Vào đầu tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Ấn Độ Modi quyết định tăng số lượng xe tăng chủ lực Arjun Mk-1A thêm 118 xe; đây là loại MBT được các chuyên gia Ấn Độ đánh giá là những xe tăng chiến đấu chủ lực “hàng đầu thế giới”.Hàng loạt những nâng cấp trên phiên bản mới của xe tăng Arjun Mk-1A, được cho là sẽ mang lại lợi thế quyết định so, với tất cả các loại xe tăng mà quân đội Pakistan sở hữu.Xe tăng chủ lực Arjun Mk-1A được thiết kế và sản xuất bởi Nhà máy Xe hạng nặng (CVRDE) của chính phủ Ấn Độ, Mk-1A áp dụng khoảng 71 cải tiến, nâng nó lên thành một con “quái vật”; hoàn toàn khác với phiên bản Arjun Mk-1.Những cải tiến của phiên bản Mk-1A cả về hỏa lực, khả năng cơ động và bảo vệ; xe được trang bị kính ngắm toàn cảnh 360 độ, cho khả năng quan sát cả ngày/đêm. Đồng thời nhất thể hóa giữa kính ngắm của trưởng xe và pháo thủ.Mk-1A có thể mang theo 39 viên đạn pháo các loại, có thể thách thức mọi mục tiêu, trong đó có loại đạn nhiệt áp, được thiết kế để phá boong-ke và có thể sử dụng để tiêu diệt sinh lực ẩn/lộ. Ngoài ra, còn có đạn xuyên giáp, đạn nổ phá.Tuy nhiên, Mk-1A thiếu khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng, nhưng tính năng này sẽ sớm được bổ sung. Mk-1A được trang bị lớp giáp mô-đun bổ sung Kanchan, giúp nâng cao hơn nữa khả năng bảo vệ khỏi đạn chống tăng.Về hỏa lực của Arjun Mk-1A cũng không có gì thay đổi, xe sử dụng pháo 120 mm do Ấn Độ tự sản xuất, một súng máy 7,62 mm lắp đồng trục với pháo chính và khẩu 12,7 mm nắp trên nóc xe, vừa làm nhiệm vụ phòng không tầm thấp và tiêu diệt sinh lực lộ.Kho xe tăng của Pakistan đa dạng hơn, một số loại được sản xuất với sự hợp tác của Trung Quốc, bao gồm Al-Khalid và Al-Zarar. Ngoài ra Pakistan còn một số MBT nhập khẩu gồm T-80UD của Ukraine; Type-85/69/59 của Trung Quốc.Quân đội Pakistan hiện có khoảng 2.400 chiếc MBT, được biên chế thành 50 trung đoàn. Loại xe tăng chiếm số lượng lớn nhất là xe tăng Type-59/Al-Zarrar (phiên bản Trung Quốc sao chép của T-54 Liên Xô), chiếm khoảng 1.100 chiếc.Type-59/Al-Zarrar đã được nâng cấp hỏa lực, sử dụng pháo nòng trơn 125mm, số vũ khí phụ vẫn giữ nguyên bản gồm một khẩu 12,7 mm trên nóc tháp pháo, một súng máy đồng trục với pháo chính và một súng máy của lái xe.Al-Zarrar có thể sử dụng đạn xuyên giáp thoát vỏ ổn định bằng cánh đuôi (APFSDS), đạn chống tăng (HEAT-FS), HE-FS và có thể phóng tên lửa chống tăng dẫn đường qua nòng.Pakistan và Trung Quốc đã hợp tác với nhau vào những năm 1990, để đồng sản xuất khoảng 350 chiếc xe tăng chủ lực Al Khalid, dựa trên xe tăng Type 90-IIM của Trung Quốc. Phiên bản hiện đại hóa và mới nhất của Al Khalid-1 đã được biên chế cho Quân đội Pakistan vào tháng 6 năm ngoái.MBT Al Khalid-1 và được trang bị khả năng bảo vệ nâng cao trước các loại đạn thông minh và các hình thức tấn công hàng đầu khác; ngoài ra Al Khalid-1 được nâng cấp bộ nạp tự động, hệ thống điều khiển và chỉ huy độc lập.Loại MBT có tính năng tốt nhất của Quân đội Pakistan đó là 320 chiếc T-80UD, một biến thể cải tiến của T-64 (do Liên Xô sản xuất); T-80UD được đánh giá có tính năng ngang cơ với những chiếc Arjun Mk1A của Ấn Độ.Thương vụ mua mới nhất của Quân đội Pakistan là mua xe tăng chủ lực VT-4 do Trung Quốc sản xuất. Quân đội Pakistan cho biết, VT-4 có thể thách thức bất kỳ loại xe tăng hiện đại nào trên thế giới, với lớp giáp bảo vệ tiên tiến, khả năng cơ động, hỏa lực và công nghệ tối tân.Mặc dù cả Ấn Độ và Pakistan đều đang tích cực hiện đại hóa MBT của họ, nhưng rất khó để đánh giá kết quả của một trận chiến xe tăng giữa hai nước. Cả hai đều “tự hào” về hỏa lực mạnh mẽ và khả năng cơ động, và đều có thể “xóa sổ” đối phươngXe tăng Ấn Độ sử dụng động cơ của Đức cho, giúp lợi thế hơn so với xe tăng của Pakistan, chủ yếu dùng động cơ của Ukraine. Nhưng xe tăng Pakistan có ưu điểm về khả năng cơ động nhanh nhẹn, do có trọng lượng nhỏ hơn. Đây có thể là một lợi thế quyết định, trong một trận đánh cận chiến. Nguồn ảnh: Pinterest. Sức mạnh của xe tăng Arjun do Ấn Độ tự sản xuất. Nguồn: MW.
Vào đầu tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Ấn Độ Modi quyết định tăng số lượng xe tăng chủ lực Arjun Mk-1A thêm 118 xe; đây là loại MBT được các chuyên gia Ấn Độ đánh giá là những xe tăng chiến đấu chủ lực “hàng đầu thế giới”.
Hàng loạt những nâng cấp trên phiên bản mới của xe tăng Arjun Mk-1A, được cho là sẽ mang lại lợi thế quyết định so, với tất cả các loại xe tăng mà quân đội Pakistan sở hữu.
Xe tăng chủ lực Arjun Mk-1A được thiết kế và sản xuất bởi Nhà máy Xe hạng nặng (CVRDE) của chính phủ Ấn Độ, Mk-1A áp dụng khoảng 71 cải tiến, nâng nó lên thành một con “quái vật”; hoàn toàn khác với phiên bản Arjun Mk-1.
Những cải tiến của phiên bản Mk-1A cả về hỏa lực, khả năng cơ động và bảo vệ; xe được trang bị kính ngắm toàn cảnh 360 độ, cho khả năng quan sát cả ngày/đêm. Đồng thời nhất thể hóa giữa kính ngắm của trưởng xe và pháo thủ.
Mk-1A có thể mang theo 39 viên đạn pháo các loại, có thể thách thức mọi mục tiêu, trong đó có loại đạn nhiệt áp, được thiết kế để phá boong-ke và có thể sử dụng để tiêu diệt sinh lực ẩn/lộ. Ngoài ra, còn có đạn xuyên giáp, đạn nổ phá.
Tuy nhiên, Mk-1A thiếu khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng, nhưng tính năng này sẽ sớm được bổ sung. Mk-1A được trang bị lớp giáp mô-đun bổ sung Kanchan, giúp nâng cao hơn nữa khả năng bảo vệ khỏi đạn chống tăng.
Về hỏa lực của Arjun Mk-1A cũng không có gì thay đổi, xe sử dụng pháo 120 mm do Ấn Độ tự sản xuất, một súng máy 7,62 mm lắp đồng trục với pháo chính và khẩu 12,7 mm nắp trên nóc xe, vừa làm nhiệm vụ phòng không tầm thấp và tiêu diệt sinh lực lộ.
Kho xe tăng của Pakistan đa dạng hơn, một số loại được sản xuất với sự hợp tác của Trung Quốc, bao gồm Al-Khalid và Al-Zarar. Ngoài ra Pakistan còn một số MBT nhập khẩu gồm T-80UD của Ukraine; Type-85/69/59 của Trung Quốc.
Quân đội Pakistan hiện có khoảng 2.400 chiếc MBT, được biên chế thành 50 trung đoàn. Loại xe tăng chiếm số lượng lớn nhất là xe tăng Type-59/Al-Zarrar (phiên bản Trung Quốc sao chép của T-54 Liên Xô), chiếm khoảng 1.100 chiếc.
Type-59/Al-Zarrar đã được nâng cấp hỏa lực, sử dụng pháo nòng trơn 125mm, số vũ khí phụ vẫn giữ nguyên bản gồm một khẩu 12,7 mm trên nóc tháp pháo, một súng máy đồng trục với pháo chính và một súng máy của lái xe.
Al-Zarrar có thể sử dụng đạn xuyên giáp thoát vỏ ổn định bằng cánh đuôi (APFSDS), đạn chống tăng (HEAT-FS), HE-FS và có thể phóng tên lửa chống tăng dẫn đường qua nòng.
Pakistan và Trung Quốc đã hợp tác với nhau vào những năm 1990, để đồng sản xuất khoảng 350 chiếc xe tăng chủ lực Al Khalid, dựa trên xe tăng Type 90-IIM của Trung Quốc. Phiên bản hiện đại hóa và mới nhất của Al Khalid-1 đã được biên chế cho Quân đội Pakistan vào tháng 6 năm ngoái.
MBT Al Khalid-1 và được trang bị khả năng bảo vệ nâng cao trước các loại đạn thông minh và các hình thức tấn công hàng đầu khác; ngoài ra Al Khalid-1 được nâng cấp bộ nạp tự động, hệ thống điều khiển và chỉ huy độc lập.
Loại MBT có tính năng tốt nhất của Quân đội Pakistan đó là 320 chiếc T-80UD, một biến thể cải tiến của T-64 (do Liên Xô sản xuất); T-80UD được đánh giá có tính năng ngang cơ với những chiếc Arjun Mk1A của Ấn Độ.
Thương vụ mua mới nhất của Quân đội Pakistan là mua xe tăng chủ lực VT-4 do Trung Quốc sản xuất. Quân đội Pakistan cho biết, VT-4 có thể thách thức bất kỳ loại xe tăng hiện đại nào trên thế giới, với lớp giáp bảo vệ tiên tiến, khả năng cơ động, hỏa lực và công nghệ tối tân.
Mặc dù cả Ấn Độ và Pakistan đều đang tích cực hiện đại hóa MBT của họ, nhưng rất khó để đánh giá kết quả của một trận chiến xe tăng giữa hai nước. Cả hai đều “tự hào” về hỏa lực mạnh mẽ và khả năng cơ động, và đều có thể “xóa sổ” đối phương
Xe tăng Ấn Độ sử dụng động cơ của Đức cho, giúp lợi thế hơn so với xe tăng của Pakistan, chủ yếu dùng động cơ của Ukraine. Nhưng xe tăng Pakistan có ưu điểm về khả năng cơ động nhanh nhẹn, do có trọng lượng nhỏ hơn. Đây có thể là một lợi thế quyết định, trong một trận đánh cận chiến. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sức mạnh của xe tăng Arjun do Ấn Độ tự sản xuất. Nguồn: MW.