Xe thiết giáp lội nước tấn công tiên tiến (Advanced Amphibious Assault Vehicle - AAAV) là sản phẩm do Tập đoàn General Dynamics phát triển để trang bị cho Thủy quân lục chiến Mỹ.Loại xe này được kỳ vọng sẽ thay thế loại AAV-7 đã phục vụ Thủy quân lục chiến Mỹ từ năm 1972.Xe được thiết kế tối ưu cho việc chạy với vận tốc cao dưới nước.Từ những tàu đổ bộ, AAAV sẽ lao xuống chạy với tốc lực lớn để đổ bộ lên bờ.Chúng sẽ hạn chế được điểm yếu của những dòng xe trước đây là di chuyển quá chậm dẫn đến dễ bị tiêu diệt.Xe được trang bị động cơ MTU MT883, điều độc đáo là khi chọn chế độ chạy dưới nước, động cơ này có công suất lên tới 2.702 mã lực.Vì thế nó có thể cho vận tốc khi bơi lên tới 46km/h, đây là vận tốc lớn nhất của dòng xe bọc thép lội nước hiện nay trên thế giới.Tuy vậy do sử dụng khá nhiều nhiên liệu cho việc vận hành khi bơi dưới nước nên tầm hoạt động của xe AAAV chỉ 120km.Tuy nhiên khi hoạt động trên bờ, động cơ được chuyển về chế độ công suất 850 mã lực để tiết kiệm nhiên liệu.Chúng có thể đạt vận tốc tối đa 72km/h trên bờ và tầm hoạt động lên tới km.Xe có tổ lái 3 người, và có thể mang theo từ 7 binh sĩ, khi cần thiết có thể mang theo tối đa 17 binh sĩ.Cũng giống như thiết giáp lội nước AAV-7, xe AAAV có kích thước khá lớn khi có chiều dài 10,6m, chiều rộng 3,6m, chiều cao 3,2m.Trọng lượng của xe cũng khá lớn khi lên tới 40 tấn.Xe được trang bị tháp pháo với hệ thống điện tử tối tân gắn bên trên. Vũ khí chính là khẩu pháo Mk-44 cỡ nòng 30mm, ngoài ra nó còn có một khẩu súng máy đồng trục M240 cỡ nòng 7,62mm.Xe cũng có thể trang bị các súng phóng lựu liên thanh để hỗ trợ hỏa lực cho pháo chính.Tuy mang trong mình nhiều công nghệ, nhưng một trong những điều khiến dự án này bị đóng băng là chi phí quá cao.Tuy vậy gần đây những vụ tai nạn liên quan đến AAV-7 cũng như việc Mỹ đang tăng cường sức mạnh hải quân có thể mở ra tương lai sáng cho dòng xe thiết giáp lội nước cực mạnh này.
Xe thiết giáp lội nước tấn công tiên tiến (Advanced Amphibious Assault Vehicle - AAAV) là sản phẩm do Tập đoàn General Dynamics phát triển để trang bị cho Thủy quân lục chiến Mỹ.
Loại xe này được kỳ vọng sẽ thay thế loại AAV-7 đã phục vụ Thủy quân lục chiến Mỹ từ năm 1972.
Xe được thiết kế tối ưu cho việc chạy với vận tốc cao dưới nước.
Từ những tàu đổ bộ, AAAV sẽ lao xuống chạy với tốc lực lớn để đổ bộ lên bờ.
Chúng sẽ hạn chế được điểm yếu của những dòng xe trước đây là di chuyển quá chậm dẫn đến dễ bị tiêu diệt.
Xe được trang bị động cơ MTU MT883, điều độc đáo là khi chọn chế độ chạy dưới nước, động cơ này có công suất lên tới 2.702 mã lực.
Vì thế nó có thể cho vận tốc khi bơi lên tới 46km/h, đây là vận tốc lớn nhất của dòng xe bọc thép lội nước hiện nay trên thế giới.
Tuy vậy do sử dụng khá nhiều nhiên liệu cho việc vận hành khi bơi dưới nước nên tầm hoạt động của xe AAAV chỉ 120km.
Tuy nhiên khi hoạt động trên bờ, động cơ được chuyển về chế độ công suất 850 mã lực để tiết kiệm nhiên liệu.
Chúng có thể đạt vận tốc tối đa 72km/h trên bờ và tầm hoạt động lên tới km.
Xe có tổ lái 3 người, và có thể mang theo từ 7 binh sĩ, khi cần thiết có thể mang theo tối đa 17 binh sĩ.
Cũng giống như thiết giáp lội nước AAV-7, xe AAAV có kích thước khá lớn khi có chiều dài 10,6m, chiều rộng 3,6m, chiều cao 3,2m.
Trọng lượng của xe cũng khá lớn khi lên tới 40 tấn.
Xe được trang bị tháp pháo với hệ thống điện tử tối tân gắn bên trên. Vũ khí chính là khẩu pháo Mk-44 cỡ nòng 30mm, ngoài ra nó còn có một khẩu súng máy đồng trục M240 cỡ nòng 7,62mm.
Xe cũng có thể trang bị các súng phóng lựu liên thanh để hỗ trợ hỏa lực cho pháo chính.
Tuy mang trong mình nhiều công nghệ, nhưng một trong những điều khiến dự án này bị đóng băng là chi phí quá cao.
Tuy vậy gần đây những vụ tai nạn liên quan đến AAV-7 cũng như việc Mỹ đang tăng cường sức mạnh hải quân có thể mở ra tương lai sáng cho dòng xe thiết giáp lội nước cực mạnh này.