Một trong hai vị tướng Nhật Bản chỉ huy Trận Iwo Jima là Tadamichi Kuribayashi, ông sinh ngày 7/7/1891. Tướng Tadamichi là một trong những vị tướng nổi danh nhất của Quân đội Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, tên tuổi ông luôn đi kèm với trận Iwo Jima, chiến trường duy nhất ở Mặt trận Thái Bình Dương mà thương vong của quân Mỹ cao hơn cả của Nhật. Nguồn ảnh: Wiki.Tốt nghiệp trường Sĩ quan Lục quân tại Nagano vào năm 1914 với chuyên ngành Kỵ binh, Tadamichi là một trong những học viên ưu tú nhất được nhận thanh gươm tốt nghiệp từ chính tay Thiên hoàng Đại Chính của Nhật Bản. Từ năm 1928, ông trở thành tùy viên quân sự của Nhật tại Washington, Mỹ và hiểu rõ văn hóa Mỹ trong thời gian ba năm sinh sống tại đây trước khi được chuyển tới Canada và trở thành tùy viên quân sự đầu tiên của Nhật tại nước này. Nguồn ảnh: Pinterest.Trong trận Iwo Jima, ông được giao chỉ huy một lực lượng gồm 21.000 quân nhưng không có không quân và hải quân yểm trợ. Biết chắc sẽ nắm phần thua trong tay nhưng Tadamichi vẫn hi vọng rằng nếu gây ra thương vong thật lớn cho Mỹ thì Quân đội Mỹ sẽ "chùn chân", không dám tấn công vào lãnh thổ Nhật Bản. Nguồn ảnh: Quora.Cũng trong trận này, Tadamichi đã tổ chức một chiến thuật phòng thủ mới, chưa từng có tiền lệ trên Mặt trận Thái Bình Dương đó là phòng thủ chiều sâu để hạn chế hiệu quả của hải pháo cũng như phi pháo của quân đội Mỹ. Ngoài ra, trận Iwo Jima cũng là trận chiến quân Nhật chơi "quân tử" khi Tadamichi cấm lính của mình chiến đấu theo kiểu tự sát, tránh làm hao quân vô ích. Nguồn ảnh: Taku.Sát cánh bên cạnh Tadamichi là Nishi Takeichi. Đây cũng là một sĩ quan chỉ huy cực kỳ tài giỏi của Nhật dù chỉ mang quân hàm Đại tá khi trận Iwo Jima diễn ra. Giống với Tadamichi, Nishi cũng là người hiểu rõ văn hóa Mỹ với một thời gian dài tham gia học tập và thi đấu môn Cưỡi ngựa ở Thế vận hội Los Angeles năm 1932. Nguồn ảnh: Wiki.Mặc dù không có thành tích xuất sắc cho lắm khi theo học tại trường Sĩ quan Lục quân Đế quốc Nhật Bản vào năm 1920, chỉ xếp thứ 13 trên tổng số 19 học viên cùng lớp nhưng những gì Nishi Takeichi thể hiện trên chiến trường thực chiến lại rất ấn tượng khiến ông được thăng cấp vù vù. Nguồn ảnh: Wiki.Thời gian học tập và thi đấu tại Mỹ giúp Nishi Takeichi hiểu ra một điều đó là người Mỹ luôn sợ những thứ gì đó kéo dài, đặc biệt là một trận đánh lâu la mất thì giờ với thương vong tăng cao. Giống với Tadamichi, Nishi Takeichi hiểu Iwo Jima sẽ là trận đánh cuối cùng của đời mình vì với tương quan lực lượng quá chênh lệch, Nhật Bản không thể thắng được Mỹ tại Iwo Jima. Nguồn ảnh: Wiki.Tuy nhiên, ông vẫn hy vọng sẽ cầm chân được Thủy quân Lục chiến Mỹ tại Iwo Jima càng lâu càng tốt, và phải gây thương vong cho quân Mỹ ở mức tối đa nhằm vực lại tinh thần chiến đấu của binh lính Nhật, dập tắt nhuệ khí của lính Mỹ và làm các tướng Mỹ phải run sợ khi muốn tấn công vào nội địa Nhật Bản. Nguồn ảnh: Pinterest.Là người mang tư tưởng nhân văn, Nishi Takeichi cũng cấm tuyệt đối các binh sỹ của mình được tổ chức các cuộc tấn công cảm tử vô ích, quan điểm của ông khá giống với tướng lĩnh Mỹ ở chỗ thay vì chết một cái chết vinh quang, hãy tìm cách sống sót và tiếp tục cống hiến cho tổ quốc. Nguồn ảnh: Nippon.Dưới sự chỉ huy tài tình của hai vị tướng mang tư tưởng phương Tây, Iwo Jima dù chỉ là một hòn đảo núi lửa khô cằn sỏi đá đã biển thành một pháo đài phòng thủ chiều sâu với lớp phòng thủ đầu tiên được đặt ở trung tâm hòn đảo này và lớp phòng thủ thứ hai được đặt dọc dãy núi Motoyama và các lô cốt được khoét xâu vào trong núi đá, khiến pháo binh Mỹ hoàn toàn vô dụng. Nguồn ảnh: Wiki.Từ trên ngọn núi Motoyama (phía xa của bức hình) pháo binh Nhật Bản hoàn toàn có thể nã những phát bắn chí tử xuống phía lính Mỹ đang chật vật tìm cách chọc thủng tuyến phòng thủ đầu tiên ở trung tâm hòn đảo này. Nguồn ảnh: Youtube.Tổng cộng, phía Mỹ đã huy động tới 110.000 lính và hơn 500 tàu chiến các loại vào trận chiến này trong khi đó phía Nhật chỉ có khoảng 21.000 quân. Nguồn ảnh: Ibili.Thế nhưng kết quả cực kỳ bất ngờ đó là phía Nhật với lực lượng ít hơn đã gây tổn thất tới 25.000 quân chi Mỹ bao gồm cả bị thương lẫn thiệt mạng. Trong khi đó phía Nhật chỉ chịu thương vong có 18.000 người. Đây rõ ràng là một thành tích đáng nể mà ngoài Tadamichi và Takeichi ra, không có một vị tướng nào của Nhật Bản có thể làm được điều tương tự trên Mặt trận Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Legend.Nhiều sử gia Mỹ cho rằng, chính việc thương vong quá lớn của Mỹ tại Iwo Jima trở nên cao bất thường so với những trận đánh khác giữa Mỹ và Nhật tại Thái Bình Dương đã khiến nước Mỹ cân nhắc việc sử dụng bom nguyên tử để giảm thiểu cả về thương vong cũng như thời gian cho Quân đội Mỹ trong việc buộc Nhật Bản phải đầu hàng. Tới nay, tư tưởng quân sự vượt thời đại của Tướng Tadamichi và Đại úy Takeichi vẫn được người Nhật ghi nhận và sử dụng như một ví dụ trong quá trình đào tạo tướng lĩnh của mình. Nguồn ảnh: Flickr.
Một trong hai vị tướng Nhật Bản chỉ huy Trận Iwo Jima là Tadamichi Kuribayashi, ông sinh ngày 7/7/1891. Tướng Tadamichi là một trong những vị tướng nổi danh nhất của Quân đội Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, tên tuổi ông luôn đi kèm với trận Iwo Jima, chiến trường duy nhất ở Mặt trận Thái Bình Dương mà thương vong của quân Mỹ cao hơn cả của Nhật. Nguồn ảnh: Wiki.
Tốt nghiệp trường Sĩ quan Lục quân tại Nagano vào năm 1914 với chuyên ngành Kỵ binh, Tadamichi là một trong những học viên ưu tú nhất được nhận thanh gươm tốt nghiệp từ chính tay Thiên hoàng Đại Chính của Nhật Bản. Từ năm 1928, ông trở thành tùy viên quân sự của Nhật tại Washington, Mỹ và hiểu rõ văn hóa Mỹ trong thời gian ba năm sinh sống tại đây trước khi được chuyển tới Canada và trở thành tùy viên quân sự đầu tiên của Nhật tại nước này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong trận Iwo Jima, ông được giao chỉ huy một lực lượng gồm 21.000 quân nhưng không có không quân và hải quân yểm trợ. Biết chắc sẽ nắm phần thua trong tay nhưng Tadamichi vẫn hi vọng rằng nếu gây ra thương vong thật lớn cho Mỹ thì Quân đội Mỹ sẽ "chùn chân", không dám tấn công vào lãnh thổ Nhật Bản. Nguồn ảnh: Quora.
Cũng trong trận này, Tadamichi đã tổ chức một chiến thuật phòng thủ mới, chưa từng có tiền lệ trên Mặt trận Thái Bình Dương đó là phòng thủ chiều sâu để hạn chế hiệu quả của hải pháo cũng như phi pháo của quân đội Mỹ. Ngoài ra, trận Iwo Jima cũng là trận chiến quân Nhật chơi "quân tử" khi Tadamichi cấm lính của mình chiến đấu theo kiểu tự sát, tránh làm hao quân vô ích. Nguồn ảnh: Taku.
Sát cánh bên cạnh Tadamichi là Nishi Takeichi. Đây cũng là một sĩ quan chỉ huy cực kỳ tài giỏi của Nhật dù chỉ mang quân hàm Đại tá khi trận Iwo Jima diễn ra. Giống với Tadamichi, Nishi cũng là người hiểu rõ văn hóa Mỹ với một thời gian dài tham gia học tập và thi đấu môn Cưỡi ngựa ở Thế vận hội Los Angeles năm 1932. Nguồn ảnh: Wiki.
Mặc dù không có thành tích xuất sắc cho lắm khi theo học tại trường Sĩ quan Lục quân Đế quốc Nhật Bản vào năm 1920, chỉ xếp thứ 13 trên tổng số 19 học viên cùng lớp nhưng những gì Nishi Takeichi thể hiện trên chiến trường thực chiến lại rất ấn tượng khiến ông được thăng cấp vù vù. Nguồn ảnh: Wiki.
Thời gian học tập và thi đấu tại Mỹ giúp Nishi Takeichi hiểu ra một điều đó là người Mỹ luôn sợ những thứ gì đó kéo dài, đặc biệt là một trận đánh lâu la mất thì giờ với thương vong tăng cao. Giống với Tadamichi, Nishi Takeichi hiểu Iwo Jima sẽ là trận đánh cuối cùng của đời mình vì với tương quan lực lượng quá chênh lệch, Nhật Bản không thể thắng được Mỹ tại Iwo Jima. Nguồn ảnh: Wiki.
Tuy nhiên, ông vẫn hy vọng sẽ cầm chân được Thủy quân Lục chiến Mỹ tại Iwo Jima càng lâu càng tốt, và phải gây thương vong cho quân Mỹ ở mức tối đa nhằm vực lại tinh thần chiến đấu của binh lính Nhật, dập tắt nhuệ khí của lính Mỹ và làm các tướng Mỹ phải run sợ khi muốn tấn công vào nội địa Nhật Bản. Nguồn ảnh: Pinterest.
Là người mang tư tưởng nhân văn, Nishi Takeichi cũng cấm tuyệt đối các binh sỹ của mình được tổ chức các cuộc tấn công cảm tử vô ích, quan điểm của ông khá giống với tướng lĩnh Mỹ ở chỗ thay vì chết một cái chết vinh quang, hãy tìm cách sống sót và tiếp tục cống hiến cho tổ quốc. Nguồn ảnh: Nippon.
Dưới sự chỉ huy tài tình của hai vị tướng mang tư tưởng phương Tây, Iwo Jima dù chỉ là một hòn đảo núi lửa khô cằn sỏi đá đã biển thành một pháo đài phòng thủ chiều sâu với lớp phòng thủ đầu tiên được đặt ở trung tâm hòn đảo này và lớp phòng thủ thứ hai được đặt dọc dãy núi Motoyama và các lô cốt được khoét xâu vào trong núi đá, khiến pháo binh Mỹ hoàn toàn vô dụng. Nguồn ảnh: Wiki.
Từ trên ngọn núi Motoyama (phía xa của bức hình) pháo binh Nhật Bản hoàn toàn có thể nã những phát bắn chí tử xuống phía lính Mỹ đang chật vật tìm cách chọc thủng tuyến phòng thủ đầu tiên ở trung tâm hòn đảo này. Nguồn ảnh: Youtube.
Tổng cộng, phía Mỹ đã huy động tới 110.000 lính và hơn 500 tàu chiến các loại vào trận chiến này trong khi đó phía Nhật chỉ có khoảng 21.000 quân. Nguồn ảnh: Ibili.
Thế nhưng kết quả cực kỳ bất ngờ đó là phía Nhật với lực lượng ít hơn đã gây tổn thất tới 25.000 quân chi Mỹ bao gồm cả bị thương lẫn thiệt mạng. Trong khi đó phía Nhật chỉ chịu thương vong có 18.000 người. Đây rõ ràng là một thành tích đáng nể mà ngoài Tadamichi và Takeichi ra, không có một vị tướng nào của Nhật Bản có thể làm được điều tương tự trên Mặt trận Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Legend.
Nhiều sử gia Mỹ cho rằng, chính việc thương vong quá lớn của Mỹ tại Iwo Jima trở nên cao bất thường so với những trận đánh khác giữa Mỹ và Nhật tại Thái Bình Dương đã khiến nước Mỹ cân nhắc việc sử dụng bom nguyên tử để giảm thiểu cả về thương vong cũng như thời gian cho Quân đội Mỹ trong việc buộc Nhật Bản phải đầu hàng. Tới nay, tư tưởng quân sự vượt thời đại của Tướng Tadamichi và Đại úy Takeichi vẫn được người Nhật ghi nhận và sử dụng như một ví dụ trong quá trình đào tạo tướng lĩnh của mình. Nguồn ảnh: Flickr.