Vào ngày 20/10/1987, tàu hỏa mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa SS-24 Scalpel đầu tiên trên thế giới, được đưa vào làm nhiệm vụ trực chiến tại Sư đoàn Tên lửa Kostroma, thuộc Lực lượng Tên lửa Chiến lược Liên Xô. Trước khi Liên Xô tan rã, có tổng cộng 3 sư đoàn tên lửa như vậy đã được triển khai, mỗi sư đoàn có 4 trung đoàn và mỗi trung đoàn có 1 đoàn tàu tên lửa.Tuy nhiên khoảng thời gian tốt đẹp không kéo dài được lâu, sau khi Liên Xô tan rã, Nga không đủ lực "nuôi" đoàn tàu hạt nhân này; ngày 15/8/2005, Tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga thông báo, Nga đã loại biên các đoàn tàu trang bị tên lửa SS-24. Cho đến nay, hệ thống phóng tên lửa trên đường sắt do Liên Xô phát triển đã đi đến hồi kết.Dù "đoàn tàu tên lửa" đã trở thành lịch sử, nhưng tin tức tiếp tục lan truyền rằng, Nga sẽ phát triển hệ thống phóng di động đường sắt mới, kế thừa "đoàn tàu tử thần". Nhiều người vẫn mong chờ sự xuất hiện sớm của tàu tên lửa phiên bản Trung Quốc. Tuy nhiên Trung Quốc có thực sự cần những đoàn tàu như vậy?Trước đây, khi mô tả về hệ thống tên lửa di động trên đường sắt, nhiều ý kiến khen ngợi khả năng giữ bí mật và sống sót cao của nó; nhưng trên thực tế, ưu điểm này đã bị thổi phồng quá mức. Cái gọi là "không gian cơ động rộng cho các đoàn tàu tên lửa, với cự ly cơ động lên đến 1.000 km một ngày đêm" hoàn toàn là lý thuyết, không thể đạt được trên thực tế.Tương tự như tên lửa cơ động trên đường bộ, trên lý thuyết chúng cũng có thể được cơ động trong phạm vi rộng lớn; nhưng trên thực tế, tên lửa lại chủ yếu được cất giấu trong các căn cứ có hầm chứa kiên cố. Các tuyến đường cơ động thời chiến, thường được lên kế hoạch và lựa chọn trước. Địa điểm phóng và các vị trí hỗ trợ kỹ thuật đã được đo đạc tọa độ trước.Những nơi này thường không quá xa căn cứ, dọc đường đi có các trạm tiếp tế và hầm trú ẩn; đồng thời nằm dưới sự bảo vệ chặt chẽ của hệ thống phòng không và lực lượng bảo vệ mặt đất. Xét cho cùng, đoàn tàu tên lửa dù có cơ sở vật chất và điều kiện hỗ trợ trên tàu có hoàn hảo đến đâu, cũng không thể so sánh được với căn cứ cố định.Việc giữ bí mật cho đoàn tàu mang tên lửa đạn đạo thực ra không tốt như chúng ta tưởng tượng, có ý kiến cho rằng: “Đoàn tàu tên lửa sau khi được ngụy trang chặt chẽ không khác gì đoàn tàu dân sự”, nhưng đây chỉ là lý thuyết, do các toa tàu trang bị tên lửa đều hoàn toàn khác với toa tàu hàng và tàu khách.Ngoài ra, tàu hàng thường gồm hàng chục, thậm chí hàng trăm toa. Ngược lại, hệ thống phóng di động trên đường sắt của Mỹ bao gồm 8 toa, và hệ thống tương tự của Liên Xô bao gồm 20 toa, rõ ràng là ngắn hơn so với các đoàn tàu chở hàng thông thường.Đặc điểm này không chỉ giúp các hệ thống trinh sát của đối phương trong không gian dễ dàng xác định, mà nó còn thu hút sự chú ý của các nhân viên mặt đất. Nếu lắp thêm toa, sẽ dẫn đến việc "dồn toa" khi tàu dừng, phanh, dẫn đến lực tác động giữa đầu kéo và toa xe rất lớn.Có rất nhiều thiết bị chính xác được lắp đặt trên tên lửa đạn đạo và trong khoang điều khiển phóng. Mặc dù các biện pháp gia cố và hấp thụ xung kích đã được thực hiện, nhưng việc tác động mạnh như vậy, vẫn có thể gây hư hại cho thiết bị. Bên cạnh đó, không thể che mắt được các nhân viên đường sắt và gián điệp của địch tại các ga mà tàu đi qua.Nếu Trung Quốc triển khai đoàn tàu này tại miền tây, nơi dân cư thưa thớt, thì đoàn tàu này rất dễ bị vệ tinh trinh sát của đối phương phát hiện; nếu triển khai tại miền đông, dân cư đông đúc, nếu xảy ra sự cố gì, thì hậu quả vô cùng nặng nề; cùng với đó, là hoàn toàn không thể giữ bí mật.Ngoài vấn đề bí mật, tính an toàn của hệ thống bệ phóng di động đường sắt cũng nổi bật hơn cả. Hầu hết các hầm phóng tên lửa đạn đạo trên mặt đất, đều được xây dựng trên sa mạc hoặc núi cao, tên lửa đạn đạo đặt trong giếng phóng thường không lắp đầu đạn hạt nhân, chúng chỉ được lắp đầu đạn khi có tình huống.Còn tên lửa đạn đạo được triển khai trên các hệ thống phóng di động, dù là phóng từ tàu ngầm hay trên các xe phóng, đều được lắp đặt đầu đạn hạt nhân, với vai trò đánh trả ngay từ đòn hạt nhân đầu tiên; nhưng các hệ thống di động này đều triển khai xa khu dân cư, nếu có xảy ra sự cố gì, cũng không ảnh hưởng đến mục tiêu dân sự.Cuối cùng, hiệu quả và chi phí của hệ thống phóng di động đường sắt là đáng lo ngại. Theo báo cáo, tuổi thọ thiết kế của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa SS-24 chỉ là 10 năm, ngắn hơn đáng kể so với tuổi thọ từ 20 đến 30 năm của các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa khác, được phát triển ở Liên Xô trong cùng thời kỳ.Nguyên nhân là do loại tên lửa này được lắp đặt trong ống phóng kiêm ống bảo quả kín, được chuyển giao thẳng từ nhà máy sản xuất; khi cần là có thể phóng luôn. Nhưng việc thử nghiệm bật nguồn liên tục, đã đẩy nhanh tốc độ lão hóa của tên lửa, khó đảm bảo tầm bắn và độ chính xác.Tóm lại, mạng lưới đường sắt hiện tại của Trung Quốc thừa khả năng tên lửa các đoàn tàu mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Nhưng với hàng loạt những khiếm khuyết cố hữu về khả năng giữ bí mật, tính an toàn và hiệu quả chi phí, sẽ là yếu tố quyết định để Trung Quốc không triển khai những đoàn tàu tử thần như của Nga và Mỹ. Ảnh: Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 của Trung Quốc - Nguồn: Sina Cận cảnh những pha thử nghiệm hạt nhân "long trời lở đất" trong quá khứ.
Vào ngày 20/10/1987, tàu hỏa mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa SS-24 Scalpel đầu tiên trên thế giới, được đưa vào làm nhiệm vụ trực chiến tại Sư đoàn Tên lửa Kostroma, thuộc Lực lượng Tên lửa Chiến lược Liên Xô. Trước khi Liên Xô tan rã, có tổng cộng 3 sư đoàn tên lửa như vậy đã được triển khai, mỗi sư đoàn có 4 trung đoàn và mỗi trung đoàn có 1 đoàn tàu tên lửa.
Tuy nhiên khoảng thời gian tốt đẹp không kéo dài được lâu, sau khi Liên Xô tan rã, Nga không đủ lực "nuôi" đoàn tàu hạt nhân này; ngày 15/8/2005, Tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga thông báo, Nga đã loại biên các đoàn tàu trang bị tên lửa SS-24. Cho đến nay, hệ thống phóng tên lửa trên đường sắt do Liên Xô phát triển đã đi đến hồi kết.
Dù "đoàn tàu tên lửa" đã trở thành lịch sử, nhưng tin tức tiếp tục lan truyền rằng, Nga sẽ phát triển hệ thống phóng di động đường sắt mới, kế thừa "đoàn tàu tử thần". Nhiều người vẫn mong chờ sự xuất hiện sớm của tàu tên lửa phiên bản Trung Quốc. Tuy nhiên Trung Quốc có thực sự cần những đoàn tàu như vậy?
Trước đây, khi mô tả về hệ thống tên lửa di động trên đường sắt, nhiều ý kiến khen ngợi khả năng giữ bí mật và sống sót cao của nó; nhưng trên thực tế, ưu điểm này đã bị thổi phồng quá mức. Cái gọi là "không gian cơ động rộng cho các đoàn tàu tên lửa, với cự ly cơ động lên đến 1.000 km một ngày đêm" hoàn toàn là lý thuyết, không thể đạt được trên thực tế.
Tương tự như tên lửa cơ động trên đường bộ, trên lý thuyết chúng cũng có thể được cơ động trong phạm vi rộng lớn; nhưng trên thực tế, tên lửa lại chủ yếu được cất giấu trong các căn cứ có hầm chứa kiên cố. Các tuyến đường cơ động thời chiến, thường được lên kế hoạch và lựa chọn trước. Địa điểm phóng và các vị trí hỗ trợ kỹ thuật đã được đo đạc tọa độ trước.
Những nơi này thường không quá xa căn cứ, dọc đường đi có các trạm tiếp tế và hầm trú ẩn; đồng thời nằm dưới sự bảo vệ chặt chẽ của hệ thống phòng không và lực lượng bảo vệ mặt đất. Xét cho cùng, đoàn tàu tên lửa dù có cơ sở vật chất và điều kiện hỗ trợ trên tàu có hoàn hảo đến đâu, cũng không thể so sánh được với căn cứ cố định.
Việc giữ bí mật cho đoàn tàu mang tên lửa đạn đạo thực ra không tốt như chúng ta tưởng tượng, có ý kiến cho rằng: “Đoàn tàu tên lửa sau khi được ngụy trang chặt chẽ không khác gì đoàn tàu dân sự”, nhưng đây chỉ là lý thuyết, do các toa tàu trang bị tên lửa đều hoàn toàn khác với toa tàu hàng và tàu khách.
Ngoài ra, tàu hàng thường gồm hàng chục, thậm chí hàng trăm toa. Ngược lại, hệ thống phóng di động trên đường sắt của Mỹ bao gồm 8 toa, và hệ thống tương tự của Liên Xô bao gồm 20 toa, rõ ràng là ngắn hơn so với các đoàn tàu chở hàng thông thường.
Đặc điểm này không chỉ giúp các hệ thống trinh sát của đối phương trong không gian dễ dàng xác định, mà nó còn thu hút sự chú ý của các nhân viên mặt đất. Nếu lắp thêm toa, sẽ dẫn đến việc "dồn toa" khi tàu dừng, phanh, dẫn đến lực tác động giữa đầu kéo và toa xe rất lớn.
Có rất nhiều thiết bị chính xác được lắp đặt trên tên lửa đạn đạo và trong khoang điều khiển phóng. Mặc dù các biện pháp gia cố và hấp thụ xung kích đã được thực hiện, nhưng việc tác động mạnh như vậy, vẫn có thể gây hư hại cho thiết bị. Bên cạnh đó, không thể che mắt được các nhân viên đường sắt và gián điệp của địch tại các ga mà tàu đi qua.
Nếu Trung Quốc triển khai đoàn tàu này tại miền tây, nơi dân cư thưa thớt, thì đoàn tàu này rất dễ bị vệ tinh trinh sát của đối phương phát hiện; nếu triển khai tại miền đông, dân cư đông đúc, nếu xảy ra sự cố gì, thì hậu quả vô cùng nặng nề; cùng với đó, là hoàn toàn không thể giữ bí mật.
Ngoài vấn đề bí mật, tính an toàn của hệ thống bệ phóng di động đường sắt cũng nổi bật hơn cả. Hầu hết các hầm phóng tên lửa đạn đạo trên mặt đất, đều được xây dựng trên sa mạc hoặc núi cao, tên lửa đạn đạo đặt trong giếng phóng thường không lắp đầu đạn hạt nhân, chúng chỉ được lắp đầu đạn khi có tình huống.
Còn tên lửa đạn đạo được triển khai trên các hệ thống phóng di động, dù là phóng từ tàu ngầm hay trên các xe phóng, đều được lắp đặt đầu đạn hạt nhân, với vai trò đánh trả ngay từ đòn hạt nhân đầu tiên; nhưng các hệ thống di động này đều triển khai xa khu dân cư, nếu có xảy ra sự cố gì, cũng không ảnh hưởng đến mục tiêu dân sự.
Cuối cùng, hiệu quả và chi phí của hệ thống phóng di động đường sắt là đáng lo ngại. Theo báo cáo, tuổi thọ thiết kế của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa SS-24 chỉ là 10 năm, ngắn hơn đáng kể so với tuổi thọ từ 20 đến 30 năm của các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa khác, được phát triển ở Liên Xô trong cùng thời kỳ.
Nguyên nhân là do loại tên lửa này được lắp đặt trong ống phóng kiêm ống bảo quả kín, được chuyển giao thẳng từ nhà máy sản xuất; khi cần là có thể phóng luôn. Nhưng việc thử nghiệm bật nguồn liên tục, đã đẩy nhanh tốc độ lão hóa của tên lửa, khó đảm bảo tầm bắn và độ chính xác.
Tóm lại, mạng lưới đường sắt hiện tại của Trung Quốc thừa khả năng tên lửa các đoàn tàu mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Nhưng với hàng loạt những khiếm khuyết cố hữu về khả năng giữ bí mật, tính an toàn và hiệu quả chi phí, sẽ là yếu tố quyết định để Trung Quốc không triển khai những đoàn tàu tử thần như của Nga và Mỹ. Ảnh: Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 của Trung Quốc - Nguồn: Sina
Cận cảnh những pha thử nghiệm hạt nhân "long trời lở đất" trong quá khứ.