Loại tên lửa chống hạm "non trẻ" nhất trong biên chế Hải quân và Không quân Mỹ đó là AGM-158C LRASM. Đây là loại tên lửa tàng hình chống hạm, mới chỉ được Mỹ đưa vào biên chế từ năm 2018 tới nay. Nguồn ảnh: Sina.AGM-158C LRASM được thiết kế để có khả năng tự tìm kiếm mục tiêu và chống áp chế điện tử tốt hơn loại tên lửa chống hạm chủ lực của Mỹ thời điểm hiện tại đó là tên lửa Harpoon. Điểm đặc biệt của loại tên lửa này đó là nó có giá cực đắt, lên tới 3 triệu USD tương đương khoảng 72 tỷ đồng cho mỗi quả. Nguồn ảnh: Sina.Khả năng tự động của LRASM là cực tốt, loại tên lửa này hoàn toàn có thể phóng mà không cần nhập tham số mục tiêu. Trên đường bay, LRASM sẽ sử dụng hệ thống dẫn đường hình ảnh để tự tìm kiếm mục tiêu cho mình. Nguồn ảnh: Sina.Thậm chí, tên lửa LRASM còn có khả năng tự né tránh các tổ hợp phòng không, đánh chặn của đối phương khi di chuyển, giúp nó tăng khả năng sống sót trước khi tiếp cận được tới mục tiêu. Nguồn ảnh: Sina.Tầm bắn cụ thể của LRASM hiện tại vẫn chưa được tiết lộ nhưng chắc chắn rằng loại tên lửa này sẽ có tầm bắn không dưới 370 km, thậm chí tầm băn scua rnos có thể lên tới 560 km tuỳ theo từng cơ cấu phóng khác nhau. Nguồn ảnh: Sina.LRASM có thể được triển khai từ nhiều cơ cấu phóng khác nhau, trong đó có tới ba cơ cấu phóng trên không bao gồm từ chiến đấu cơ F/A-18 phiên bản E/F, máy bay ném bom B-1B Lancer hoặc từ tiêm kích F-35 Lightning II. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài ra, loại tên lửa này cũng có khả năng triển khai từ các giếng phóng thẳng đứng loại Mark 41 - loại giếng phóng đang được sử dụng rất rộng rãi trên các tàu chiến của Hải quân Mỹ, thường được sử dụng để triển khai tên lửa Tomahawk. Nguồn ảnh: Sina.Hiện tại, LRASM vẫn chưa được hải quân Mỹ thử nghiệm xong và nhiều thông số kỹ thuật chi tiết của loại tên lửa này vẫn chưa được tiết lộ. Nguồn ảnh: Sina.Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin thì Thuỵ Điển đã ngỏ lời muốn mua loại tên lửa này từ Mỹ để phản ứng lại các hành động gây hấn của Nga trong khu vực. Bên cạnh đó Anh, Canada, Nhật và thậm chí là Singapore cũng cân nhắc sẽ sở hữu loại tên lửa này trong tương lai. Nguồn ảnh: Sina.Mời độc giả xem Video: Tên lửa chống hạm Harpoon được phóng đi từ tàu khinh hạm của Hải quân Anh.
Loại tên lửa chống hạm "non trẻ" nhất trong biên chế Hải quân và Không quân Mỹ đó là AGM-158C LRASM. Đây là loại tên lửa tàng hình chống hạm, mới chỉ được Mỹ đưa vào biên chế từ năm 2018 tới nay. Nguồn ảnh: Sina.
AGM-158C LRASM được thiết kế để có khả năng tự tìm kiếm mục tiêu và chống áp chế điện tử tốt hơn loại tên lửa chống hạm chủ lực của Mỹ thời điểm hiện tại đó là tên lửa Harpoon. Điểm đặc biệt của loại tên lửa này đó là nó có giá cực đắt, lên tới 3 triệu USD tương đương khoảng 72 tỷ đồng cho mỗi quả. Nguồn ảnh: Sina.
Khả năng tự động của LRASM là cực tốt, loại tên lửa này hoàn toàn có thể phóng mà không cần nhập tham số mục tiêu. Trên đường bay, LRASM sẽ sử dụng hệ thống dẫn đường hình ảnh để tự tìm kiếm mục tiêu cho mình. Nguồn ảnh: Sina.
Thậm chí, tên lửa LRASM còn có khả năng tự né tránh các tổ hợp phòng không, đánh chặn của đối phương khi di chuyển, giúp nó tăng khả năng sống sót trước khi tiếp cận được tới mục tiêu. Nguồn ảnh: Sina.
Tầm bắn cụ thể của LRASM hiện tại vẫn chưa được tiết lộ nhưng chắc chắn rằng loại tên lửa này sẽ có tầm bắn không dưới 370 km, thậm chí tầm băn scua rnos có thể lên tới 560 km tuỳ theo từng cơ cấu phóng khác nhau. Nguồn ảnh: Sina.
LRASM có thể được triển khai từ nhiều cơ cấu phóng khác nhau, trong đó có tới ba cơ cấu phóng trên không bao gồm từ chiến đấu cơ F/A-18 phiên bản E/F, máy bay ném bom B-1B Lancer hoặc từ tiêm kích F-35 Lightning II. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài ra, loại tên lửa này cũng có khả năng triển khai từ các giếng phóng thẳng đứng loại Mark 41 - loại giếng phóng đang được sử dụng rất rộng rãi trên các tàu chiến của Hải quân Mỹ, thường được sử dụng để triển khai tên lửa Tomahawk. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện tại, LRASM vẫn chưa được hải quân Mỹ thử nghiệm xong và nhiều thông số kỹ thuật chi tiết của loại tên lửa này vẫn chưa được tiết lộ. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin thì Thuỵ Điển đã ngỏ lời muốn mua loại tên lửa này từ Mỹ để phản ứng lại các hành động gây hấn của Nga trong khu vực. Bên cạnh đó Anh, Canada, Nhật và thậm chí là Singapore cũng cân nhắc sẽ sở hữu loại tên lửa này trong tương lai. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Tên lửa chống hạm Harpoon được phóng đi từ tàu khinh hạm của Hải quân Anh.