Tàu hộ tống Project 1234 Ovod (NATO định danh tên lớp Nanuchka) được Liên Xô sản xuất từ những năm 1970 và tới ngày nay vẫn còn phục vụ trong Hải quân Nga và một số nước khác.
Lớp tàu này thiết kế cho nhiệm vụ tuần tra, hộ tống, tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên mặt biển, trên không. Tàu có thể tác chiến độc lập hoặc theo biên đội.
Loại tàu này có hình dáng và kích thước tương đối giống tàu hộ tống Project 1241RE/12418 xuất khẩu cho Hải quân Nhân dân Việt Nam sau nay. Tất nhiên là trang bị vũ khí, hệ thống radar trên tàu tồn tại nhiều khác biệt.
Project 1234 Ovod có lượng giãn nước toàn tải 660 tấn, dài 59,3m, rộng 12,6m, mớn nước 2,4m.
Tàu được thiết kế 2 bệ phóng tên lửa (mỗi bệ 3 cụm) dùng loại đạn tên lửa hành trình chống tàu cận âm P-120 Malakhit. Trong ảnh là quả đạn tên lửa P-120 nặng 2,9 tấn đang chuẩn bị nạp vào bệ phóng.Tên lửa hành trình chống tàu P-120 Malakhit lắp động cơ phản lực cho phép đạt tốc độ Mach 0,9, tầm bắn xa nhất 110km, lắp đầu đạn thuốc nổ nặng 500kg (hoặc có thể mang đầu đạn hạt nhân).
Sau khi quả đạn phóng đi, chân tháp chỉ huy bị ám khói đen do “hứng chịu” nhiệt lượng lớn khi động cơ tăng cường nhiên liệu lỏng khởi động đưa quả đạn rời bệ phóng.
Phần phía sau ống phóng cũng bị ám khói.
Ngoài bệ phóng tên lửa, các hệ thống vũ khí còn lại của tàu bố trí khá lạ. Theo đó, tháp pháo AK-176 được đưa ra sau đuôi thay vì nằm ở trước tháp chỉ huy. Ngoài ra, còn có một tháp pháo cao tốc phòng không AK-630. Ở boong tàu trước (nắp tròn) chính là nơi chứa hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp OSA-M (20 đạn tên lửa, tầm bắn xa 15km). Khi chiến đấu, ở nắp tròn đó sẽ mở ra một bệ phóng tên lửa.
Tàu hộ tống Project 1234 Ovod (NATO định danh tên lớp Nanuchka) được Liên Xô sản xuất từ những năm 1970 và tới ngày nay vẫn còn phục vụ trong Hải quân Nga và một số nước khác.
Lớp tàu này thiết kế cho nhiệm vụ tuần tra, hộ tống, tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên mặt biển, trên không. Tàu có thể tác chiến độc lập hoặc theo biên đội.
Loại tàu này có hình dáng và kích thước tương đối giống tàu hộ tống Project 1241RE/12418 xuất khẩu cho Hải quân Nhân dân Việt Nam sau nay. Tất nhiên là trang bị vũ khí, hệ thống radar trên tàu tồn tại nhiều khác biệt.
Project 1234 Ovod có lượng giãn nước toàn tải 660 tấn, dài 59,3m, rộng 12,6m, mớn nước 2,4m.
Tàu được thiết kế 2 bệ phóng tên lửa (mỗi bệ 3 cụm) dùng loại đạn tên lửa hành trình chống tàu cận âm P-120 Malakhit. Trong ảnh là quả đạn tên lửa P-120 nặng 2,9 tấn đang chuẩn bị nạp vào bệ phóng.
Tên lửa hành trình chống tàu P-120 Malakhit lắp động cơ phản lực cho phép đạt tốc độ Mach 0,9, tầm bắn xa nhất 110km, lắp đầu đạn thuốc nổ nặng 500kg (hoặc có thể mang đầu đạn hạt nhân).
Sau khi quả đạn phóng đi, chân tháp chỉ huy bị ám khói đen do “hứng chịu” nhiệt lượng lớn khi động cơ tăng cường nhiên liệu lỏng khởi động đưa quả đạn rời bệ phóng.
Phần phía sau ống phóng cũng bị ám khói.
Ngoài bệ phóng tên lửa, các hệ thống vũ khí còn lại của tàu bố trí khá lạ. Theo đó, tháp pháo AK-176 được đưa ra sau đuôi thay vì nằm ở trước tháp chỉ huy. Ngoài ra, còn có một tháp pháo cao tốc phòng không AK-630.
Ở boong tàu trước (nắp tròn) chính là nơi chứa hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp OSA-M (20 đạn tên lửa, tầm bắn xa 15km). Khi chiến đấu, ở nắp tròn đó sẽ mở ra một bệ phóng tên lửa.