Đi xe đạp nhiều khiến nữ giới yếu sinh lý

Google News

Đi xe đạp nhiều không chỉ là thủ phạm gây ra chứng liệt dương ở nam giới mà còn là mối đe dọa tới khả năng "yêu" của phụ nữ.

- Đi xe đạp nhiều không chỉ là thủ phạm gây ra chứng liệt dương ở nam giới mà còn là mối đe dọa tới khả năng “yêu” của phụ nữ.

[links(right)]Kết luận trên được đưa ra sau khi các nhà nghiên cứu tại Đại học Yale (Mỹ) khảo sát 48 nữ giới thường xuyên phải đạp xe với quãng đường tối thiểu là 16km một tuần.

Các nhà khoa học phát hiện thấy đạp xe nhiều khiến tầng sinh môn - vùng chứa các cơ quan sinh dục ngoài và hậu môn bị đè nèn hơn.

Đạp xe nhiều khiến tầng sinh môn ở nữ giới bị đè nén nhiều hơn.
Đạp xe nhiều khiến tầng sinh môn ở nữ giới bị đè nén nhiều hơn.

 Rất nhiều nữ giới xuất hiện cảm giác tê cứng do ngồi nhiều trên yên xe đạp với thiết kế cũ, trong đó, trong lượng của cơ thể bị dồn vào phần mỏm yên. Điều này có thể khiến dây thần kinh và mạch máu ở vùng sinh dục bị đè nén. Ở nam giới, tình trạng này về lâu dài có thể gây liệt dương.

Với nữ giới, nghiên cứu năm 2006 của Đại học Yale (Mỹ) cho thấy cảm giác ở bộ phận sinh dục của vận động viên đua xe đạp nữ kém nhạy hơn so với vận động viên điền kinh. Từ đó, các nhà khoa học cho rằng đi xe đạp nhiều gây tác động xấu tới nữ giới không khác gì nam giới.

Ở nữ giới sử dụng xe đạp với phần ghi-đông thấp hơn phần yên, tầng sinh môn chịu nhiều áp lực hơn vùng sàn chậu.
Ở nữ giới sử dụng xe đạp với phần ghi-đông thấp hơn phần yên, tầng sinh môn chịu nhiều áp lực hơn vùng sàn chậu.


Trong nghiên cứu mới đây, các đối tượng tham gia được yêu cầu mang xe tới phòng thí nghiệm, mô phỏng tư thế ngồi và cầm lái của mình, sau đó cho biết khi đạp xe, họ có cảm giác đau, tê hay ngứa ran. Một thiết bị đặc biệt được sử dụng để đo phản ứng ở sàn chậu của cơ thể.

Kết quả cho thấy vấn đề nằm ở phần tay lái. Những người sử dụng xe với phần ghi-đông thấp hơn phần yên, tầng sinh môn chịu nhiều áp lực hơn vùng sàn chậu, đặc biệt là ghi họ ngồi với tư thế lao về phía trước, lưng võng xuống và tay đặt ở phần trũng của ghi-đông.

Theo tiến sĩ Steven M. Schrader thuộc Viện nghiên cứu sức khỏe và an toàn lao động Hoa Kỳ, một trong những cách tốt nhất để hạn chế áp lực lên tầng sinh môn là chọn xe đạp với phần yên không có mỏm. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Marsha K. Guess, trưởng nhóm nghiên cứu, để giảm áp lực lên tầng sinh môn và tránh tình trạng mất cảm giác ở vùng sàn chậu, ngoài việc chọn xe, nên tập ngồi với tư thế đúng.

Thu Thương (Theo Nytimes)

>> xem thêm

Bình luận(0)