Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội) trong 4 ngày 19-23/12, đây là sự kiện quốc tế nổi bật với thông điệp “Hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển”.Đồng thời, đây cũng là dịp để giới thiệu các công nghệ quốc phòng hiện đại, giải pháp an ninh tiên tiến và tạo cơ hội giao lưu giữa các đối tác trong ngành.Phát biểu khai mạc lễ khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam là quốc gia yêu chuộng hòa bình, trọng nghĩa, trọng tình, trọng lẽ phải trong các mối quan hệ hợp tác quốc tế. Việt Nam chủ động mở rộng đối ngoại và hợp tác quốc phòng nhằm tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau, thể hiện sự chân thành và xây dựng lòng tin, cùng giải quyết các thách thức an ninh, an toàn chung...Triển lãm năm nay có sự tham gia của hơn 240 doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng đến từ 49 quốc gia.Các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia trưng bày, giới thiệu các phương tiện chiến đấu, giải pháp công nghệ, vũ khí, trang bị sử dụng cho lực lượng hải quân, lục quân, phòng không - không quân, tác chiến không gian mạng và các trang thiết bị hậu cần, kỹ thuật.Nhiều sản phẩm của Việt Nam trưng bày, giới thiệu tại triển lãm do các cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng, như: Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Quân chủng Phòng không - Không quân, Quân chủng Hải quân, Học viện Kỹ thuật quân sự, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Binh chủng Tăng thiết giáp, Binh chủng Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) và các công ty thương mại, dịch vụ của Bộ Quốc phòng nghiên cứu, chế tạo.Tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn do Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) nghiên cứu và phát triển. Đây là tổ hợp tên lửa bắn từ bờ, cơ động, có thể bắn các loại đạn tên lửa hành trình đối hạm, có khả năng tiêu diệt các tàu mặt nước và các phương tiện nổi trên biển. Hỏa lực được điều khiển ở chế độ chiến đấu tập trung; có khả năng tính toán phần tử bắn và tự động xác định quỹ đạo bay của đạn tên lửa.Hệ thống pháo phòng không 57 mm dù đã có tuổi đời hơn nửa thập kỷ vẫn gây được sự chú ý của nhiều người đam mê quân sự bởi bản nâng cấp đặc biệt. Theo đó, các tổ hợp pháo phòng không 57 mm cải tiến được tích hợp hệ thống phát hiện dẫn bắn bằng radar và quang điện tử, giúp tăng hiệu quả tác chiến tổng thể của tổ hợp pháo 57 mm với tên gọi VPK-57. Đây là một cải tiến đáng kể giúp nâng cao hiệu quả tác chiến của loại pháo phòng không này trong môi trường tác chiến hiện đại.Xe chiến đấu bộ binh XCB-01 là sản phẩm do ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam tự nghiên cứu và sản xuất. Xe có thông số kỹ thuật cơ bản như: Chiều dài: 6.950 mm, chiều rộng 3.250 mm và cao 2.140 mm chưa kể độ nâng của pháo chính. Xe sử dụng cơ cấu bánh xích có tính việt dã cao với kíp điều khiển gồm 3 thành viên (lái xe, pháo thủ và trưởng xe). Xe XCB-01 có khả năng đạt tốc độ tối đa tới 65 km/h, tốc độ bơi 7 km/h với động cơ diesel 300 mã lực. Thiết kế hệ thống treo giúp phương tiện có thể leo dốc đứng 30 độ, cũng như khả năng vượt nhiều loại địa hình khác nhau.Bộ trang bị mang tên "Người lính tương lai" với nhiều tính năng hỗ trợ chiến đấu hiện đại, tích hợp AI lần đầu ra mắt công chúng. Đây là mẫu trang bị mang tính ý tưởng, được Viettel xây dựng trên nền tảng tích hợp vũ khí thông minh, thu thập xử lý trao đổi thông tin, kết nối người lính thành một phần của mạng lưới chiến trường.Mẫu máy bay mang tên TP-150 do một công ty tư nhân ở Việt Nam phối hợp cùng đối tác đến từ Italy sản xuất và lắp ráp. Đây là mẫu máy bay đầu tiên do một công ty tư nhân ở Việt Nam sản xuất. TP-150 có chiều dài 10 m, sải cánh 7 m, là mẫu máy bay huấn luyện sơ cấp với trần bay khoảng 7.000 m, tốc độ cất cánh 100 km/h, vận tốc tối đa 300 km/h.Tham dự triển lãm Quốc phòng các cường quốc quân sự như Nga, Mỹ mang đến nhiều vũ khí, khí tài lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng và những người yêu quân sự trong nước như máy bay cường kích A10; siêu lựu pháo M777A2 -155 mm; xe chiến đấu bộ binh BMP-3ME; tổ hợp tên lửa diệt tăng tự hành Kornet-UE đặt trên khung gầm xe dã chiến Typhoon-K.Cũng trong triển lãm năm nay, các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD; ký kết 17 Thoả thuận hợp tác chiến lược giữa công nghiệp quốc phòng Việt Nam và doanh nghiệp của các nước có nền công nghiệp phát triển như: Mỹ, Ấn Độ, Pháp, Bỉ…Chỉ trong 4 ngày triển lãm, đã có tới hơn 260.000 lượt người tham quan. Lần đầu tham dự triển lãm quốc phòng, Hải Yến (quận Long Biên) tỏ ra rất bất ngờ và ấn tượng. "Các trang bị, khí tài của Quân đội nhân dân Việt Nam mang đến triển lãm năm nay đều rất hiện đại, không hề kém cạnh với các cường quốc quân sự trên thế giới", Yến chia sẻ.Để đáp ứng nhu cầu của nhân dân, Ban tổ chức quyết định kéo dài thời gian mở cửa đón tiếp người dân tham quan triển lãm đến 12h, ngày 23/12.
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội) trong 4 ngày 19-23/12, đây là sự kiện quốc tế nổi bật với thông điệp “Hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển”.
Đồng thời, đây cũng là dịp để giới thiệu các công nghệ quốc phòng hiện đại, giải pháp an ninh tiên tiến và tạo cơ hội giao lưu giữa các đối tác trong ngành.
Phát biểu khai mạc lễ khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam là quốc gia yêu chuộng hòa bình, trọng nghĩa, trọng tình, trọng lẽ phải trong các mối quan hệ hợp tác quốc tế. Việt Nam chủ động mở rộng đối ngoại và hợp tác quốc phòng nhằm tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau, thể hiện sự chân thành và xây dựng lòng tin, cùng giải quyết các thách thức an ninh, an toàn chung...
Triển lãm năm nay có sự tham gia của hơn 240 doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng đến từ 49 quốc gia.
Các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia trưng bày, giới thiệu các phương tiện chiến đấu, giải pháp công nghệ, vũ khí, trang bị sử dụng cho lực lượng hải quân, lục quân, phòng không - không quân, tác chiến không gian mạng và các trang thiết bị hậu cần, kỹ thuật.
Nhiều sản phẩm của Việt Nam trưng bày, giới thiệu tại triển lãm do các cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng, như: Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Quân chủng Phòng không - Không quân, Quân chủng Hải quân, Học viện Kỹ thuật quân sự, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Binh chủng Tăng thiết giáp, Binh chủng Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) và các công ty thương mại, dịch vụ của Bộ Quốc phòng nghiên cứu, chế tạo.
Tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn do Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) nghiên cứu và phát triển. Đây là tổ hợp tên lửa bắn từ bờ, cơ động, có thể bắn các loại đạn tên lửa hành trình đối hạm, có khả năng tiêu diệt các tàu mặt nước và các phương tiện nổi trên biển. Hỏa lực được điều khiển ở chế độ chiến đấu tập trung; có khả năng tính toán phần tử bắn và tự động xác định quỹ đạo bay của đạn tên lửa.
Hệ thống pháo phòng không 57 mm dù đã có tuổi đời hơn nửa thập kỷ vẫn gây được sự chú ý của nhiều người đam mê quân sự bởi bản nâng cấp đặc biệt. Theo đó, các tổ hợp pháo phòng không 57 mm cải tiến được tích hợp hệ thống phát hiện dẫn bắn bằng radar và quang điện tử, giúp tăng hiệu quả tác chiến tổng thể của tổ hợp pháo 57 mm với tên gọi VPK-57. Đây là một cải tiến đáng kể giúp nâng cao hiệu quả tác chiến của loại pháo phòng không này trong môi trường tác chiến hiện đại.
Xe chiến đấu bộ binh XCB-01 là sản phẩm do ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam tự nghiên cứu và sản xuất. Xe có thông số kỹ thuật cơ bản như: Chiều dài: 6.950 mm, chiều rộng 3.250 mm và cao 2.140 mm chưa kể độ nâng của pháo chính. Xe sử dụng cơ cấu bánh xích có tính việt dã cao với kíp điều khiển gồm 3 thành viên (lái xe, pháo thủ và trưởng xe). Xe XCB-01 có khả năng đạt tốc độ tối đa tới 65 km/h, tốc độ bơi 7 km/h với động cơ diesel 300 mã lực. Thiết kế hệ thống treo giúp phương tiện có thể leo dốc đứng 30 độ, cũng như khả năng vượt nhiều loại địa hình khác nhau.
Bộ trang bị mang tên "Người lính tương lai" với nhiều tính năng hỗ trợ chiến đấu hiện đại, tích hợp AI lần đầu ra mắt công chúng. Đây là mẫu trang bị mang tính ý tưởng, được Viettel xây dựng trên nền tảng tích hợp vũ khí thông minh, thu thập xử lý trao đổi thông tin, kết nối người lính thành một phần của mạng lưới chiến trường.
Mẫu máy bay mang tên TP-150 do một công ty tư nhân ở Việt Nam phối hợp cùng đối tác đến từ Italy sản xuất và lắp ráp. Đây là mẫu máy bay đầu tiên do một công ty tư nhân ở Việt Nam sản xuất. TP-150 có chiều dài 10 m, sải cánh 7 m, là mẫu máy bay huấn luyện sơ cấp với trần bay khoảng 7.000 m, tốc độ cất cánh 100 km/h, vận tốc tối đa 300 km/h.
Tham dự triển lãm Quốc phòng các cường quốc quân sự như Nga, Mỹ mang đến nhiều vũ khí, khí tài lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng và những người yêu quân sự trong nước như máy bay cường kích A10; siêu lựu pháo M777A2 -155 mm; xe chiến đấu bộ binh BMP-3ME; tổ hợp tên lửa diệt tăng tự hành Kornet-UE đặt trên khung gầm xe dã chiến Typhoon-K.
Cũng trong triển lãm năm nay, các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD; ký kết 17 Thoả thuận hợp tác chiến lược giữa công nghiệp quốc phòng Việt Nam và doanh nghiệp của các nước có nền công nghiệp phát triển như: Mỹ, Ấn Độ, Pháp, Bỉ…
Chỉ trong 4 ngày triển lãm, đã có tới hơn 260.000 lượt người tham quan. Lần đầu tham dự triển lãm quốc phòng, Hải Yến (quận Long Biên) tỏ ra rất bất ngờ và ấn tượng. "Các trang bị, khí tài của Quân đội nhân dân Việt Nam mang đến triển lãm năm nay đều rất hiện đại, không hề kém cạnh với các cường quốc quân sự trên thế giới", Yến chia sẻ.
Để đáp ứng nhu cầu của nhân dân, Ban tổ chức quyết định kéo dài thời gian mở cửa đón tiếp người dân tham quan triển lãm đến 12h, ngày 23/12.