Theo đánh giá của chuyên gia Mao Minh, xe chiến đấu bộ binh BMP-3 là loại xe có tính năng kỹ chiến thuật tốt và bán rất chạy trên thế giới hiện nay; nhiều tính năng của xe mang tính cách mạng, nhất là hỏa lực của xe.Xe chiến đấu bộ binh BMP-3 có hình dáng thấp, đặc trưng của xe thiết giáp theo trường phái Liên Xô, tháp pháo của xe được đặt ở trung tâm xe, trưởng xe và pháo thủ được bố trí hai bên của tháp pháo; động cơ được bố trí phía sau bên phải và hộp số thủy lực ở bên trái.Phiên bản cơ sở được trang bị pháo 100 mm, bắn được cả đạn thông thường và đạn có điều khiển; đồng trục với pháo chính là một pháo tự động 30 mm. Hai súng máy 7,62 mm được đặt trong thân xe theo hai hướng, một khẩu khác đồng trục với pháo tháp. Nhờ sự ổn định khi bắn, hỏa lực hiệu quả có thể đạt được ngay cả khi bắn khi xe đang bơi.Thiết giáp BMP-3 được trang bị động cơ diesel 4 kỳ UTD-29M, 10 xi-lanh làm mát bằng nước, bố trí hình chữ V, có kích thước nhỏ và trọng lượng nhẹ. Nga có kinh nghiệm trong chế tạo động cơ loại này. Để giảm chiều cao động cơ, người Nga bố trí động cơ chữ V "rất phẳng", với góc chỉ 144°, nên chiều cao động cơ rất thấp.Kíp xe bố trí theo kiểu truyền thống gồm 3 người (trưởng xe, lái xe và pháo thủ); ngoài ra xe có thể chở thêm từ 5 đến 7 lính bộ binh, nhưng xe thường bố trí 5, vì khoang đổ bộ có chiều cao thấp và động cơ, hộp số truyền động của xe nằm ở phía sau.Bên cạnh những ưu điểm, một số nhược điểm của BMP-3, là cửa xe phía sau rất thấp, nên bất tiện cho thành viên khi lên xuống xe; và mặc dù bố trí 2 động cơ điện độc lập ở phía sau, nhưng tốc độ bơi của BMP-3 vẫn hạn chế.BMP-3 động cơ xe đặt ở phía sau, bánh chủ động của xe cũng được thiết kế phía sau, như vậy giúp tăng lực kéo, hiệu suất động cơ sẽ cao hơn động cơ đặt phía trước. Nhưng nếu bố trí động cơ phía sau, sẽ rất bất tiện cho binh lính lên xuống xe, khi phải trèo qua động cơ (vì vậy Nga phải chế tạo động cơ rất mỏng).Tuy nhiên, xe chiến đấu bộ binh không như xe tăng, mà phải có khả năng nổi trên mặt nước. Phía trước của thân xe nếu nhẹ, sẽ có khả năng giảm lực cản của nước tốt hơn; nếu khi bơi, không có bộ binh trên xe, động cơ sẽ làm phía sau xe nặng hơn phía trước, giúp "bềnh đầu", giảm lực cản nước.Và thực tế là khi xe BMP-3 lội nước, ít khi bố trí binh lính chiến đấu bên trong xe (vì yếu tố an toàn), vì vậy do trọng lượng của động cơ, xe có xu hướng nổi ở phần đầu; do vậy BMP-3 hoàn toàn có khả năng bơi trong điều kiện sóng đến cấp 3.Khi được hỏi, khi phát triển xe chiến đấu bộ binh thế hệ thứ hai, Trung Quốc có sao chép của Nga nữa không? Mao Minh thẳng thắn thừa nhận, mặc dù không sao chép, nhưng Trung Quốc đã "nghiên cứu kỹ triết lý thiết kế" của xe BMP-3.Những xe chiến đấu bộ binh thế hệ hai của Trung Quốc không thiết kế theo trường phái Liên Xô, mà thường bố trí động cơ phía trước, khoang chiến đấu ở giữa và binh lính lên xuống xe theo cửa phía sau.Khi đặt động cơ phía trước, bánh chủ động xe cũng phải đặt phía trước, dẫn đến lực kéo giảm; do vậy các kỹ sư Trung Quốc phải thiết kế động cơ cho xe chiến đấu bộ binh của họ có công suất lớn hơn xe BMP-3 của Nga.Nhưng nhờ động cơ đặt phía trước, nên xe chiến đấu bộ binh của Trung Quốc có cửa sau lớn hơn, có thể đóng mở nhanh chóng, thuận tiện cho binh lính ra vào xe và động cơ cũng có công nghệ chế tạo đơn giản hơn.Tuy nhiên khi động cơ bố trí phía trước, dẫn đến khi bơi, xe mất cân bằng, do "nặng đầu", rất khó di chuyển. Để khắc phục tình trạng này, thông thường người ta áp dụng công nghệ "ván lướt sóng", để tăng sức nổi và giải quyết được vấn đề "nặng đầu, nhẹ đuôi"."Ván lướt sóng" là lá chắn sóng của xe chiến đấu bộ binh, được lắp ở chiều vát dưới thân xe, và nó có thể điều khiển được. Tấm chắn sóng ban đầu chỉ ngăn không cho sóng đánh vào thân xe, mà còn đóng vai trò điều khiển để tăng mô-men xoắn lên đầu, từ đó tăng độ nổi thân xe trước.Những xe chiến đấu bộ binh đời mới của Trung Quốc như Type 05 đã áp dụng công nghệ "tấm lướt sóng", cho phép xe cân bằng khi bơi; tuy nhiên bù lại, trọng lượng của xe sẽ tăng cao, cơ cấu chuyển động thêm phức tạp dẫn đến việc đòi hỏi nhiều thời gian bảo dưỡng hơn. Nguồn ảnh: Sina. Xe chiến đấu BMP-3 được mệnh danh là "quái vật lưỡng cư" nhờ khả năng tác chiến trên cạn và dưới nước cực kỳ ưu việt. Nguồn: QPVN.
Theo đánh giá của chuyên gia Mao Minh, xe chiến đấu bộ binh BMP-3 là loại xe có tính năng kỹ chiến thuật tốt và bán rất chạy trên thế giới hiện nay; nhiều tính năng của xe mang tính cách mạng, nhất là hỏa lực của xe.
Xe chiến đấu bộ binh BMP-3 có hình dáng thấp, đặc trưng của xe thiết giáp theo trường phái Liên Xô, tháp pháo của xe được đặt ở trung tâm xe, trưởng xe và pháo thủ được bố trí hai bên của tháp pháo; động cơ được bố trí phía sau bên phải và hộp số thủy lực ở bên trái.
Phiên bản cơ sở được trang bị pháo 100 mm, bắn được cả đạn thông thường và đạn có điều khiển; đồng trục với pháo chính là một pháo tự động 30 mm. Hai súng máy 7,62 mm được đặt trong thân xe theo hai hướng, một khẩu khác đồng trục với pháo tháp. Nhờ sự ổn định khi bắn, hỏa lực hiệu quả có thể đạt được ngay cả khi bắn khi xe đang bơi.
Thiết giáp BMP-3 được trang bị động cơ diesel 4 kỳ UTD-29M, 10 xi-lanh làm mát bằng nước, bố trí hình chữ V, có kích thước nhỏ và trọng lượng nhẹ. Nga có kinh nghiệm trong chế tạo động cơ loại này. Để giảm chiều cao động cơ, người Nga bố trí động cơ chữ V "rất phẳng", với góc chỉ 144°, nên chiều cao động cơ rất thấp.
Kíp xe bố trí theo kiểu truyền thống gồm 3 người (trưởng xe, lái xe và pháo thủ); ngoài ra xe có thể chở thêm từ 5 đến 7 lính bộ binh, nhưng xe thường bố trí 5, vì khoang đổ bộ có chiều cao thấp và động cơ, hộp số truyền động của xe nằm ở phía sau.
Bên cạnh những ưu điểm, một số nhược điểm của BMP-3, là cửa xe phía sau rất thấp, nên bất tiện cho thành viên khi lên xuống xe; và mặc dù bố trí 2 động cơ điện độc lập ở phía sau, nhưng tốc độ bơi của BMP-3 vẫn hạn chế.
BMP-3 động cơ xe đặt ở phía sau, bánh chủ động của xe cũng được thiết kế phía sau, như vậy giúp tăng lực kéo, hiệu suất động cơ sẽ cao hơn động cơ đặt phía trước. Nhưng nếu bố trí động cơ phía sau, sẽ rất bất tiện cho binh lính lên xuống xe, khi phải trèo qua động cơ (vì vậy Nga phải chế tạo động cơ rất mỏng).
Tuy nhiên, xe chiến đấu bộ binh không như xe tăng, mà phải có khả năng nổi trên mặt nước. Phía trước của thân xe nếu nhẹ, sẽ có khả năng giảm lực cản của nước tốt hơn; nếu khi bơi, không có bộ binh trên xe, động cơ sẽ làm phía sau xe nặng hơn phía trước, giúp "bềnh đầu", giảm lực cản nước.
Và thực tế là khi xe BMP-3 lội nước, ít khi bố trí binh lính chiến đấu bên trong xe (vì yếu tố an toàn), vì vậy do trọng lượng của động cơ, xe có xu hướng nổi ở phần đầu; do vậy BMP-3 hoàn toàn có khả năng bơi trong điều kiện sóng đến cấp 3.
Khi được hỏi, khi phát triển xe chiến đấu bộ binh thế hệ thứ hai, Trung Quốc có sao chép của Nga nữa không? Mao Minh thẳng thắn thừa nhận, mặc dù không sao chép, nhưng Trung Quốc đã "nghiên cứu kỹ triết lý thiết kế" của xe BMP-3.
Những xe chiến đấu bộ binh thế hệ hai của Trung Quốc không thiết kế theo trường phái Liên Xô, mà thường bố trí động cơ phía trước, khoang chiến đấu ở giữa và binh lính lên xuống xe theo cửa phía sau.
Khi đặt động cơ phía trước, bánh chủ động xe cũng phải đặt phía trước, dẫn đến lực kéo giảm; do vậy các kỹ sư Trung Quốc phải thiết kế động cơ cho xe chiến đấu bộ binh của họ có công suất lớn hơn xe BMP-3 của Nga.
Nhưng nhờ động cơ đặt phía trước, nên xe chiến đấu bộ binh của Trung Quốc có cửa sau lớn hơn, có thể đóng mở nhanh chóng, thuận tiện cho binh lính ra vào xe và động cơ cũng có công nghệ chế tạo đơn giản hơn.
Tuy nhiên khi động cơ bố trí phía trước, dẫn đến khi bơi, xe mất cân bằng, do "nặng đầu", rất khó di chuyển. Để khắc phục tình trạng này, thông thường người ta áp dụng công nghệ "ván lướt sóng", để tăng sức nổi và giải quyết được vấn đề "nặng đầu, nhẹ đuôi".
"Ván lướt sóng" là lá chắn sóng của xe chiến đấu bộ binh, được lắp ở chiều vát dưới thân xe, và nó có thể điều khiển được. Tấm chắn sóng ban đầu chỉ ngăn không cho sóng đánh vào thân xe, mà còn đóng vai trò điều khiển để tăng mô-men xoắn lên đầu, từ đó tăng độ nổi thân xe trước.
Những xe chiến đấu bộ binh đời mới của Trung Quốc như Type 05 đã áp dụng công nghệ "tấm lướt sóng", cho phép xe cân bằng khi bơi; tuy nhiên bù lại, trọng lượng của xe sẽ tăng cao, cơ cấu chuyển động thêm phức tạp dẫn đến việc đòi hỏi nhiều thời gian bảo dưỡng hơn. Nguồn ảnh: Sina.
Xe chiến đấu BMP-3 được mệnh danh là "quái vật lưỡng cư" nhờ khả năng tác chiến trên cạn và dưới nước cực kỳ ưu việt. Nguồn: QPVN.