Nước láng giềng của Trung Quốc là Ấn Độ đã nhập khẩu 36 chiến đấu cơ Rafale từ Pháp. Tổng giá của hợp đồng là 8,8 tỷ USD và đơn giá trung bình của một chiếc Rafale lên tới hơn 200 triệu USD. Trên thực tế, giá thành hiện tại của F-35A của Lockheed Martin chỉ là 80 triệu USD.Như vậy giá Rafale đắt hơn máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ ba lần, hiện Không quân Ấn Độ đã nhận được 8 chiếc Rafale từ Pháp. Sự xuất hiện của Rafale thực sự đã góp phần nâng cao khả năng chiến đấu của Không quân Ấn Độ. Sau khi tiếp nhận 8 máy bay chiến đấu Rafale, Ấn Độ đã ngay lập tức triển khai chúng đến các vị trí chiến đấu.Truyền thông của Ấn Độ cho rằng, Rafale đủ sức khiến "Trung Quốc và Pakistan run sợ"; đây sẽ là vũ khí thay đổi cuộc chơi; Rafale đã có thành tích chói sáng, khi hạ gục tiêm kích tàng hình F-22 trong cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Pháp, do vậy J-16 của Trung Quốc không phải đối thủ.Còn truyền thông Trung Quốc "mổ xẻ" chiến đấu cơ Rafale, đây là sản phẩm quân sự của công ty hàng không Dassault của Pháp, được phát triển vào thập niên 1980. Khi đó, tiêm kích Mirage-2000 (cũng do Pháp chế tạo), không phải là đối thủ của Su-27 và MiG-29 của Liên Xô, nên Pháp cần một loại chiến đấu cơ thế hệ mới, và Rafale đã ra đời.Trọng lượng cất cánh tối đa của Rafale đạt 24,5 tấn, máy bay sử dụng loại radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) RBE-2AESA, phạm vi phát hiện hiệu quả tối đa của nó có thể đạt 180 km và có thể theo dõi 8 mục tiêu cùng lúc, đồng thời chọn lựa 3 mục tiêu đe dọa nhất.Rafale là máy bay chiến đấu hạng trung, có tầm bay chuyển sân tối đa là 3.700 km và bán kính chiến đấu 1.850 km với 4 thùng nhiên liệu phụ. Máy bay sử dụng 2 động cơ phản lực cánh quạt M88-2, tốc độ tối đa đạt 1,8 Mach.Về khả năng mang vũ khí, Rafale có tổng cộng 14 điểm gắn bên ngoài, có thể lắp hơn 9 tấn vũ khí các loại. Các tên lửa mà Rafale mang theo là tên lửa không đối không Mika, với tầm bắn 80 km, tên lửa không đối không tầm xa Meteor với tầm bắn 120 đến 150 km và tên lửa hành trình Skap, tiêu diệt mục tiêu mặt đất với tầm bắn 400-500 km.Còn theo truyền thông Ấn Độ, J-16 của Trung Quốc là "đứa con nhân bản lỗi" của chiếc Su-30MK2 mà Trung Quốc nhập từ Nga. Đây là loại chiến đấu cơ đa năng 2 chỗ ngồi, hai động cơ và hoàn toàn không thể "chung mâm" với Rafale được sản xuất từ châu Âu.J-16 có trọng lượng cất cánh tối đa hơn 30 tấn, cũng được trang bị radar pha quét điện tử chủ động, do Trung Quốc tự lực phát triển; cự ly phát hiện mục tiêu trên không lên đến 260 km, có thể theo dõi 12 mục tiêu cùng lúc và tấn công 6 mục tiêu nguy hiểm nhất.Ngoài ra, J-16 còn được trang bị hệ thống ngắm bắn quang điện tử, cũng như chức năng chụp ảnh độ phân giải cao, theo dõi tự động, tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại, phạm vi và chức năng theo dõi điểm laser.Về động cơ, tiêm kích J-16 được trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt, do công ty Thái Hằng của Trung Quốc chế tạo. Lực đẩy tối đa của động cơ lên tới 13,2 tấn, cho J-16 tốc độ tối đa 2,2 Mach. Nếu có thùng nhiên liệu phụ gắn ngoài, tầm bay tối đa lên tới hơn 4.000 km và bán kính chiến đấu là 1.500 km.Theo truyền thông Trung Quốc "khoe", chiến đấu cơ J-16 sử dụng nhiều vật liệu composite tiên tiến, nên trọng lượng máy bay nhẹ và kết cầu khung vững chắc hơn, nên có thể mang theo khoảng 12 tấn vũ khí (nhiều hơn cả máy bay ném bom chiến lược H-6K của nước này?).J-16 cũng là loại máy bay duy nhất của Trung Quốc hiện nay, có thể sử dụng tất cả các loại vũ khí hàng không mà nước này tự chế tạo, trong đó "đình đám" nhất là tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn PL-15, có tầm bắn đến 200 km; bom tấn công hầm ngầm, dẫn đường bằng laser và tên lửa chống hạm Eagle-83K.Cứ theo truyền thông Trung Quốc, thì Rafale thua toàn diện J-16 về khả năng mang vũ khí, tốc độ tối đa, trần bay thực tế, khả năng phát hiện radar và bán kính chiến đấu, nên J-16 hoàn toàn có thể hạ gục Rafale, với khả năng tấn công ngoài tầm nhìn.Đánh giá khách quan, Rafale là loại chiến đấu cơ đã khẳng định được vị trí, thông qua thực chiến; còn J-16 là phiên bản sao chép, trong đó động cơ Thái Hằng chưa tạo được sự tin tưởng ngay chính trong Không quân Trung Quốc.Điều quan trọng hơn, là cả máy bay và vũ khí trang bị trên J-16 chưa được kiểm nghiệm qua thực chiến, cũng như chưa có tổ chức độc lập nào đánh giá về chất lượng cũng như tính năng của máy bay và vũ khí; nếu cho rằng J-16 tiên tiến, vượt trội hơn Rafale thực tế chỉ là sự tự lừa dối mình mà thôi. Video Máy bay tiêm kích Rafale của Pháp - Nguồn: QPVN
Nước láng giềng của Trung Quốc là Ấn Độ đã nhập khẩu 36 chiến đấu cơ Rafale từ Pháp. Tổng giá của hợp đồng là 8,8 tỷ USD và đơn giá trung bình của một chiếc Rafale lên tới hơn 200 triệu USD. Trên thực tế, giá thành hiện tại của F-35A của Lockheed Martin chỉ là 80 triệu USD.
Như vậy giá Rafale đắt hơn máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ ba lần, hiện Không quân Ấn Độ đã nhận được 8 chiếc Rafale từ Pháp. Sự xuất hiện của Rafale thực sự đã góp phần nâng cao khả năng chiến đấu của Không quân Ấn Độ. Sau khi tiếp nhận 8 máy bay chiến đấu Rafale, Ấn Độ đã ngay lập tức triển khai chúng đến các vị trí chiến đấu.
Truyền thông của Ấn Độ cho rằng, Rafale đủ sức khiến "Trung Quốc và Pakistan run sợ"; đây sẽ là vũ khí thay đổi cuộc chơi; Rafale đã có thành tích chói sáng, khi hạ gục tiêm kích tàng hình F-22 trong cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Pháp, do vậy J-16 của Trung Quốc không phải đối thủ.
Còn truyền thông Trung Quốc "mổ xẻ" chiến đấu cơ Rafale, đây là sản phẩm quân sự của công ty hàng không Dassault của Pháp, được phát triển vào thập niên 1980. Khi đó, tiêm kích Mirage-2000 (cũng do Pháp chế tạo), không phải là đối thủ của Su-27 và MiG-29 của Liên Xô, nên Pháp cần một loại chiến đấu cơ thế hệ mới, và Rafale đã ra đời.
Trọng lượng cất cánh tối đa của Rafale đạt 24,5 tấn, máy bay sử dụng loại radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) RBE-2AESA, phạm vi phát hiện hiệu quả tối đa của nó có thể đạt 180 km và có thể theo dõi 8 mục tiêu cùng lúc, đồng thời chọn lựa 3 mục tiêu đe dọa nhất.
Rafale là máy bay chiến đấu hạng trung, có tầm bay chuyển sân tối đa là 3.700 km và bán kính chiến đấu 1.850 km với 4 thùng nhiên liệu phụ. Máy bay sử dụng 2 động cơ phản lực cánh quạt M88-2, tốc độ tối đa đạt 1,8 Mach.
Về khả năng mang vũ khí, Rafale có tổng cộng 14 điểm gắn bên ngoài, có thể lắp hơn 9 tấn vũ khí các loại. Các tên lửa mà Rafale mang theo là tên lửa không đối không Mika, với tầm bắn 80 km, tên lửa không đối không tầm xa Meteor với tầm bắn 120 đến 150 km và tên lửa hành trình Skap, tiêu diệt mục tiêu mặt đất với tầm bắn 400-500 km.
Còn theo truyền thông Ấn Độ, J-16 của Trung Quốc là "đứa con nhân bản lỗi" của chiếc Su-30MK2 mà Trung Quốc nhập từ Nga. Đây là loại chiến đấu cơ đa năng 2 chỗ ngồi, hai động cơ và hoàn toàn không thể "chung mâm" với Rafale được sản xuất từ châu Âu.
J-16 có trọng lượng cất cánh tối đa hơn 30 tấn, cũng được trang bị radar pha quét điện tử chủ động, do Trung Quốc tự lực phát triển; cự ly phát hiện mục tiêu trên không lên đến 260 km, có thể theo dõi 12 mục tiêu cùng lúc và tấn công 6 mục tiêu nguy hiểm nhất.
Ngoài ra, J-16 còn được trang bị hệ thống ngắm bắn quang điện tử, cũng như chức năng chụp ảnh độ phân giải cao, theo dõi tự động, tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại, phạm vi và chức năng theo dõi điểm laser.
Về động cơ, tiêm kích J-16 được trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt, do công ty Thái Hằng của Trung Quốc chế tạo. Lực đẩy tối đa của động cơ lên tới 13,2 tấn, cho J-16 tốc độ tối đa 2,2 Mach. Nếu có thùng nhiên liệu phụ gắn ngoài, tầm bay tối đa lên tới hơn 4.000 km và bán kính chiến đấu là 1.500 km.
Theo truyền thông Trung Quốc "khoe", chiến đấu cơ J-16 sử dụng nhiều vật liệu composite tiên tiến, nên trọng lượng máy bay nhẹ và kết cầu khung vững chắc hơn, nên có thể mang theo khoảng 12 tấn vũ khí (nhiều hơn cả máy bay ném bom chiến lược H-6K của nước này?).
J-16 cũng là loại máy bay duy nhất của Trung Quốc hiện nay, có thể sử dụng tất cả các loại vũ khí hàng không mà nước này tự chế tạo, trong đó "đình đám" nhất là tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn PL-15, có tầm bắn đến 200 km; bom tấn công hầm ngầm, dẫn đường bằng laser và tên lửa chống hạm Eagle-83K.
Cứ theo truyền thông Trung Quốc, thì Rafale thua toàn diện J-16 về khả năng mang vũ khí, tốc độ tối đa, trần bay thực tế, khả năng phát hiện radar và bán kính chiến đấu, nên J-16 hoàn toàn có thể hạ gục Rafale, với khả năng tấn công ngoài tầm nhìn.
Đánh giá khách quan, Rafale là loại chiến đấu cơ đã khẳng định được vị trí, thông qua thực chiến; còn J-16 là phiên bản sao chép, trong đó động cơ Thái Hằng chưa tạo được sự tin tưởng ngay chính trong Không quân Trung Quốc.
Điều quan trọng hơn, là cả máy bay và vũ khí trang bị trên J-16 chưa được kiểm nghiệm qua thực chiến, cũng như chưa có tổ chức độc lập nào đánh giá về chất lượng cũng như tính năng của máy bay và vũ khí; nếu cho rằng J-16 tiên tiến, vượt trội hơn Rafale thực tế chỉ là sự tự lừa dối mình mà thôi.
Video Máy bay tiêm kích Rafale của Pháp - Nguồn: QPVN