Năm 2021 đánh dấu 45 năm kể từ khi xe tăng T-80 được đưa vào trang bị trong quân đội Liên Xô, với thiết kế được nhiều người coi là một trong những chiếc có khả năng nhất trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và mang lại một số khả năng mới mang tính đột phá trong thời đại của nó.Xe tăng chủ lực T-80 dựa trên thiết kế cũ hơn của T-64, nhưng không giống như T-72, được thiết kế để trở thành một loại xe tăng chiến đấu chủ lực nhẹ hơn và rẻ hơn T-64; tuy nhiên T-80 có thiết kế nặng hơn và đắt hơn, với trọng lượng khoảng 45 tấn (tùy thuộc vào biến thể).Phiên bản xe tăng T-80 giống như T-64, chỉ được chế tạo dành riêng cho quân đội Liên Xô và không bao giờ được cung cấp để xuất khẩu cho đến khi Liên Xô sụp đổ. Khác xa với phiên bản xe tăng chủ lực T-72, được xuất khẩu rộng rãi trên toàn thế giới.Điểm đáng chú ý đó là, T-80 chính là chiếc xe tăng đầu tiên trên thế giới sử dụng động cơ tuabin khí. Động cơ tuabin khí vốn có nhiều ưu điểm về hiệu suất, đặc biệt là ở những vùng khí hậu lạnh hơn, nhưng tầm hoạt động cũng ngắn hơn, do tiêu thụ nhiên liệu cao hơn.Xe tăng T-80 cũng là một trong những chiếc xe tăng sau T-64 và T-72 sử dụng pháo 125mm. T-80 cũng sử dụng nòng trơn 2A46 giống như phiên bản xe tăng T-72, có thể bắn cả tên lửa dẫn đường chống tăng và các loại đạn thông thường khác. T-80 cũng sử dụng bộ nạp đạn tự động Korzina, giúp giảm số lượng kíp xe xuống chỉ còn ba người.Trải qua hơn bốn thập kỷ phục vụ trong Quân đội Liên Xô và sau nay là Nga, các tính năng của T-80 cũng phải được nâng cấp để có thể đáp ứng được yêu cầu của chiến tranh hiện đại. Biến thể nâng cấp mới nhất của T-80 là xe tăng chủ lực T-80BVM, được coi là phiên bản có khả năng chiến đấu cao nhất.Biến thể BVM tự hào có nhiều công nghệ, được sử dụng trên phiên bản T-90M, hiện là xe tăng chiến đấu chính mà Nga sử dụng. Chúng bao gồm giáp phản ứng nổ Relikt, pháo 2A46M-4 125mm cải tiến, hệ thống điều khiển hỏa lực mới, giáp composite cao cấp, động cơ vượt trội và kính ngắm pháo thủ PNM Sosna-U, cùng những cải tiến đáng kể khác.Hiện có khoảng 330 xe tăng T-80 đã được nâng cấp lên chuẩn T-80BV và 150 chiếc nâng cấp lên chuẩn T-80BVM, hiện đang được biên chế trong quân đội Nga; riêng với phiên bản BVM để chuyển giao cho Lục quân Nga.Tất cả số xe tăng T-80 của Nga hiện nay được Quân đội Nga bố trí vành đai Bắc Cực, nơi đây có điều kiện thời tiết rất lạnh, thậm chí là khắc nghiệt. Tuy nhiên ở điều kiện khí hậu như vậy, T-80 sử dụng động cơ tuabin khí sẽ rất thuận lợi, thậm chí so với các loại xe tăng mới hơn.Trong điều kiện khí hậu băng giá, các động cơ diesel thường rất khó khởi động và tiêu tốn thêm nhiều nhiên liệu; ngược lại các động cơ tuabin khí không hề bị ảnh hưởng bởi khí hậu băng giá, trong khi đó mức tiêu hao nhiên liệu cũng sẽ giảm hơn nhiều, so với hoạt động ở khu vực có thời tiết nóng, ấm.Những ý định nâng cấp đối với xe tăng T-80 đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự sụp đổ của Liên Xô; đầu tiên các nhà thiết kế xe tăng Liên Xô có một chương trình đặc biệt tham vọng, nhằm tận dụng trọng lượng nặng của xe tăng và trang bị cho nó một khẩu pháo 152mm, giúp nâng cao đáng kể hỏa lực, nhưng đã bị hủy bỏ.Chi phí sử dụng cao hơn và các yêu cầu bảo dưỡng khắt khe với động cơ tuabin khí, khiến Nga thay vào đó ưu tiên mua nhiều xe tăng T-90 có trọng lượng nhẹ hơn, vốn có nguồn gốc từ T-72.Với nền kinh tế của đất nước phục hồi một phần sau khi chuyển giao thế kỷ, Nga sau đó đã đầu tư vào thế hệ xe tăng hạng nặng thế hệ mới là T-14, mặc dù chúng mới chỉ được đưa vào phục vụ với số lượng rất nhỏ.Sau khi Liên Xô sụp đổ, giống như nhiều vũ khí khác, xe tăng T-80 cũng được Nga và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây đem xuất khẩu; tuy nhiên chỉ có hai khách hàng mua chính loại xe tăng này là Pakistan (mua xe tăng T-80 của Ukraine) và Hàn Quốc (mua theo kiểu gán nợ); Trung Quốc và Anh mua chúng cho mục đích nghiên cứu sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.Một số quốc gia kế thừa Liên Xô cũng dựa vào xe tăng T-80 để nâng cao năng lực phòng thủ, trong đó Ukraine là quốc gia từng tham gia sản xuất ra loại xe tăng này, nhưng phải đối mặt với những khó khăn về kinh phí sử dụng, phụ tùng thay thế, nên cuối cùng buộc phải dựa vào những chiếc xe tăng chủ lực T-64 cũ hơn.Với khả năng phù hợp độc đáo của T-80 đối với khí hậu khắc nghiệt, có nghĩa là nó có khả năng vẫn còn trong biên chế của Nga ít nhất là đến cuối những năm 2040 và sẽ tiếp tục tích hợp các nâng cấp hơn nữa cho lớp giáp, cảm biến và vũ khí. Như vậy T-80 vẫn là loại xe tăng đáng gờm trên chiến trường châu Âu trong nhiều năm nữa. Nguồn ảnh: Flickr. Sức mạnh của xe tăng chủ lực T-80 là không thể xem thường, kể cả khi đã gần bước qua tuổi "ngũ tuần". Nguồn: Militarynews.
Năm 2021 đánh dấu 45 năm kể từ khi xe tăng T-80 được đưa vào trang bị trong quân đội Liên Xô, với thiết kế được nhiều người coi là một trong những chiếc có khả năng nhất trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và mang lại một số khả năng mới mang tính đột phá trong thời đại của nó.
Xe tăng chủ lực T-80 dựa trên thiết kế cũ hơn của T-64, nhưng không giống như T-72, được thiết kế để trở thành một loại xe tăng chiến đấu chủ lực nhẹ hơn và rẻ hơn T-64; tuy nhiên T-80 có thiết kế nặng hơn và đắt hơn, với trọng lượng khoảng 45 tấn (tùy thuộc vào biến thể).
Phiên bản xe tăng T-80 giống như T-64, chỉ được chế tạo dành riêng cho quân đội Liên Xô và không bao giờ được cung cấp để xuất khẩu cho đến khi Liên Xô sụp đổ. Khác xa với phiên bản xe tăng chủ lực T-72, được xuất khẩu rộng rãi trên toàn thế giới.
Điểm đáng chú ý đó là, T-80 chính là chiếc xe tăng đầu tiên trên thế giới sử dụng động cơ tuabin khí. Động cơ tuabin khí vốn có nhiều ưu điểm về hiệu suất, đặc biệt là ở những vùng khí hậu lạnh hơn, nhưng tầm hoạt động cũng ngắn hơn, do tiêu thụ nhiên liệu cao hơn.
Xe tăng T-80 cũng là một trong những chiếc xe tăng sau T-64 và T-72 sử dụng pháo 125mm. T-80 cũng sử dụng nòng trơn 2A46 giống như phiên bản xe tăng T-72, có thể bắn cả tên lửa dẫn đường chống tăng và các loại đạn thông thường khác. T-80 cũng sử dụng bộ nạp đạn tự động Korzina, giúp giảm số lượng kíp xe xuống chỉ còn ba người.
Trải qua hơn bốn thập kỷ phục vụ trong Quân đội Liên Xô và sau nay là Nga, các tính năng của T-80 cũng phải được nâng cấp để có thể đáp ứng được yêu cầu của chiến tranh hiện đại. Biến thể nâng cấp mới nhất của T-80 là xe tăng chủ lực T-80BVM, được coi là phiên bản có khả năng chiến đấu cao nhất.
Biến thể BVM tự hào có nhiều công nghệ, được sử dụng trên phiên bản T-90M, hiện là xe tăng chiến đấu chính mà Nga sử dụng. Chúng bao gồm giáp phản ứng nổ Relikt, pháo 2A46M-4 125mm cải tiến, hệ thống điều khiển hỏa lực mới, giáp composite cao cấp, động cơ vượt trội và kính ngắm pháo thủ PNM Sosna-U, cùng những cải tiến đáng kể khác.
Hiện có khoảng 330 xe tăng T-80 đã được nâng cấp lên chuẩn T-80BV và 150 chiếc nâng cấp lên chuẩn T-80BVM, hiện đang được biên chế trong quân đội Nga; riêng với phiên bản BVM để chuyển giao cho Lục quân Nga.
Tất cả số xe tăng T-80 của Nga hiện nay được Quân đội Nga bố trí vành đai Bắc Cực, nơi đây có điều kiện thời tiết rất lạnh, thậm chí là khắc nghiệt. Tuy nhiên ở điều kiện khí hậu như vậy, T-80 sử dụng động cơ tuabin khí sẽ rất thuận lợi, thậm chí so với các loại xe tăng mới hơn.
Trong điều kiện khí hậu băng giá, các động cơ diesel thường rất khó khởi động và tiêu tốn thêm nhiều nhiên liệu; ngược lại các động cơ tuabin khí không hề bị ảnh hưởng bởi khí hậu băng giá, trong khi đó mức tiêu hao nhiên liệu cũng sẽ giảm hơn nhiều, so với hoạt động ở khu vực có thời tiết nóng, ấm.
Những ý định nâng cấp đối với xe tăng T-80 đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự sụp đổ của Liên Xô; đầu tiên các nhà thiết kế xe tăng Liên Xô có một chương trình đặc biệt tham vọng, nhằm tận dụng trọng lượng nặng của xe tăng và trang bị cho nó một khẩu pháo 152mm, giúp nâng cao đáng kể hỏa lực, nhưng đã bị hủy bỏ.
Chi phí sử dụng cao hơn và các yêu cầu bảo dưỡng khắt khe với động cơ tuabin khí, khiến Nga thay vào đó ưu tiên mua nhiều xe tăng T-90 có trọng lượng nhẹ hơn, vốn có nguồn gốc từ T-72.
Với nền kinh tế của đất nước phục hồi một phần sau khi chuyển giao thế kỷ, Nga sau đó đã đầu tư vào thế hệ xe tăng hạng nặng thế hệ mới là T-14, mặc dù chúng mới chỉ được đưa vào phục vụ với số lượng rất nhỏ.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, giống như nhiều vũ khí khác, xe tăng T-80 cũng được Nga và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây đem xuất khẩu; tuy nhiên chỉ có hai khách hàng mua chính loại xe tăng này là Pakistan (mua xe tăng T-80 của Ukraine) và Hàn Quốc (mua theo kiểu gán nợ); Trung Quốc và Anh mua chúng cho mục đích nghiên cứu sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Một số quốc gia kế thừa Liên Xô cũng dựa vào xe tăng T-80 để nâng cao năng lực phòng thủ, trong đó Ukraine là quốc gia từng tham gia sản xuất ra loại xe tăng này, nhưng phải đối mặt với những khó khăn về kinh phí sử dụng, phụ tùng thay thế, nên cuối cùng buộc phải dựa vào những chiếc xe tăng chủ lực T-64 cũ hơn.
Với khả năng phù hợp độc đáo của T-80 đối với khí hậu khắc nghiệt, có nghĩa là nó có khả năng vẫn còn trong biên chế của Nga ít nhất là đến cuối những năm 2040 và sẽ tiếp tục tích hợp các nâng cấp hơn nữa cho lớp giáp, cảm biến và vũ khí. Như vậy T-80 vẫn là loại xe tăng đáng gờm trên chiến trường châu Âu trong nhiều năm nữa. Nguồn ảnh: Flickr.
Sức mạnh của xe tăng chủ lực T-80 là không thể xem thường, kể cả khi đã gần bước qua tuổi "ngũ tuần". Nguồn: Militarynews.