Theo các tài liệu được ghi chép lại, chiếc thủy phi cơ ném ngư lôi He-115 của Đức này đã chìm dưới bờ biển Nauy, ngoài khơi Stavenger từ năm 1942 và nằm đó tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Solberg.Nằm dưới độ sâu 36 mét, không ai nghĩ ràng một ngày nào đó chiếc thủy phi cơ này còn có thể được nhìn thấy ánh mặt trời. Nguồn ảnh: Solberg.Số phận của phi hành đoàn điều khiển chiếc máy bay ném ngư lôi của Đức này hiện vẫn không được làm rõ. Tuy nhiên nhiều người cho rằng có thể phi hành đoàn đã thoát ra an toàn do máy bay rơi khá gần đất liền. Nguồn ảnh: Solberg.Cận cảnh máy bay ném ngư lôi He-115 với một động cơ bên trái bị hỏng hoàn toàn trong khi đó động cơ bên phải gần như còn nguyên vẹn. Nguồn ảnh: Solberg.Phần mũi của máy bay đã bị vỡ một vài ô cửa kính, có lẽ là do cú va chạm trong khi hạ cánh. Động cơ bên phải máy bay vẫn còn hoàn toàn nguyên vẹn kể cả phần cánh quạt. Nguồn ảnh: Solberg.Theo các tài liệu ghi chép lại, chiếc máy bay này đã bị một tiêm kích của Hải quân Hoàng gia Anh đeo đuổi và bắn rơi ở ngoài khơi Na Uy vào năm 1942. Nguồn ảnh: Solberg.Ra đời từ năm 1937, loại thủy phi cơ Heinkel He 115 vốn được trang bị không chỉ cho Không quân Đức mà sau chiến tranh, nó còn tiếp tục được sử dụng bởi Không quân Na Uy, Không quân Thụy Điển, Không quân Phần Lan,... Nguồn ảnh: Solberg.Loại thủy phi cơ mang ngư lôi này chuyên thực hiện các nhiệm vụ chống hạm trên biển. Với phi hành đoàn 3 người, máy bay được trang bị 2 động cơ BMW 132K cho phép nó cất cánh được với trọng lượng tối đa khoảng 10,4 tấn. Nguồn ảnh: Wiki.Máy bay được trang bị một khẩu súng máy MG 17 cỡ nòng 7,92 mm và một súng máy MG 15 cùng cỡ nòng, kèm theo đó là một quả mìn 920 kg hoặc 5 quả bom 250 km hoặc 1 ngu lôi 800 kg. Nguồn ảnh: SAkuwa. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh thủy phi cơ He 115 của Đức tung cánh trong chiến tranh thế giới thứ hai.
Theo các tài liệu được ghi chép lại, chiếc thủy phi cơ ném ngư lôi He-115 của Đức này đã chìm dưới bờ biển Nauy, ngoài khơi Stavenger từ năm 1942 và nằm đó tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Solberg.
Nằm dưới độ sâu 36 mét, không ai nghĩ ràng một ngày nào đó chiếc thủy phi cơ này còn có thể được nhìn thấy ánh mặt trời. Nguồn ảnh: Solberg.
Số phận của phi hành đoàn điều khiển chiếc máy bay ném ngư lôi của Đức này hiện vẫn không được làm rõ. Tuy nhiên nhiều người cho rằng có thể phi hành đoàn đã thoát ra an toàn do máy bay rơi khá gần đất liền. Nguồn ảnh: Solberg.
Cận cảnh máy bay ném ngư lôi He-115 với một động cơ bên trái bị hỏng hoàn toàn trong khi đó động cơ bên phải gần như còn nguyên vẹn. Nguồn ảnh: Solberg.
Phần mũi của máy bay đã bị vỡ một vài ô cửa kính, có lẽ là do cú va chạm trong khi hạ cánh. Động cơ bên phải máy bay vẫn còn hoàn toàn nguyên vẹn kể cả phần cánh quạt. Nguồn ảnh: Solberg.
Theo các tài liệu ghi chép lại, chiếc máy bay này đã bị một tiêm kích của Hải quân Hoàng gia Anh đeo đuổi và bắn rơi ở ngoài khơi Na Uy vào năm 1942. Nguồn ảnh: Solberg.
Ra đời từ năm 1937, loại thủy phi cơ Heinkel He 115 vốn được trang bị không chỉ cho Không quân Đức mà sau chiến tranh, nó còn tiếp tục được sử dụng bởi Không quân Na Uy, Không quân Thụy Điển, Không quân Phần Lan,... Nguồn ảnh: Solberg.
Loại thủy phi cơ mang ngư lôi này chuyên thực hiện các nhiệm vụ chống hạm trên biển. Với phi hành đoàn 3 người, máy bay được trang bị 2 động cơ BMW 132K cho phép nó cất cánh được với trọng lượng tối đa khoảng 10,4 tấn. Nguồn ảnh: Wiki.
Máy bay được trang bị một khẩu súng máy MG 17 cỡ nòng 7,92 mm và một súng máy MG 15 cùng cỡ nòng, kèm theo đó là một quả mìn 920 kg hoặc 5 quả bom 250 km hoặc 1 ngu lôi 800 kg. Nguồn ảnh: SAkuwa.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh thủy phi cơ He 115 của Đức tung cánh trong chiến tranh thế giới thứ hai.