Mới đây, ông Alexander Mikheev - Tổng Giám đốc Tổng công ty quản lý xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport vừa đưa ra tuyên bố chấn động rằng, Rosoboronexport có ý định bán máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 Su T-50, hệ thống phòng không S-500 và cả siêu tăng T-14 Armata. Tuyên bố này trái ngược hoàn toàn so với những dự đoán của giới chuyên gia quân sự Nga trong mấy năm qua về triển vọng xuất khẩu Su T-50 hay T-14 Armata. Nguồn ảnh: Airlines.net..."Tất nhiên đối với các loại vũ khí hiện đại và thu hút sự quan tâm của truyền thông cũng như các nước trên thế giới như tăng thế hệ mới nhất Armata, hệ thống phòng không S-500, máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 và một số hệ thống vũ khí của Nga sẽ có tiềm năng xuất khẩu rất lớn. Tuy nhiên cho tới thời điểm này kế hoạch của Rosoboronexport về xuất khẩu những loại vũ khí hiện nay vẫn chưa được xác định", hãng tin Sputnik dẫn lời của ông Alexander Mikheev. Trong ảnh, tiêm kích thế hệ thứ 5 Sukhoi T-50 đang thu hút sự chú ý lớn trên thế giới. Nguồn ảnh: Airlines.netCũng theo lãnh đạo Rosoboronexport, một trong những nguyên nhân dẫn đến quyết định này là do hiện nay chúng chưa được sản xuất hàng loạt, một số đã trang bị và một số đang thử nghiệm. Thực vậy, Sukhoi T-50 tới nay vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm, hoàn thiện, thậm chí còn chưa có mặt trong Không quân Nga. Nguồn ảnh: Airlines.netMột loại vũ khí còn chưa đưa vào trang bị, chưa được sản xuất hàng loạt như Sukhoi T-50 và cả S-500 hay T-14 Armata thì khó mà nói tới triển vọng xuất khẩu. Với tiêm kích Su T-50, hiện một số hạng mục vẫn chưa hoàn thiện, ví dụ như là động cơ của loạt chế tạo thử nghiệm Su T-50 vẫn dùng phiên bản nâng cấp dòng AL-31F vốn dành cho tiêm kích Su-27/30. Động cơ chính thức của Su T-50 có thể sẽ không xuất hiện trước năm 2020. Vẫn còn nhiều việc phải làm với chiếc máy bay này. Nguồn ảnh: Airlines.netCòn hệ thống tên lửa phòng không S-500 Prometey đang do tập đoàn Almaz-Antey phát triển, hiện vẫn còn chưa được công bố nguyên mẫu rõ ràng, tất cả chỉ là thông tin rò rỉ. Nguồn ảnh: WikipediaTheo các nguồn chưa chính thức, hệ thống tên lửa S-500 có khả năng đánh chặn và phá hủy các tên lửa đạn đạo liên lục địa cũng như tên lửa hành trình siêu thanh, máy bay chiến đấu, máy bay cảnh báo sớm. Tầm bắn của nó đạt 600km khi chống tên lửa và 400km khi làm nhiệm vụ phòng không. S-500 có khả năng phát hiện và tấn công cùng lúc 10 mục tiêu siêu thanh bay tốc độ 18.000km/s. Tuy vậy thực tế thì còn phải để xem. Nguồn ảnh: WikipediaVề phần siêu tăng T-14 Armata, dù số lượng chế tạo có thể đã lên tới hàng chục chiếc nhưng cơ bản hiện các xe tăng vẫn còn nằm trong giai đoạn thử nghiệm đánh giá tính năng kỹ chiến thuật, cũng như khắc phục các vấn đề còn tồn tại. Nguồn ảnh: WikipediaVí dụ như hỏa lực của T-14 Armata dược coi là chưa tương xứng với một mẫu xe tăng mang tính cách mạng, xe tăng của tương lai. Pháo 125mm 2A82-1M dẫu sao cũng chỉ là khẩu pháo cải tiến trên cơ sở loại 2A46 trang bị trên các xe tăng thế hệ 3 như T-72, T-80 và T-90. Người ta tin rằng, T-14 Armata cần được trang bị pháo chính 152mm qua đó đủ sức quét sạch mọi loại tăng Mỹ, NATO. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài ra, cũng cần phải làm việc thêm để đánh giá rõ nét các hệ thống phòng vệ trên xe tăng bao gồm hệ thống phòng thủ chủ động Afganit được quảng cáo là có thể đánh chặn được cả tên lửa và đạn pháo. Bên cạnh đó, còn có nguồn tin rò rỉ cho rằng Armata sẽ có một loại radar tương tự công nghệ trên tiêm kích Su T-50? Nguồn ảnh: WikipediaVề vấn đề động cơ, hiện Nga mới chỉ phát triển và sản xuất động cơ diesel công suất hơn 1.000 mã lực cho xe tăng T-90. Với một cỗ máy như T-14 Armata, nó sẽ tiêu tốn nhiều hơn, do đó cần động cơ 1.500 - 1.800 mã lực để duy trì sự cơ động ưu thế trước siêu tăng NATO. Sẽ là một thử thách rất lớn với ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mới đây, ông Alexander Mikheev - Tổng Giám đốc Tổng công ty quản lý xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport vừa đưa ra tuyên bố chấn động rằng, Rosoboronexport có ý định bán máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 Su T-50, hệ thống phòng không S-500 và cả siêu tăng T-14 Armata. Tuyên bố này trái ngược hoàn toàn so với những dự đoán của giới chuyên gia quân sự Nga trong mấy năm qua về triển vọng xuất khẩu Su T-50 hay T-14 Armata. Nguồn ảnh: Airlines.net
..."Tất nhiên đối với các loại vũ khí hiện đại và thu hút sự quan tâm của truyền thông cũng như các nước trên thế giới như tăng thế hệ mới nhất Armata, hệ thống phòng không S-500, máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 và một số hệ thống vũ khí của Nga sẽ có tiềm năng xuất khẩu rất lớn. Tuy nhiên cho tới thời điểm này kế hoạch của Rosoboronexport về xuất khẩu những loại vũ khí hiện nay vẫn chưa được xác định", hãng tin Sputnik dẫn lời của ông Alexander Mikheev. Trong ảnh, tiêm kích thế hệ thứ 5 Sukhoi T-50 đang thu hút sự chú ý lớn trên thế giới. Nguồn ảnh: Airlines.net
Cũng theo lãnh đạo Rosoboronexport, một trong những nguyên nhân dẫn đến quyết định này là do hiện nay chúng chưa được sản xuất hàng loạt, một số đã trang bị và một số đang thử nghiệm. Thực vậy, Sukhoi T-50 tới nay vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm, hoàn thiện, thậm chí còn chưa có mặt trong Không quân Nga. Nguồn ảnh: Airlines.net
Một loại vũ khí còn chưa đưa vào trang bị, chưa được sản xuất hàng loạt như Sukhoi T-50 và cả S-500 hay T-14 Armata thì khó mà nói tới triển vọng xuất khẩu. Với tiêm kích Su T-50, hiện một số hạng mục vẫn chưa hoàn thiện, ví dụ như là động cơ của loạt chế tạo thử nghiệm Su T-50 vẫn dùng phiên bản nâng cấp dòng AL-31F vốn dành cho tiêm kích Su-27/30. Động cơ chính thức của Su T-50 có thể sẽ không xuất hiện trước năm 2020. Vẫn còn nhiều việc phải làm với chiếc máy bay này. Nguồn ảnh: Airlines.net
Còn hệ thống tên lửa phòng không S-500 Prometey đang do tập đoàn Almaz-Antey phát triển, hiện vẫn còn chưa được công bố nguyên mẫu rõ ràng, tất cả chỉ là thông tin rò rỉ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo các nguồn chưa chính thức, hệ thống tên lửa S-500 có khả năng đánh chặn và phá hủy các tên lửa đạn đạo liên lục địa cũng như tên lửa hành trình siêu thanh, máy bay chiến đấu, máy bay cảnh báo sớm. Tầm bắn của nó đạt 600km khi chống tên lửa và 400km khi làm nhiệm vụ phòng không. S-500 có khả năng phát hiện và tấn công cùng lúc 10 mục tiêu siêu thanh bay tốc độ 18.000km/s. Tuy vậy thực tế thì còn phải để xem. Nguồn ảnh: Wikipedia
Về phần siêu tăng T-14 Armata, dù số lượng chế tạo có thể đã lên tới hàng chục chiếc nhưng cơ bản hiện các xe tăng vẫn còn nằm trong giai đoạn thử nghiệm đánh giá tính năng kỹ chiến thuật, cũng như khắc phục các vấn đề còn tồn tại. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ví dụ như hỏa lực của T-14 Armata dược coi là chưa tương xứng với một mẫu xe tăng mang tính cách mạng, xe tăng của tương lai. Pháo 125mm 2A82-1M dẫu sao cũng chỉ là khẩu pháo cải tiến trên cơ sở loại 2A46 trang bị trên các xe tăng thế hệ 3 như T-72, T-80 và T-90. Người ta tin rằng, T-14 Armata cần được trang bị pháo chính 152mm qua đó đủ sức quét sạch mọi loại tăng Mỹ, NATO. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài ra, cũng cần phải làm việc thêm để đánh giá rõ nét các hệ thống phòng vệ trên xe tăng bao gồm hệ thống phòng thủ chủ động Afganit được quảng cáo là có thể đánh chặn được cả tên lửa và đạn pháo. Bên cạnh đó, còn có nguồn tin rò rỉ cho rằng Armata sẽ có một loại radar tương tự công nghệ trên tiêm kích Su T-50? Nguồn ảnh: Wikipedia
Về vấn đề động cơ, hiện Nga mới chỉ phát triển và sản xuất động cơ diesel công suất hơn 1.000 mã lực cho xe tăng T-90. Với một cỗ máy như T-14 Armata, nó sẽ tiêu tốn nhiều hơn, do đó cần động cơ 1.500 - 1.800 mã lực để duy trì sự cơ động ưu thế trước siêu tăng NATO. Sẽ là một thử thách rất lớn với ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Nguồn ảnh: Wikipedia