Theo một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp - quân sự Nga, hệ thống điều khiển hỏa lực của xe tăng T-14 Armata đã tiến hành bám bắt mục tiêu tự động mà không có sự tham gia của các thành viên tổ lái."Hệ thống điều khiển hỏa lực (FCS) của xe tăng chủ lực T-14 Armata có một danh mục kỹ thuật số với dấu hiệu nhận dạng đặc trưng của nhiều mục tiêu chiến trường điển hình, bao gồm xe tăng, xe thiết giáp, trực thăng"..."Các yếu tố trí tuệ nhân tạo (AI) cho phép tìm kiếm độc lập mục tiêu”.“T-14 sẽ nhận ra chúng, bao gồm cả đối tượng ngụy trang, sau đó sẽ thực hiện lựa chọn theo mức độ ưu tiên", RIA Novosti dẫn nguồn tin cho hay.Một trong những thử nghiệm đã diễn ra bằng cách sử dụng mô hình toán học và bố cục bán tự nhiên, bao gồm hình ảnh quang phổ và ma trận giả bức xạ nhiệt."Bên cạnh đó, các cuộc thử nghiệm đã được thực hiện tại thực địa, nơi các mẫu xe bọc thép của Nga được sử dụng làm mục tiêu tìm kiếm cho xe tăng Armata", báo cáo nói rõ.Theo kết quả từ tất cả mọi giai đoạn của bài kiểm tra đánh giá trên thao trường, sự tuân thủ về hiệu quả của hệ thống tích hớp với các đặc tính chiến đấu đã đã được xác nhận đầy đủ.Nguồn tin cho biết thêm rằng T-14 sử dụng kính ngắm quang điện tử đa năng, hoạt động trong phạm vi nhìn thấy và ảnh hồng ngoại để thực hiện thao tác tìm kiếm, bám bắt mục tiêu.Nguồn tin cũng lưu ý rằng quyết định bắn hạ đối phương vẫn do trưởng xe đưa ra. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên trong lịch sử chế tạo xe tăng, việc tìm kiếm đối tượng diễn ra hoàn toàn tự động.Trong khi đó, các xe tăng khác kể cả những loại hiện đại nhất của phương Tây mới chỉ có tính năng theo dõi mục tiêu, còn tổ lái phải tìm và chọn đối tượng theo cách thủ công, báo chí Nga nói thêm.RIA Novosti lưu ý rằng dịch vụ báo chí của nhà sản xuất Uralvagonzavod đã xác nhận sự thành công của những bài kiểm tra đối với hệ thống điều khiển hỏa lực của T-14 Armata trong việc tìm kiếm tự động và thu nhận mục tiêu, nhưng không tiết lộ chi tiết.Tuy nhiên cũng cần lưu ý thêm một vấn đề đó là những tuyên bố trên từ ngành công nghiệp quốc phòng Nga vẫn chưa thể được kiểm chứng mà chỉ là thông tin một chiều được họ đưa ra mà thôi.Bên cạnh đó giới chuyên môn cũng tỏ ra ái ngại, bởi từ trước đến nay hệ thống điều khiển hỏa lực chưa từng là thế mạnh của xe tăng Nga, bởi học thuyết chế tạo “nhanh - nhiều - tốt - rẻ” từ thời Liên Xô.Có thể dễ dàng nhận ra trong các cuộc đua xe tăng, khi chiếc T-72B3 gần như phải dừng hẳn lại để bắn vào mục tiêu cố định từ cự ly biết trước mà xác suất trúng đích vẫn khá thấp.Trong khi đó những MBT hiện đại của phương Tây bao gồm M1 Abrams hay Leopard 2A6 có thể vừa chạy vừa bắn vào mục tiêu di động khá chính xác.
Theo một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp - quân sự Nga, hệ thống điều khiển hỏa lực của xe tăng T-14 Armata đã tiến hành bám bắt mục tiêu tự động mà không có sự tham gia của các thành viên tổ lái.
"Hệ thống điều khiển hỏa lực (FCS) của xe tăng chủ lực T-14 Armata có một danh mục kỹ thuật số với dấu hiệu nhận dạng đặc trưng của nhiều mục tiêu chiến trường điển hình, bao gồm xe tăng, xe thiết giáp, trực thăng"...
"Các yếu tố trí tuệ nhân tạo (AI) cho phép tìm kiếm độc lập mục tiêu”.
“T-14 sẽ nhận ra chúng, bao gồm cả đối tượng ngụy trang, sau đó sẽ thực hiện lựa chọn theo mức độ ưu tiên", RIA Novosti dẫn nguồn tin cho hay.
Một trong những thử nghiệm đã diễn ra bằng cách sử dụng mô hình toán học và bố cục bán tự nhiên, bao gồm hình ảnh quang phổ và ma trận giả bức xạ nhiệt.
"Bên cạnh đó, các cuộc thử nghiệm đã được thực hiện tại thực địa, nơi các mẫu xe bọc thép của Nga được sử dụng làm mục tiêu tìm kiếm cho xe tăng Armata", báo cáo nói rõ.
Theo kết quả từ tất cả mọi giai đoạn của bài kiểm tra đánh giá trên thao trường, sự tuân thủ về hiệu quả của hệ thống tích hớp với các đặc tính chiến đấu đã đã được xác nhận đầy đủ.
Nguồn tin cho biết thêm rằng T-14 sử dụng kính ngắm quang điện tử đa năng, hoạt động trong phạm vi nhìn thấy và ảnh hồng ngoại để thực hiện thao tác tìm kiếm, bám bắt mục tiêu.
Nguồn tin cũng lưu ý rằng quyết định bắn hạ đối phương vẫn do trưởng xe đưa ra. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên trong lịch sử chế tạo xe tăng, việc tìm kiếm đối tượng diễn ra hoàn toàn tự động.
Trong khi đó, các xe tăng khác kể cả những loại hiện đại nhất của phương Tây mới chỉ có tính năng theo dõi mục tiêu, còn tổ lái phải tìm và chọn đối tượng theo cách thủ công, báo chí Nga nói thêm.
RIA Novosti lưu ý rằng dịch vụ báo chí của nhà sản xuất Uralvagonzavod đã xác nhận sự thành công của những bài kiểm tra đối với hệ thống điều khiển hỏa lực của T-14 Armata trong việc tìm kiếm tự động và thu nhận mục tiêu, nhưng không tiết lộ chi tiết.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý thêm một vấn đề đó là những tuyên bố trên từ ngành công nghiệp quốc phòng Nga vẫn chưa thể được kiểm chứng mà chỉ là thông tin một chiều được họ đưa ra mà thôi.
Bên cạnh đó giới chuyên môn cũng tỏ ra ái ngại, bởi từ trước đến nay hệ thống điều khiển hỏa lực chưa từng là thế mạnh của xe tăng Nga, bởi học thuyết chế tạo “nhanh - nhiều - tốt - rẻ” từ thời Liên Xô.
Có thể dễ dàng nhận ra trong các cuộc đua xe tăng, khi chiếc T-72B3 gần như phải dừng hẳn lại để bắn vào mục tiêu cố định từ cự ly biết trước mà xác suất trúng đích vẫn khá thấp.
Trong khi đó những MBT hiện đại của phương Tây bao gồm M1 Abrams hay Leopard 2A6 có thể vừa chạy vừa bắn vào mục tiêu di động khá chính xác.