Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các hệ thống pháo tự đặt trên khung bệ bánh xích, trong khoảng 20-30 năm trở lại đây các phương tiện pháo tự hành đặt trên khung gầm bánh lốp ngày càng phổ biến hơn. Thậm chí, không ít quốc gia đã dừng phát triển pháo tự hành bánh xích chuyển sang bánh lốp. Nguồn ảnh: Pakistan DefenceMột trong lý do chủ yếu là pháo bánh lốp kết cấu đơn giản hơn trong thiết kế trong khi vẫn đảm bảo yếu tố hỏa lực và cơ động. Đã qua rồi cái thời chỉ bánh xích mới vượt địa hình tốt nhất, các công nghệ mang tính cách mạng về động cơ, về hệ thống treo – truyền động đưa các phương tiện bánh lốp ngang ngửa về khả năng việt dã với bánh xích. Nguồn ảnh: Military-Today.Mới đây, trang thông tin quân sự Military-Today căn cứ theo các tiêu chí về hỏa lực, tốc độ bắn, mang vác đạn, thời gian triển khai - thu hồi và bảo vệ...đã xếp top 10 khẩu pháo tự hành bánh lốp tốt nhất thế giới. Đáng ngạc nhiên, trong số 10 khẩu pháo này nước Nga lại đứng bét bảng, trong khi Mỹ không có đại diện nào. Nguồn ảnh: ChinamilThật vậy, mặc dù là quốc gia sở hữu thiết kế pháo kéo, pháo tự hành mạnh nhất thế giới, thế nhưng cả Liên Xô và nước Nga sau này đều không phát triển pháo tự hành bánh lốp mà chủ yếu tập trung vào bánh xích. Đó là lý do mà nước này đứng bét bảng với hệ thống pháo tự hành A-222 Bereg vốn chả có tiếng tăm gì. Nguồn ảnh: Military-TodayA-222 Bereg thực tế là hệ thống pháo thiết kế cho lực lượng bờ biển thay vì tác chiến lục quân. Nó được làm ra với mục đích hỗ trợ các tổ hợp tên lửa bờ trog nhiệm vụ đối phó với mục tiêu tàu đổ bộ nhỏ, tàu tấn công nhanh ở cự ly khoảng 20km trở xuống - tầm bắn chết đối với các tổ hợp tên lửa bờ biển tầm xa. Nguồn ảnh: Military-TodayBereg được trang bị khẩu pháo 130mm có tầm bắn khoảng 27km, tốc độ bắn 10 phát/phút, dự trữ đạn 40 viên. Chỉ có một số lượng rất nhỏ được chế tạo và đưa vào trang bị năm 2003. Nguồn ảnh: Military-TodayTrong tương lai không xa, nước Nga có thể sẽ chiếm vị trí cao hơn trong thế giới pháo tự hành bánh lốp với siêu phẩm 2S35-1 Koalitsiya-SV KSh đang được phát triển. Khẩu siêu pháo đặt trên khung gầm bánh lốp KamAZ-6560 hứa hẹn sẽ đánh bại mọi khẩu pháo trên thế giới với khẩu 152mm đạt tầm bắn 30-70km tùy loại đạn, dự trữ đạn lên tới 60-70 viên, tốc độ bắn đạt 8 phát/phút với hệ thống nạp đạn hoàn toàn tự động. Nguồn ảnh: Military-TodayCòn bây giờ, vị trí số 1 trong làng pháo tự hành bánh lốp hiện nay thuộc về khẩu Archer của Thụy Điển. Siêu pháo mới gia nhập năm 2013 này trang bị khẩu FH 77B 155mm đạt tầm bắn 30-60km tùy loại đạn, tốc độ bắn 8-9 viên/phút, thời gian chuyển trạng thái từ hành quân sang chiến đấu chỉ mất 30 giây.... Nguồn ảnh: Military-TodayĐứng vị trí thứ 2 là khẩu pháo tự hành G6 Rhino của Nam Phi thiết kế từ những năm 1980. Military-Today đánh giá đây là thiết kế cũ, nhưng sở dĩ nó được xếp thứ hạng cao vì hỏa lực rất mạnh với pháo 155mm đạt tầm bắn từ 30-50km, tốc độ bắn 4 phát/phút, thời gian bắn viên đầu tiên từ trạng thái hành quân sang chiến đấu chỉ mất 60 giây. Ngoài ra, khung bệ cơ sở được trang bị giáp tốt, có thể chống đạn xuyên giáp cỡ 20mm. Nguồn ảnh: Military-TodayVị trí thứ 3 thuộc về khẩu Zuzana của Slovakia được đưa vào phục vụ năm 1998. Zuzana trang bị khẩu pháo 155mm/L45 đạt tầm bắn từ 30-40km, tốc độ bắn đạt khoảng 5-6 phát/phút. Nó nổi bật với hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, có thể tính toán phần tử bắn cực nhanh với hệ thống máy tính.... Nguồn ảnh: Military-TodayVị trí thứ 4 là khẩu CAESAR 8x8 do Pháp sản xuất, trang bị khẩu pháo 155mm/L52 đạt tầm bắn 30-55km tùy loại đạn, tốc độ bắn ước đạt 6 phát/phút, dự trữ đạn 30 viên. Đặc biệt, theo nhà sản xuất, với hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, nó có thể trút 6 viên vào mục tiêu chỉ trong 2 phút rồi rút lui trong nháy mắt. Nguồn ảnh: Military-TodayVị trí thứ 5 thuộc về khẩu pháo NORA B-52 của Serbia với pháo cỡ nòng 155mm/L52 đạt tầm bắn 20-41km, tốc độ bắn 6 phát/phút. Nguồn ảnh: Military-TodayVị trí thứ 6 thuộc về khẩu ATMOS của Israel với pháo 155mm đạt tầm bắn từ 30-41km, tốc độ bắn khoảng 4-9 phát/phút. Nguồn ảnh: Military-TodayKhẩu thứ 7 cũng là đại diện cùng tên đến từ nước Pháp - CAESAR nhưng đặt trên khung gầm 6x6 bánh. Nó cũng sử dụng pháo 155mm nhưng chỉ đạt tầm bắn tối đa khoảng 42km (với đạn tăng tầm), tốc độ bắn 6 phát/phút và dự trữ đạn chỉ có 18 viên. Nguồn ảnh: Military-TodayVị trí thứ 8 thuộc về hệ thống pháo SH-1 do Trung Quốc sản xuất, trang bị pháo 155mm chuẩn NATO đạt tầm bắn tối đa đến 53km với đạn trợ lực tăng tầm V-LAP, dự trữ đạn 25 viên. Dù có tầm bắn ấn tượng, tuy nhiên việc thiếu các thông số rõ ràng tầm bắn trung bình, tốc độ bắn, khả năng bảo vệ kíp lái khiến SH-1 bị "coi nhẹ". Nguồn ảnh: Military-TodayĐứng thứ 9 là khẩu DANA M1 CZ của Cộng hòa Czech, trang bị từ năm 2011. Khẩu này sử dụng pháo 152mm chuẩn Liên Xô, đạt tầm bắn 18,7-25,5km tùy loại đạn, tốc độ bắn khoảng 5 phát/phút, cơ số đạn lên đến 52 viên. Nguồn ảnh: Military-TodayMời độc giả xem video: Pháo tự hành DANA M1 CZ của Cộng hòa Czech. (nguồn EXCALIBUR ARMY)
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các hệ thống pháo tự đặt trên khung bệ bánh xích, trong khoảng 20-30 năm trở lại đây các phương tiện pháo tự hành đặt trên khung gầm bánh lốp ngày càng phổ biến hơn. Thậm chí, không ít quốc gia đã dừng phát triển pháo tự hành bánh xích chuyển sang bánh lốp. Nguồn ảnh: Pakistan Defence
Một trong lý do chủ yếu là pháo bánh lốp kết cấu đơn giản hơn trong thiết kế trong khi vẫn đảm bảo yếu tố hỏa lực và cơ động. Đã qua rồi cái thời chỉ bánh xích mới vượt địa hình tốt nhất, các công nghệ mang tính cách mạng về động cơ, về hệ thống treo – truyền động đưa các phương tiện bánh lốp ngang ngửa về khả năng việt dã với bánh xích. Nguồn ảnh: Military-Today.
Mới đây, trang thông tin quân sự Military-Today căn cứ theo các tiêu chí về hỏa lực, tốc độ bắn, mang vác đạn, thời gian triển khai - thu hồi và bảo vệ...đã xếp top 10 khẩu pháo tự hành bánh lốp tốt nhất thế giới. Đáng ngạc nhiên, trong số 10 khẩu pháo này nước Nga lại đứng bét bảng, trong khi Mỹ không có đại diện nào. Nguồn ảnh: Chinamil
Thật vậy, mặc dù là quốc gia sở hữu thiết kế pháo kéo, pháo tự hành mạnh nhất thế giới, thế nhưng cả Liên Xô và nước Nga sau này đều không phát triển pháo tự hành bánh lốp mà chủ yếu tập trung vào bánh xích. Đó là lý do mà nước này đứng bét bảng với hệ thống pháo tự hành A-222 Bereg vốn chả có tiếng tăm gì. Nguồn ảnh: Military-Today
A-222 Bereg thực tế là hệ thống pháo thiết kế cho lực lượng bờ biển thay vì tác chiến lục quân. Nó được làm ra với mục đích hỗ trợ các tổ hợp tên lửa bờ trog nhiệm vụ đối phó với mục tiêu tàu đổ bộ nhỏ, tàu tấn công nhanh ở cự ly khoảng 20km trở xuống - tầm bắn chết đối với các tổ hợp tên lửa bờ biển tầm xa. Nguồn ảnh: Military-Today
Bereg được trang bị khẩu pháo 130mm có tầm bắn khoảng 27km, tốc độ bắn 10 phát/phút, dự trữ đạn 40 viên. Chỉ có một số lượng rất nhỏ được chế tạo và đưa vào trang bị năm 2003. Nguồn ảnh: Military-Today
Trong tương lai không xa, nước Nga có thể sẽ chiếm vị trí cao hơn trong thế giới pháo tự hành bánh lốp với siêu phẩm 2S35-1 Koalitsiya-SV KSh đang được phát triển. Khẩu siêu pháo đặt trên khung gầm bánh lốp KamAZ-6560 hứa hẹn sẽ đánh bại mọi khẩu pháo trên thế giới với khẩu 152mm đạt tầm bắn 30-70km tùy loại đạn, dự trữ đạn lên tới 60-70 viên, tốc độ bắn đạt 8 phát/phút với hệ thống nạp đạn hoàn toàn tự động. Nguồn ảnh: Military-Today
Còn bây giờ, vị trí số 1 trong làng pháo tự hành bánh lốp hiện nay thuộc về khẩu Archer của Thụy Điển. Siêu pháo mới gia nhập năm 2013 này trang bị khẩu FH 77B 155mm đạt tầm bắn 30-60km tùy loại đạn, tốc độ bắn 8-9 viên/phút, thời gian chuyển trạng thái từ hành quân sang chiến đấu chỉ mất 30 giây.... Nguồn ảnh: Military-Today
Đứng vị trí thứ 2 là khẩu pháo tự hành G6 Rhino của Nam Phi thiết kế từ những năm 1980. Military-Today đánh giá đây là thiết kế cũ, nhưng sở dĩ nó được xếp thứ hạng cao vì hỏa lực rất mạnh với pháo 155mm đạt tầm bắn từ 30-50km, tốc độ bắn 4 phát/phút, thời gian bắn viên đầu tiên từ trạng thái hành quân sang chiến đấu chỉ mất 60 giây. Ngoài ra, khung bệ cơ sở được trang bị giáp tốt, có thể chống đạn xuyên giáp cỡ 20mm. Nguồn ảnh: Military-Today
Vị trí thứ 3 thuộc về khẩu Zuzana của Slovakia được đưa vào phục vụ năm 1998. Zuzana trang bị khẩu pháo 155mm/L45 đạt tầm bắn từ 30-40km, tốc độ bắn đạt khoảng 5-6 phát/phút. Nó nổi bật với hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, có thể tính toán phần tử bắn cực nhanh với hệ thống máy tính.... Nguồn ảnh: Military-Today
Vị trí thứ 4 là khẩu CAESAR 8x8 do Pháp sản xuất, trang bị khẩu pháo 155mm/L52 đạt tầm bắn 30-55km tùy loại đạn, tốc độ bắn ước đạt 6 phát/phút, dự trữ đạn 30 viên. Đặc biệt, theo nhà sản xuất, với hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, nó có thể trút 6 viên vào mục tiêu chỉ trong 2 phút rồi rút lui trong nháy mắt. Nguồn ảnh: Military-Today
Vị trí thứ 5 thuộc về khẩu pháo NORA B-52 của Serbia với pháo cỡ nòng 155mm/L52 đạt tầm bắn 20-41km, tốc độ bắn 6 phát/phút. Nguồn ảnh: Military-Today
Vị trí thứ 6 thuộc về khẩu ATMOS của Israel với pháo 155mm đạt tầm bắn từ 30-41km, tốc độ bắn khoảng 4-9 phát/phút. Nguồn ảnh: Military-Today
Khẩu thứ 7 cũng là đại diện cùng tên đến từ nước Pháp - CAESAR nhưng đặt trên khung gầm 6x6 bánh. Nó cũng sử dụng pháo 155mm nhưng chỉ đạt tầm bắn tối đa khoảng 42km (với đạn tăng tầm), tốc độ bắn 6 phát/phút và dự trữ đạn chỉ có 18 viên. Nguồn ảnh: Military-Today
Vị trí thứ 8 thuộc về hệ thống pháo SH-1 do Trung Quốc sản xuất, trang bị pháo 155mm chuẩn NATO đạt tầm bắn tối đa đến 53km với đạn trợ lực tăng tầm V-LAP, dự trữ đạn 25 viên. Dù có tầm bắn ấn tượng, tuy nhiên việc thiếu các thông số rõ ràng tầm bắn trung bình, tốc độ bắn, khả năng bảo vệ kíp lái khiến SH-1 bị "coi nhẹ". Nguồn ảnh: Military-Today
Đứng thứ 9 là khẩu DANA M1 CZ của Cộng hòa Czech, trang bị từ năm 2011. Khẩu này sử dụng pháo 152mm chuẩn Liên Xô, đạt tầm bắn 18,7-25,5km tùy loại đạn, tốc độ bắn khoảng 5 phát/phút, cơ số đạn lên đến 52 viên. Nguồn ảnh: Military-Today
Mời độc giả xem video: Pháo tự hành DANA M1 CZ của Cộng hòa Czech. (nguồn EXCALIBUR ARMY)