Kể từ khi được thành lập năm 1955, Hải quân Nhân dân Việt Nam chủ yếu sử dụng các hệ thống ngư lôi chống hạm tàu mặt nước, tàu ngầm chuẩn Liên Xô, chủ yếu gồm hai cỡ: 400mm (trên các tàu săn ngầm Petya) và 533mm (trên hầu hết các tàu phóng lôi, tàu săn ngầm và cả tàu hộ vệ Gepard 3.9). Trong ảnh, tàu phóng lôi của hải quân ta phóng ngư lôi 533mm. Truyền hình Hải quânTuy nhiên, kể từ cuối năm 2018, Hải quân Nhân dân Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử trang bị hệ thống ngư lôi chống ngầm chuẩn Mỹ khi tiếp nhận từ Hàn Quốc tàu hộ vệ lớp Pohang Flight III (Việt Nam đặt lại phiên hiệu "20" tàu "20"). Còn nếu nói chung về ngư lôi thì đây là lần thứ 2, do sau năm 1975 ta có biên chế một tàu chiến lợi phẩm trang bị ngư lôi chống tàu mặt nước do Mỹ chế tạo. Nguồn ảnh: Jeon Heon-KyunTheo các bức ảnh hiếm hoi được công bố, khác với tàu 18 đã được chuyển giao trước đó cho Việt Nam, trên tàu 20 hầu như Hàn Quốc không tháo hệ thống vũ khí trang bị trên tàu. Con tàu khi sang tay Việt Nam vẫn giữ nguyên hai tháp pháo OTO Melara 76mm, hai pháo Nobong nòng kép cỡ 40mm. Và đặc biệt là hai cụm 3 ống phóng ngư lôi Mk32 cỡ 324mm. Nguồn ảnh: Military Armed Forces.Với việc giữ nguyên phần lớn vũ khí, tàu “20” trở thành một trong những chiếc tàu hộ vệ săn ngầm tốt nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện nay, “sánh ngang” với các tàu săn ngầm Đề án 159 Petya. Nguồn ảnh: Military Armed Forces.Trở lại với kiểu loại ngư lôi săn ngầm trên tàu 20, theo các tài liệu được công bố tàu chiến do Hàn Quốc chế tạo trang bị hệ thống ngư lôi tàu mặt nước Mark 32 (hay gọi tắt là Mk 32 SVTT) được thiết kế trang bị trên hầu hết các tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Mỹ cùng nhiều quốc gia đồng minh trên thế giới. Manila LivewireBệ phóng Ngư lôi Mark 32 thường được thiết kế với cụm 3 ngư lôi bố trí hình tam giác thay vì thiết kế dàn hàng (2-4 ngư lôi) trên các tàu chiến do Nga - Liên Xô sản xuất mà Việt Nam đang sử dụng. Nguồn ảnh: WikipediaBệ phóng Mk 32 được chế tạo từ sợi thủy tinh hoặc với lớp lót bằng sợi thủy tinh được bọc trong kim loại. Một bệ phóng như vậy có trọng lượng 1.010kg không tải. Nguồn ảnh: WikipediaCác ống phóng được thiết kế để chống thời tiết, môi trường nước biển khắc nghiệt, độ bào mòn cao, có khả năng lưu trữ ngư lôi trong thời gian dài nhưng điều này chỉ thực tế với việc phải bảo dưỡng thường xuyên. Nguồn ảnh: WikipediaBệ phóng Mk 32 có thể sử dụng nhiều loại ngư lôi đường kính 324mm gồm: Mk 44 (loại này đã không còn được sử dụng), Mk 46, Mk50 và Mk54 đều do Mỹ sản xuất. Hiện không rõ liệu Hàn Quốc có giúp cho Việt Nam một ít ngư lôi loại này hay không, hoặc là chúng ta liệu có khả năng sẽ mua ngư lôi Mk từ Mỹ không? Nguồn ảnh: WikipediaTrong đó, ngư lôi Mk 46 hiện được Mỹ và đồng minh sử dụng phổ biến trên hầu hết các tàu chiến. Mk 46 trang bị đầu dẫn sonar chủ động hoặc bị động, tầm bắn 11km, độ sâu hoạt động tới 365m, tốc độ 74km/h, trang bị đầu nổ 44kg. Nguồn ảnh: WikipediaNgư lôi hạng nhẹ Mk 50 trang bị đầu nổ nặng 45kg, tầm bắn 15km. Nguồn ảnh: WikipediaVà ngư lôi hạng nhẹ Mk54 - thế hệ ngư lôi 324mm mới nhất được sản xuất từ năm 2003 với đơn giá 839.000 USD/quả. Mk 54 lắp đầu nổ nặng 43,9kg, tầm bắn hơn 10km, tốc độ bơi 74km/h. Loại ngư lôi này được đánh giá có thể tiêu diệt các tàu ngầm tốc độ cao, có thể hoạt động tốt ở vùng nước nông.... Nguồn ảnh: WikipediaMời độc giả xem video bệ phóng Mk32 bắn ngư lôi Mk46. Nguồn: Youtube
Kể từ khi được thành lập năm 1955, Hải quân Nhân dân Việt Nam chủ yếu sử dụng các hệ thống ngư lôi chống hạm tàu mặt nước, tàu ngầm chuẩn Liên Xô, chủ yếu gồm hai cỡ: 400mm (trên các tàu săn ngầm Petya) và 533mm (trên hầu hết các tàu phóng lôi, tàu săn ngầm và cả tàu hộ vệ Gepard 3.9). Trong ảnh, tàu phóng lôi của hải quân ta phóng ngư lôi 533mm. Truyền hình Hải quân
Tuy nhiên, kể từ cuối năm 2018, Hải quân Nhân dân Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử trang bị hệ thống ngư lôi chống ngầm chuẩn Mỹ khi tiếp nhận từ Hàn Quốc tàu hộ vệ lớp Pohang Flight III (Việt Nam đặt lại phiên hiệu "20" tàu "20"). Còn nếu nói chung về ngư lôi thì đây là lần thứ 2, do sau năm 1975 ta có biên chế một tàu chiến lợi phẩm trang bị ngư lôi chống tàu mặt nước do Mỹ chế tạo. Nguồn ảnh: Jeon Heon-Kyun
Theo các bức ảnh hiếm hoi được công bố, khác với tàu 18 đã được chuyển giao trước đó cho Việt Nam, trên tàu 20 hầu như Hàn Quốc không tháo hệ thống vũ khí trang bị trên tàu. Con tàu khi sang tay Việt Nam vẫn giữ nguyên hai tháp pháo OTO Melara 76mm, hai pháo Nobong nòng kép cỡ 40mm. Và đặc biệt là hai cụm 3 ống phóng ngư lôi Mk32 cỡ 324mm. Nguồn ảnh: Military Armed Forces.
Với việc giữ nguyên phần lớn vũ khí, tàu “20” trở thành một trong những chiếc tàu hộ vệ săn ngầm tốt nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện nay, “sánh ngang” với các tàu săn ngầm Đề án 159 Petya. Nguồn ảnh: Military Armed Forces.
Trở lại với kiểu loại ngư lôi săn ngầm trên tàu 20, theo các tài liệu được công bố tàu chiến do Hàn Quốc chế tạo trang bị hệ thống ngư lôi tàu mặt nước Mark 32 (hay gọi tắt là Mk 32 SVTT) được thiết kế trang bị trên hầu hết các tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Mỹ cùng nhiều quốc gia đồng minh trên thế giới. Manila Livewire
Bệ phóng Ngư lôi Mark 32 thường được thiết kế với cụm 3 ngư lôi bố trí hình tam giác thay vì thiết kế dàn hàng (2-4 ngư lôi) trên các tàu chiến do Nga - Liên Xô sản xuất mà Việt Nam đang sử dụng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Bệ phóng Mk 32 được chế tạo từ sợi thủy tinh hoặc với lớp lót bằng sợi thủy tinh được bọc trong kim loại. Một bệ phóng như vậy có trọng lượng 1.010kg không tải. Nguồn ảnh: Wikipedia
Các ống phóng được thiết kế để chống thời tiết, môi trường nước biển khắc nghiệt, độ bào mòn cao, có khả năng lưu trữ ngư lôi trong thời gian dài nhưng điều này chỉ thực tế với việc phải bảo dưỡng thường xuyên. Nguồn ảnh: Wikipedia
Bệ phóng Mk 32 có thể sử dụng nhiều loại ngư lôi đường kính 324mm gồm: Mk 44 (loại này đã không còn được sử dụng), Mk 46, Mk50 và Mk54 đều do Mỹ sản xuất. Hiện không rõ liệu Hàn Quốc có giúp cho Việt Nam một ít ngư lôi loại này hay không, hoặc là chúng ta liệu có khả năng sẽ mua ngư lôi Mk từ Mỹ không? Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong đó, ngư lôi Mk 46 hiện được Mỹ và đồng minh sử dụng phổ biến trên hầu hết các tàu chiến. Mk 46 trang bị đầu dẫn sonar chủ động hoặc bị động, tầm bắn 11km, độ sâu hoạt động tới 365m, tốc độ 74km/h, trang bị đầu nổ 44kg. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngư lôi hạng nhẹ Mk 50 trang bị đầu nổ nặng 45kg, tầm bắn 15km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Và ngư lôi hạng nhẹ Mk54 - thế hệ ngư lôi 324mm mới nhất được sản xuất từ năm 2003 với đơn giá 839.000 USD/quả. Mk 54 lắp đầu nổ nặng 43,9kg, tầm bắn hơn 10km, tốc độ bơi 74km/h. Loại ngư lôi này được đánh giá có thể tiêu diệt các tàu ngầm tốc độ cao, có thể hoạt động tốt ở vùng nước nông.... Nguồn ảnh: Wikipedia
Mời độc giả xem video bệ phóng Mk32 bắn ngư lôi Mk46. Nguồn: Youtube