Gần 30 năm qua, khúc sông đoạn dưới chân cầu Rạch Chiếc (phường An Phú, quận 2, TP HCM) chính là nơi trú ngụ của vợ chồng ông Lê Du (SN 1962) và bà Lâm Thị Huệ (SN 1965).
Men theo con đường nằm dưới chân cầu Rạch Chiếc, PV phải vượt qua một đoạn đường khá lầy lội, hai bên đường là những bụi cỏ cao hơn đầu người để tìm đến được nơi ở của vợ chồng bà Huệ. Đập vào mắt chúng tôi là một chiếc thuyền ghe cũ đã mục nát rộng hơn 1 mét và dài 3 mét. Chiếc thuyền này không thể di chuyển được trên sông, được chắp vá bằng nhiều mảnh ghép. Đây chính là nơi mà cả gia đình bà Huệ đã sinh sống gần 30 năm qua.
Bà Huệ và ông Du có 2 người con trai. Người con trai đầu đang ở tù vì tội trộm cắp, còn cậu con út thì đi làm công nhân ở Bình Dương. Mọi sinh hoạt của họ đều được gói gọn trên chiếc ghe nhỏ bé với dăm ba bộ quần áo cũ, vài chiếc niêu, xoong, chảo cùng chén bát... Phần đầu mũi thuyền là nơi để bàn thờ cha mẹ, không gian còn lại là nơi ngả lưng của hai vợ chồng.
Đã gần 30 năm gắn bó với khúc sông này, nghề nghiệp chính của ông Du là chạy xe ôm, còn bà Huệ thì đi bán vé số, ngoài ra bà còn nhận đi phát cỏ, giặt quần áo thuê cho những công nhân đang làm công trình ở gần đó.
Bà Huệ cho biết,
cách đây vài tháng, bà bị xe tải tông ngã xuống đường phải vào bệnh viện khâu gần 10 mũi trên đầu và mất hơn 1 tháng điều trị. Sau vụ tai nạn,
bà chỉ bán vé số vào buổi sáng, không bán được buổi trưa vì cứ mỗi lần đi nắng nhiều là lại bị ngất xỉu.
Những vật dụng được họ tận dụng làm đồ dùng sinh hoạt hàng ngày.
Phận lênh đênh trôi nổi, ông Du kể về cuộc đời dài dặc của mình. Vốn mồ côi từ bé, ông Du sống kiếp lang lang, nay đây mai đó. Thế rồi, trong một lần đi bốc vác thuê ở Sài Gòn, ông gặp bà Huệ (lúc này bà Huệ đi rửa chén bát thuê). Thấy hoàn cảnh hai người giống nhau nên ông chủ động hỏi thăm, sau những lần hỏi thăm đó, ông “nhặt” được vợ. Năm 1988, cả hai cùng về ở đoạn mép sông dưới chân cầu Rạch Chiếc cũ.
Ông Du kể: "
Trước đây, khi con thuyền còn chắc chắn thì hàng ngày chúng tôi lênh đênh trên sông theo hai con nước đi đánh bắt con cá, con tôm để mưu sinh. Hơn 5 năm trở lại đây, con thuyền ngày một mục nát nên không thể di chuyển trên sông được nữa".
Để sống qua ngày, ông Du đã phải đi vay nóng tiền để mua một chiếc xe máy cũ về chạy xe ôm kiếm sống. Hàng ngày, nếu có khách thì ông Du có thể kiếm được từ 30-50.000 đồng. Nhiều bữa không có khách, không có tiền mua gạo nên hai ông bà phải ăn cháo trắng để cầm hơi.
“Bây giờ đã hơn 60 tuổi rồi, tôi không dám mơ ước sẽ có căn nhà nhỏ để ở nữa. Mà chỉ mong sao dành dụm được số tiền hơn 3 triệu vay mua xe để trả cho người ta. Chứ ngày nào kiếm được vài chục ngàn là phải đi lo đóng tiền lời. Cái kiếp của tôi sao mà khổ quá chú ơi”, ông Du nghẹn giọng nói.
Cùng hoàn cảnh với bà Huệ, cách đó khoảng 200 mét cũng trên mép sông Rạch Chiếc là nơi trú ngụ của bà Lâm Thị Hường (52 tuổi, chị gái bà Huệ). Gia đình bà Hường cũng có 4 người sống trên một cái chòi được dựng tạm bợ bằng cừ tràm và che chắn bằng ván ép, tôn, thêm mái bằng bạt. Để đến được nơi ở của gia đình bà Hường, chúng tôi phải nhờ ông Du đưa qua sông bằng con thuyền ván nhỏ.
Bà Lâm Thị Hường cứ mỗi lần kể về cuộc sống của gia đình mình là bà không cầm nổi nước mắt. Bà cho biết hiện bà đang mang trong mình căn bệnh hở xương cột sống. Mặc dù đau ốm triền miên nhưng hàng ngày bà vẫn cố lết đi bán vé số cùng đứa con trai 14 tuổi để kiếm sống qua ngày và nuôi người chồng không còn khả năng lao động.Ông Trần Quang Vũ (chồng bà Hường) bị người ta đánh đến mức không còn nhớ gì nữa. Hiện tại ông không còn khả năng lao động. Hàng ngày, ông Vũ ngồi trên chiếc bè dựng tạm để trục vớt những miếng gỗ nhỏ trôi trên sông để về gia cố lại căn chòi của gia đình mình.
Bùi ngùi nhìn nơi trú ngụ của hai gia đình chị em bà Hường, Huệ, chúng tôi không khỏi ái ngại. Cuộc sống tha phương nơi đất khách đã cực khổ lắm rồi nhưng sống trong cảnh không nghề nghiệp, không giấy tờ tùy thân, không chữ nghĩa, họ không có cách nào để thoát ra. Bữa cơm hàng ngày phải chạy vạy ngược xuôi mới có được, đến cái nhà vệ sinh cũng đành… thả theo sông nước thì thử hỏi tương lai của những thân phận này sẽ đi về đâu? Họ đang đối mặt với một tương lai mù mịt khi không có sự chung tay giúp đỡ của cả cộng đồng.
Gần 30 năm qua, khúc sông đoạn dưới chân cầu Rạch Chiếc (phường An Phú, quận 2,
TP HCM) chính là nơi trú ngụ của vợ chồng ông Lê Du (SN 1962) và bà Lâm Thị Huệ (SN 1965).
Men theo con đường nằm dưới chân cầu Rạch Chiếc, PV phải vượt qua một đoạn đường khá lầy lội, hai bên đường là những bụi cỏ cao hơn đầu người để tìm đến được nơi ở của vợ chồng bà Huệ. Đập vào mắt chúng tôi là một chiếc thuyền ghe cũ đã mục nát rộng hơn 1 mét và dài 3 mét. Chiếc thuyền này không thể di chuyển được trên sông, được chắp vá bằng nhiều mảnh ghép. Đây chính là nơi mà cả gia đình bà Huệ đã sinh sống gần 30 năm qua.
Bà Huệ và ông Du có 2 người con trai. Người con trai đầu đang ở tù vì tội trộm cắp, còn cậu con út thì đi làm công nhân ở Bình Dương. Mọi sinh hoạt của họ đều được gói gọn trên chiếc ghe nhỏ bé với dăm ba bộ quần áo cũ, vài chiếc niêu, xoong, chảo cùng chén bát... Phần đầu mũi thuyền là nơi để bàn thờ cha mẹ, không gian còn lại là nơi ngả lưng của hai vợ chồng.
Đã gần 30 năm gắn bó với khúc sông này, nghề nghiệp chính của ông Du là chạy xe ôm, còn bà Huệ thì đi bán vé số, ngoài ra bà còn nhận đi phát cỏ, giặt quần áo thuê cho những công nhân đang làm công trình ở gần đó.
Bà Huệ cho biết,
cách đây vài tháng, bà bị xe tải tông ngã xuống đường phải vào bệnh viện khâu gần 10 mũi trên đầu và mất hơn 1 tháng điều trị. Sau vụ tai nạn,
bà chỉ bán vé số vào buổi sáng, không bán được buổi trưa vì cứ mỗi lần đi nắng nhiều là lại bị ngất xỉu.
Những vật dụng được họ tận dụng làm đồ dùng sinh hoạt hàng ngày.
Phận lênh đênh trôi nổi, ông Du kể về cuộc đời dài dặc của mình. Vốn mồ côi từ bé, ông Du sống kiếp lang lang, nay đây mai đó. Thế rồi, trong một lần đi bốc vác thuê ở Sài Gòn, ông gặp bà Huệ (lúc này bà Huệ đi rửa chén bát thuê). Thấy hoàn cảnh hai người giống nhau nên ông chủ động hỏi thăm, sau những lần hỏi thăm đó, ông “nhặt” được vợ. Năm 1988, cả hai cùng về ở đoạn mép sông dưới chân cầu Rạch Chiếc cũ.
Ông Du kể: "
Trước đây, khi con thuyền còn chắc chắn thì hàng ngày chúng tôi lênh đênh trên sông theo hai con nước đi đánh bắt con cá, con tôm để mưu sinh. Hơn 5 năm trở lại đây, con thuyền ngày một mục nát nên không thể di chuyển trên sông được nữa".
Để sống qua ngày, ông Du đã phải đi vay nóng tiền để mua một chiếc xe máy cũ về chạy xe ôm kiếm sống. Hàng ngày, nếu có khách thì ông Du có thể kiếm được từ 30-50.000 đồng. Nhiều bữa không có khách, không có tiền mua gạo nên hai ông bà phải ăn cháo trắng để cầm hơi.
“Bây giờ đã hơn 60 tuổi rồi, tôi không dám mơ ước sẽ có căn nhà nhỏ để ở nữa. Mà chỉ mong sao dành dụm được số tiền hơn 3 triệu vay mua xe để trả cho người ta. Chứ ngày nào kiếm được vài chục ngàn là phải đi lo đóng tiền lời. Cái kiếp của tôi sao mà khổ quá chú ơi”, ông Du nghẹn giọng nói.
Cùng hoàn cảnh với bà Huệ, cách đó khoảng 200 mét cũng trên mép sông Rạch Chiếc là nơi trú ngụ của bà Lâm Thị Hường (52 tuổi, chị gái bà Huệ). Gia đình bà Hường cũng có 4 người sống trên một cái chòi được dựng tạm bợ bằng cừ tràm và che chắn bằng ván ép, tôn, thêm mái bằng bạt. Để đến được nơi ở của gia đình bà Hường, chúng tôi phải nhờ ông Du đưa qua sông bằng con thuyền ván nhỏ.
Bà Lâm Thị Hường cứ mỗi lần kể về cuộc sống của gia đình mình là bà không cầm nổi nước mắt. Bà cho biết hiện bà đang mang trong mình căn bệnh hở xương cột sống. Mặc dù đau ốm triền miên nhưng hàng ngày bà vẫn cố lết đi bán vé số cùng đứa con trai 14 tuổi để kiếm sống qua ngày và nuôi người chồng không còn khả năng lao động.
Ông Trần Quang Vũ (chồng bà Hường) bị người ta đánh đến mức không còn nhớ gì nữa. Hiện tại ông không còn khả năng lao động. Hàng ngày, ông Vũ ngồi trên chiếc bè dựng tạm để trục vớt những miếng gỗ nhỏ trôi trên sông để về gia cố lại căn chòi của gia đình mình.
Bùi ngùi nhìn nơi trú ngụ của hai gia đình chị em bà Hường, Huệ, chúng tôi không khỏi ái ngại. Cuộc sống tha phương nơi đất khách đã cực khổ lắm rồi nhưng sống trong cảnh không nghề nghiệp, không giấy tờ tùy thân, không chữ nghĩa, họ không có cách nào để thoát ra. Bữa cơm hàng ngày phải chạy vạy ngược xuôi mới có được, đến cái nhà vệ sinh cũng đành… thả theo sông nước thì thử hỏi tương lai của những thân phận này sẽ đi về đâu? Họ đang đối mặt với một tương lai mù mịt khi không có sự chung tay giúp đỡ của cả cộng đồng.