Boraq (bản sao của BMP-2 của Iran). Bên cạnh đó 9K111 Fagot còn được Iran trang bị cho các xe Jeep hoặc xe bọc thép do nước này tự chế tạo. Với số lượng được sản xuất tính đến năm 2015 đã lên đến hơn 5.000 đơn vị.9K111 Fagot là thế hệ tên lửa chống dẫn đường thứ hai do Liên Xô phát triển bởi cục thiết kế chế tạo máy Tula KBP, với hệ thống dẫn đường bán chủ động SACLOS. Đạn tên lửa chính của tổ hợp 9K111 Fagot là tên lửa chống tăng 9M111 được trang bị đầu đạn nổ chống tăng HEAT có trọng lượng 1,7kg với khả năng xuyên giáp tối đa 400mm.Tổ đội chiến đấu của 9K111 Fagot thường chỉ cần 1 người, mỗi tổ hợp tên lửa chống tăng này có trọng lượng chỉ khoảng 22kg với 3 thành phần chính gồm đạn tên lửa 9M111 (tầm bắn hiệu quả 70-2.500m, với đạn 2 nổ kép) đặt trong ống phóng, giá phóng 9P135, thiết bị dẫn đường 9S451 và kính ngắm 9Sh119 (phóng đại gấp 10 lần và tầm nhìn 5 lần).Trong khi đó Iran bắt đầu sản xuất các tổ hợp tên lửa chống tăng dẫn đường 9M113 Konkurs từ năm 1999 với cái tên Tosan-1 với khoảng 2.900 đơn vị được chế tạo trong suốt 16 năm. Giống như 9K111 Fagot, ngoài việc sản xuất các tổ hợp tên lửa chống tăng cá nhân Iran còn trang bị 9M113 Konkurs trên các phương tiện chiến đấu cơ giới của nước này.9M113 Konkurs cũng do cục thiết kế chế tạo máy Tula KBP chế tạo và nó cũng được trang bị hệ thống dẫn đường bán chủ động SACLOS. Về thiết kế 9M113 Konkurs có hình dáng gần như tương tự 9K111 Fagot nhưng trọng lại khác nhau về kích thước cùng với đó là tầm bắn xa hơn và khả năng xuyên giáp mạnh hơn.Đạn tên lửa 9M113 Konkurs cũng được trang bị một đầu đạn nổ kép với đầu đạn chống tăng HEAT với trọng lượng 2.7kg đủ khả năng xuyên phá lên tới 800mm thép cán kể cả với các xe tăng được trang bị giáp phản ứng nổ.Tổ hợp tên lửa chống tăng 9M113 Konkurs gồm 2 thành phần chính: Bệ phóng 3 chân 9P135 (tích hợp hệ thống ngắm quang học) và đạn tên lửa chống tăng 9M113. Toàn bộ chỉ có trọng lượng chưa tới 30kg, khi được chia nhỏ bộ binh có thể mang vác hành quân trên quãng đường dài.Tên lửa chống tăng 9M113 Konkurs có tầm bắn tối đa 4.000m vào ban ngày và 2.500m vào ban đêm với tầm bắn tối thiểu là 100m. Bên cạnh đó nó cũng có thể hoạt động ở cả trong môi trường khắc nghiệt từ +50 độ đến -50 độ.
Tờ Army Recognition dẫn báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho hay. vào cuối năm 2015 Iran vẫn đang tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất các tổ hợp tên lửa chống tăng dẫn đường 9K113 Konkurs và 9K111 Fagot đang có trong biên chế của nước này do Liên Xô cung cấp trước đây với số lượng ước tính lên tới hàng ngàn đơn vị.
Từ năm 1996, Iran đã bắt đầu đưa vào sản xuất hàng loạt các tổ hợp tên lửa chống tăng dẫn đường do Liên Xô chế tạo đầu tiên trong số đó là 9M14 Malyutka (định danh NATO AT-3) theo giấy phép sản xuất của Nga. Nó còn được biết tới với cái tên khác ở Iran là Raad hay I-Raad, tính đến cuối năm 2015 Iran đã sản xuất khoảng 4.550 tên lửa chống tăng loại này.
Trước đó vào năm 1993, Iran cũng bắt đầu sản xuất các tổ hợp tên lửa chống tăng dẫn đường 9K111 Fagot để trang bị cho các xe chiến đấu bộ binh BMP-2 và Boraq (bản sao của BMP-2 của Iran). Bên cạnh đó 9K111 Fagot còn được Iran trang bị cho các xe Jeep hoặc xe bọc thép do nước này tự chế tạo. Với số lượng được sản xuất tính đến năm 2015 đã lên đến hơn 5.000 đơn vị.
9K111 Fagot là thế hệ tên lửa chống dẫn đường thứ hai do Liên Xô phát triển bởi cục thiết kế chế tạo máy Tula KBP, với hệ thống dẫn đường bán chủ động SACLOS. Đạn tên lửa chính của tổ hợp 9K111 Fagot là tên lửa chống tăng 9M111 được trang bị đầu đạn nổ chống tăng HEAT có trọng lượng 1,7kg với khả năng xuyên giáp tối đa 400mm.
Tổ đội chiến đấu của 9K111 Fagot thường chỉ cần 1 người, mỗi tổ hợp tên lửa chống tăng này có trọng lượng chỉ khoảng 22kg với 3 thành phần chính gồm đạn tên lửa 9M111 (tầm bắn hiệu quả 70-2.500m, với đạn 2 nổ kép) đặt trong ống phóng, giá phóng 9P135, thiết bị dẫn đường 9S451 và kính ngắm 9Sh119 (phóng đại gấp 10 lần và tầm nhìn 5 lần).
Trong khi đó Iran bắt đầu sản xuất các tổ hợp tên lửa chống tăng dẫn đường 9M113 Konkurs từ năm 1999 với cái tên Tosan-1 với khoảng 2.900 đơn vị được chế tạo trong suốt 16 năm. Giống như 9K111 Fagot, ngoài việc sản xuất các tổ hợp tên lửa chống tăng cá nhân Iran còn trang bị 9M113 Konkurs trên các phương tiện chiến đấu cơ giới của nước này.
9M113 Konkurs cũng do cục thiết kế chế tạo máy Tula KBP chế tạo và nó cũng được trang bị hệ thống dẫn đường bán chủ động SACLOS. Về thiết kế 9M113 Konkurs có hình dáng gần như tương tự 9K111 Fagot nhưng trọng lại khác nhau về kích thước cùng với đó là tầm bắn xa hơn và khả năng xuyên giáp mạnh hơn.
Đạn tên lửa 9M113 Konkurs cũng được trang bị một đầu đạn nổ kép với đầu đạn chống tăng HEAT với trọng lượng 2.7kg đủ khả năng xuyên phá lên tới 800mm thép cán kể cả với các xe tăng được trang bị giáp phản ứng nổ.
Tổ hợp tên lửa chống tăng 9M113 Konkurs gồm 2 thành phần chính: Bệ phóng 3 chân 9P135 (tích hợp hệ thống ngắm quang học) và đạn tên lửa chống tăng 9M113. Toàn bộ chỉ có trọng lượng chưa tới 30kg, khi được chia nhỏ bộ binh có thể mang vác hành quân trên quãng đường dài.
Tên lửa chống tăng 9M113 Konkurs có tầm bắn tối đa 4.000m vào ban ngày và 2.500m vào ban đêm với tầm bắn tối thiểu là 100m. Bên cạnh đó nó cũng có thể hoạt động ở cả trong môi trường khắc nghiệt từ +50 độ đến -50 độ.