Trong bối cảnh căng thẳng giữa Ukraine và Nga lên cao, cùng với những tuyên bố của phương Tây về ý định xâm lược nước láng giềng của Nga, một Đoàn công tác từ Bộ Quốc phòng Mỹ, đã hoàn thành nhiệm vụ đánh giá yêu cầu phòng không của Ukraine.Các nhiệm vụ mà Lầu Năm góc giao cho Đoàn công tác bao gồm, thảo luận về khả năng của Ukraine trong việc đáp trả các cuộc tấn công mạng, khi bị chế áp điện tử và đặc biệt là khi bị Không quân Nga tấn công.Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Ukraine được thừa hưởng một hệ thống phòng không rất mạnh của Liên Xô, bao gồm các biến thể ban đầu của hệ thống phòng không S-300, nhiều tên lửa phòng không tầm xa S-200 và một số lượng lớn các hệ thống tên lửa ngắn hơn như BuK-M1.Mặc dù hệ thống phòng không trên vẫn còn, nhưng mạng lưới phòng không của Ukraine đã có rất ít nâng cấp, cải tiến trong ba thập kỷ qua; và trên thực tế, Ukraine cũng không sở hữu những công nghệ, để có thể nâng cấp các hệ thống phòng không này.Do vậy các hệ thống phòng không của Ukraine hiện tại, được Đoàn công tác của Lầu Năm góc đánh giá là không phải là mối thách thức đáng kể, với các cuộc tấn công bằng tên lửa hoặc không quân của Nga; đặc biệt là khi các biện pháp đối phó tác chiến điện tử của Ukraine, được cho là đã lạc hậu.Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn, do vấn đề bảo trì có vấn đề và các thông tin cho rằng, Ukraine đã chuyển giao một số hệ thống tên lửa phòng không S-300PT của họ cho Mỹ, dùng cho các mục đích thử nghiệm và sau đó, đã loại bỏ vũ khí phòng không uy lực nhất của Ukraine. Ukraine cũng được kế thừa số lượng tương đối lớn máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không đáng gờm nhất của Liên Xô là Su-27; tuy nhiên những chiến đấu cơ Su-27 của Ukraine có những nâng cấp không đáng kể về vũ khí, cảm biến hoặc thiết bị điện tử.Cùng với đó là việc đào tạo phi công còn nhiều yếu kém và tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu thấp, giờ bay của phi công bị cắt giảm nhiều; điều này khiến khả năng sẵn sàng chiến đấu của Không quân Ukraine rất thấp, khó có khả năng đối phó với các máy bay chiến đấu hiện đại của Nga như Su-30SM hoặc Su-35. Hiện vẫn chưa biết, liệu Mỹ sẽ hỗ trợ và cải thiện khả năng phòng không của Ukraine bằng cách nào? Đặc biệt là khi xem xét ngân sách quốc phòng hạn chế của Ukraine và nguy cơ bất kỳ thiết bị nhạy cảm nào của Mỹ cung cấp, có thể rơi vào tay Nga.Sự hỗ trợ của Mỹ có thể sẽ tập trung vào các hệ thống phi đối xứng, cụ thể là các loại tên lửa phòng không mang vác vai (MANPADS) tầm thấp, vì Mỹ cho rằng, cung cấp tên lửa chống tăng tốt hơn là bán xe tăng M1 Abrams, hoặc xe chiến đấu M2 Bradley, để Ukraine chống lại Quân đội Nga một cách bất đối xứng.Hiện nay hệ thống phòng không Avenger trên xe bọc thép, sử dụng tên lửa Stinger vác vai, có thể là hệ thống phòng không hàng đầu mà Mỹ sẵn sàng xuất khẩu; nhưng hệ thống này có tầm bắn rất ngắn, độ cao phòng không rất thấp và chỉ tương đương với hàng tồn kho thời Liên Xô mà Ukraine hiện có. Một số ý kiến cũng đề xuất rằng, Mỹ nên cung cấp cho Ukraine máy bay chiến đấu F-16 từ nguồn dự trữ của nước này, như một khoản viện trợ quân sự; mặc dù việc chuyển hệ từ máy bay Liên Xô sang của Mỹ sẽ rất tốn kém và mất thời gian.Trong khi các máy bay F-16 có nhu cầu bảo dưỡng thấp hơn so với các máy bay chiến đấu mà Ukraine hiện đang sử dụng; tuy nhiên những máy bay chiến đấu trong kho dự trữ của Mỹ không có hiệu suất đáng chú ý; thậm chí tính năng còn kém hơn so với các máy bay chiến đấu hiện có của Ukraine.Trên thực tế, Ukraine còn “mơ mộng” hơn, khi muốn mua hệ thống tên lửa phòng không Patriot từ Mỹ, như đã nhiều lần tuyên bố ở Kiev. Họ thậm chí còn sẵn sàng chi 4 tỷ USD để mua 5 trung đoàn tên lửa Patriot của Mỹ, để có thể “đóng cửa hoàn toàn biên giới với Nga”.Nhưng Ukraine nên nhớ rằng, thỏa thuận Mỹ bán hệ thống phòng không Patriot với Ba Lan với hợp đồng 4,75 tỷ USD, nhưng chỉ có 16 bệ phóng, 208 tên lửa và 4 trạm radar và sẽ được chuyển giao trong hai đợt vào năm 2022 và 2024. Hợp đồng này làm Ba Lan cũng phải “méo mặt”.Và việc Mỹ đề nghị cung cấp cho Ukraine loại tên lửa phòng không vác vai Stinger, theo truyền thông Nga cũng chỉ như là một “khẩu súng cao su”, không hơn không kém. Nguồn ảnh: Foxt.
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Ukraine và Nga lên cao, cùng với những tuyên bố của phương Tây về ý định xâm lược nước láng giềng của Nga, một Đoàn công tác từ Bộ Quốc phòng Mỹ, đã hoàn thành nhiệm vụ đánh giá yêu cầu phòng không của Ukraine.
Các nhiệm vụ mà Lầu Năm góc giao cho Đoàn công tác bao gồm, thảo luận về khả năng của Ukraine trong việc đáp trả các cuộc tấn công mạng, khi bị chế áp điện tử và đặc biệt là khi bị Không quân Nga tấn công.
Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Ukraine được thừa hưởng một hệ thống phòng không rất mạnh của Liên Xô, bao gồm các biến thể ban đầu của hệ thống phòng không S-300, nhiều tên lửa phòng không tầm xa S-200 và một số lượng lớn các hệ thống tên lửa ngắn hơn như BuK-M1.
Mặc dù hệ thống phòng không trên vẫn còn, nhưng mạng lưới phòng không của Ukraine đã có rất ít nâng cấp, cải tiến trong ba thập kỷ qua; và trên thực tế, Ukraine cũng không sở hữu những công nghệ, để có thể nâng cấp các hệ thống phòng không này.
Do vậy các hệ thống phòng không của Ukraine hiện tại, được Đoàn công tác của Lầu Năm góc đánh giá là không phải là mối thách thức đáng kể, với các cuộc tấn công bằng tên lửa hoặc không quân của Nga; đặc biệt là khi các biện pháp đối phó tác chiến điện tử của Ukraine, được cho là đã lạc hậu.
Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn, do vấn đề bảo trì có vấn đề và các thông tin cho rằng, Ukraine đã chuyển giao một số hệ thống tên lửa phòng không S-300PT của họ cho Mỹ, dùng cho các mục đích thử nghiệm và sau đó, đã loại bỏ vũ khí phòng không uy lực nhất của Ukraine.
Ukraine cũng được kế thừa số lượng tương đối lớn máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không đáng gờm nhất của Liên Xô là Su-27; tuy nhiên những chiến đấu cơ Su-27 của Ukraine có những nâng cấp không đáng kể về vũ khí, cảm biến hoặc thiết bị điện tử.
Cùng với đó là việc đào tạo phi công còn nhiều yếu kém và tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu thấp, giờ bay của phi công bị cắt giảm nhiều; điều này khiến khả năng sẵn sàng chiến đấu của Không quân Ukraine rất thấp, khó có khả năng đối phó với các máy bay chiến đấu hiện đại của Nga như Su-30SM hoặc Su-35.
Hiện vẫn chưa biết, liệu Mỹ sẽ hỗ trợ và cải thiện khả năng phòng không của Ukraine bằng cách nào? Đặc biệt là khi xem xét ngân sách quốc phòng hạn chế của Ukraine và nguy cơ bất kỳ thiết bị nhạy cảm nào của Mỹ cung cấp, có thể rơi vào tay Nga.
Sự hỗ trợ của Mỹ có thể sẽ tập trung vào các hệ thống phi đối xứng, cụ thể là các loại tên lửa phòng không mang vác vai (MANPADS) tầm thấp, vì Mỹ cho rằng, cung cấp tên lửa chống tăng tốt hơn là bán xe tăng M1 Abrams, hoặc xe chiến đấu M2 Bradley, để Ukraine chống lại Quân đội Nga một cách bất đối xứng.
Hiện nay hệ thống phòng không Avenger trên xe bọc thép, sử dụng tên lửa Stinger vác vai, có thể là hệ thống phòng không hàng đầu mà Mỹ sẵn sàng xuất khẩu; nhưng hệ thống này có tầm bắn rất ngắn, độ cao phòng không rất thấp và chỉ tương đương với hàng tồn kho thời Liên Xô mà Ukraine hiện có.
Một số ý kiến cũng đề xuất rằng, Mỹ nên cung cấp cho Ukraine máy bay chiến đấu F-16 từ nguồn dự trữ của nước này, như một khoản viện trợ quân sự; mặc dù việc chuyển hệ từ máy bay Liên Xô sang của Mỹ sẽ rất tốn kém và mất thời gian.
Trong khi các máy bay F-16 có nhu cầu bảo dưỡng thấp hơn so với các máy bay chiến đấu mà Ukraine hiện đang sử dụng; tuy nhiên những máy bay chiến đấu trong kho dự trữ của Mỹ không có hiệu suất đáng chú ý; thậm chí tính năng còn kém hơn so với các máy bay chiến đấu hiện có của Ukraine.
Trên thực tế, Ukraine còn “mơ mộng” hơn, khi muốn mua hệ thống tên lửa phòng không Patriot từ Mỹ, như đã nhiều lần tuyên bố ở Kiev. Họ thậm chí còn sẵn sàng chi 4 tỷ USD để mua 5 trung đoàn tên lửa Patriot của Mỹ, để có thể “đóng cửa hoàn toàn biên giới với Nga”.
Nhưng Ukraine nên nhớ rằng, thỏa thuận Mỹ bán hệ thống phòng không Patriot với Ba Lan với hợp đồng 4,75 tỷ USD, nhưng chỉ có 16 bệ phóng, 208 tên lửa và 4 trạm radar và sẽ được chuyển giao trong hai đợt vào năm 2022 và 2024. Hợp đồng này làm Ba Lan cũng phải “méo mặt”.
Và việc Mỹ đề nghị cung cấp cho Ukraine loại tên lửa phòng không vác vai Stinger, theo truyền thông Nga cũng chỉ như là một “khẩu súng cao su”, không hơn không kém. Nguồn ảnh: Foxt.